Điịnh mức chi phí đánh giá tác động môi trường

Đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM thì phải tiến hành nộp phí từ thời điểm nộp hồ sơ đến trước khi tổ chức Hội đồng thẩm định. Theo đó chi phí đánh giá tác động môi trường nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại kho bạc nhà nước.

Mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chia thành 13 mức căn cứ theo tổng số vốn đầu tư của dự án từ 10 tỷ đến 7 tỷ đồng đối với thu nhập thấp nhất 8 triệu đồng và cao nhất gần 100 triệu đồng.

Nhưng nhiều KH vẫn chưa hiểu cách xác định chi phí báo cáo ĐTM như thế nào, cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về vấn đề chi phí dưới đây nhé!

Yếu tố chi phối các khoản chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nói một cách dễ hiểu chi phí lập báo cáo dtm là chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Mức phí này được chia thành 2 trường hợp:

  • Đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước, chi phí này do chủ đầu tư tự quyết định hoặc vận dụng theo quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước.
  • Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước, việc xác định và quản lý theo nguyên tắc riêng.

Toàn bộ chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được nộp vào ngân sách Nhà nước. Theo đó cơ quan trực tiếp thu phí phải nộp 100% số tiền thu được vào ngân sách nhà nước theo từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng phù hợp với quy định hiện hành.

Nguồn phí này phải đảm bảo bố trí sao cho phù hợp với dự toán của tổ chức theo chế độ, định mức tương ứng. Các nội dung chi gồm: phí khảo sát trước khi lập Hội đồng thẩm định [phí lấy mẫu, khảo sát,…], phí lập Hội đồng thẩm định, phí văn phòng phẩm, thư mời, điện thoại; phí công tác xăng, xe đưa đón phản biện,…

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước thuộc diện khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì phải trích lại 90% tổng số tiền phí thẩm định để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí và nộp 10% vào ngân sách của nhà nước.

Chậm nhất ngày 5 hằng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền đã thu tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại kho bạc nhà nước.

Mức phí thẩm định lại báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối với chi phí đánh giá tác động môi trường trong trường hợp lập lại báo cáo [khi Hội đồng thẩm định kết luận không thông qua báo cáo ĐTM tại phiên họp chính thức] thì mức phí áp dụng bằng 50% mức phí thẩm định báo cáo chính thức [Phụ lục của Thông tư 56/2018/TT-BTC]. Toàn bộ mức phí này chủ yếu dùng cho các hoạt động thẩm định lại của Hội đồng thẩm định.

Các nhóm dự án được chia thành 6 nhóm chính, cụ thể:

  • Nhóm 1: Dự án công trình dân dụng.
  • Nhóm 2: Dự án hạ tầng kỹ thuật [trừ dự án giao thông].
  • Nhóm 3: Dự án nông nghiệp.
  • Nhóm 4: Dự án giao thông.
  • Nhóm 5: Dự án công nghiệp.
  • Nhóm 6: Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và dự án khác [không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5 trên].

Đối với dự án thuộc từ 2 nhóm trở lên thì áp dụng mức phí của nhóm có mức thu cao nhất.

Nếu Quý Khách hàng cần lập các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline 0938.857.768 nhé!

Theo Thông tư số 38/2023/TT-BTC, phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với dự án công nghiệp cao nhất là 96 triệu đồng.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 38/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2023.

Thông tư số 38/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, người nộp phí là các chủ dự án đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở trung ương thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ảnh minh họa.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan nhà nước thuộc 03 Bộ được giao thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là tổ chức thu phí.

Theo Thông tư số 38/2023/TT-BTC, mức thu phí đối với dự án công trình dân dụng có tổng vốn đầu tư đến 10 tỷ đồng tới trên 7.000 tỷ đồng là từ 8 triệu đồng đến 84 triệu đồng; đối với dự án hạ tầng kỹ thuật [trừ dự án giao thông] là từ 8,6 triệu đồng đến 86 triệu đồng; đối với dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi là từ 8,8 đến 88 triệu đồng; đối với dự án giao thông là từ 9,2 đến 92 triệu đồng; với dự án công nghiệp là từ 9,6 đến 96 triệu đồng; với các dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường và các dự án khác là từ 6 đến 61 triệu đồng.

Thông tư số 38/2023/TT-BTC nêu rõ, tổ chức thu phí nộp 100% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước [ngân sách trung ương]. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động thẩm định, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí được để lại 65% số tiền phí thu được để chi cho hoạt động thẩm định, thu phí, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 35% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước [ngân sách trung ương] theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

Đánh giá tác động môi trường để làm gì?

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Như vậy có thể hiểu ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo mọi sự ảnh hưởng đến môi trường từ các các dự án đầu tư.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện khi nào?

Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Tuy nhiên, việc yêu cầu doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án sẽ làm mất thời gian, chi phí của nhà đầu tư khi dự án chưa được xét duyệt dự án.

Ai là người thực hiện đánh giá tác động môi trường?

Việc đánh giá tác động môi trường [ĐTM] được thực hiện bởiChủ dự án sẽ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã cung cấp trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tổ chức được chủ dự án thuê để đánh giá tác động môi trường có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện thay chủ dự án.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?

Báo cáo đánh giá tác động môi trường là hoạt động phân tích dự báo các tác động của dự án đến môi trường xung quanh. Đánh giá thực hiện cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Theo Khoản 23, Điều 3 Chương 1 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13.

Chủ Đề