Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Ngày nay có smartphone thì ai cũng có thể chụp hình được, nhưng cách đây trên 30 năm thì đó là một chuyện hoàn toàn khác, máy ảnh lúc đó là một vật dụng xa xỉ nên không phải ai cũng có điều kiện sử dụng. Mời các bạn xem qua vài bức ảnh hiếm của lịch sử thế giới, ghi lại những khoảnh khắc có một không hai của thế kỉ trước.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Ngày mở cửa khai trương của Disneyland đầu tiên trên thế giới buổi sáng 17/5/1955, tức là cách đây 60 năm. Công viên vui chơi dành cho trẻ em này đặt ở Anaheim, California.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Lúc cầu Golden Gate còn đang xây dựng hồi năm 1937. Cổng Vàng là chiếc cầu bị sập nhiều lần nhất trong các phim thảm hoạ, khủng bố của Hollywood.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Cảnh quay logo đầu sư tử trong logo của hãng phim MGM năm 1929. Hãng MGM từng sử dụng 6 chú sư tử để quay logo qua các thời kì khác nhau, sư tử năm 1917 – 1924 tên là Slats, còn sư tử trong hình là Jackie.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Đạo diễn lừng danh Alfred Hitchcock từng rất thân thiết với sư tử Leo, là hình tượng của hãng MGM từ năm 1957 tới nay.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Đây được xem là tấm hình đầu tiên ghi lại cảnh bên trong hầm trú ẩn của Quốc trưởng Hitler trong thế chiến II, chụp năm 1945.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Xây dựng tháp Eiffel hồi năm 1888, vào cuối thế kỉ 19 thì chân tháp đã là công trình cao nhất Paris thời đó.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Đập Hoover (Hoover Dam) trong một khoảnh khắc không có nước. Ảnh chụp năm 1936, thời điểm đập vừa được xây dựng xong. Kinh phí xây dựng lúc đó được ước tính khoảng 49 triệu USD, công trình này cao 221,4 mét; rộng 200 mét và dài 379 mét, độ dày của thân đập là 14 mét.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Núi Rushmore thuộc Khu tưởng niệm quốc gia Mỹ, nơi có tượng điêu khắc của 4 vị Tổng thống Mỹ biểu tượng cho lịch sử 130 năm dựng nước. Bức ảnh ghi lại lúc người ta đang điêu khắc chân dung George Washington hồi năm 1932.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Cửa hàng Walmart đầu tiên của Mỹ năm 1962.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Tất bật đúc tượng Nữ thần tự do. Công trình này cao 46 mét, được Pháp khởi công xây dựng những năm đầu thập kỉ 1880 và trao tặng cho nước Mỹ, khánh thành ngày 28/10/1886.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Bức ảnh màu ghi lại cảnh 4 thành viên ban nhạc lừng danh The Beatles băng qua đường Abbey năm 1969. Năm 2012, bức ảnh này từng được đem ra bán đấu giá và người thắng đã trả 25.000$.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Cảnh ghi lại các nạn nhân của tàu Titanic được cứu bởi tàu RMS Carpathia, những chiếc xuồng cứu hộ đang cặp hông con tàu lớn để mọi người trèo lên boong.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Tảng băng được cho là Titanic đã đâm trúng, gây ra vụ tai nạn thảm khốc trong lịch sử. Ảnh chụp năm 1912.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Trong chuyến đổ bộ lên Mặt trăng năm 1972 của tàu Apollo 16, phi hành gia Charles Duke đã để lại một tấm ảnh gia đình của ông ở ngôi sao này trước khi rời đi. Bức ảnh còn được Duke chu đáo bọc nilon để tránh hư hỏng.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Bức ảnh đầu tiên ghi lại cảnh ngoài không gian chụp năm 1946.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Google năm 1999. Những người này đã góp phần thay đổi internet chúng ta đang dùng hiện nay.

Theo lolwot​

Các nhà khoa học tại Đại học Waterloo, Canada vừa đề xuất mô hình mới, có khả năng tạo ra lỗ đennhưng chỉ cần một nguồn năng lượng không quá lớn. Theo đó, thí nghiệm tạo lỗ đen hoàn toàn có thể được thực hiện bằng máy gia tốc hạt lớn (LHC) ở châu Âu nhằm kiểm chứng giả thuyết vũ trụ đa chiều, vũ trụ song song (nếu nó thật sự tồn tại) và lý giải nhiều câu đố hóc búa khác vốn vẫn còn tồn tại trong vật lý hiện đại.

Trước đây, một số nhà vật lý lý thuyết cho rằng có thể có “nhiều thế giới khác đang tồn tại song song cùng với thế giới mà con người đang sống”. Và cũng tương tự như vậy, có nhiều vũ trụ đang cùng nhau tồn tại. Tuy nhiên, đây chủ yếu là những giả thuyết thường xuất hiện trong các bộ phim, sách truyện khoa học viễn tưởng. Theo giáo sư Mir Faizal, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Waterloo thì: “Thông thường, khi đề cập tới đa vũ trụ, người ta thường dùng khái niệm thế giới song song trong cơ học lượng tử, nơi mà tất cả mọi khả năng đều có thể tồn tại. Điều này không thể kiểm chứng và nó gần với triết học hơn là khoa học.”

Dù vậy, giáo sư Faizal cho rằng con người hầu như đã sở hữu đủ công nghệ để thực hiện các thử nghiệm nhằm kiểm chứng thuyết vũ trụ song song. “Những gì mà chúng tôi đề cập đến là vũ trụ thật với những chiều không gian phụ. Khi lực hấp dẫn có thể chảy ra khỏi vũ trụ này và tiến vào những chiều không gian phụ, chúng ta có thể dùng máy LHC để tạo ra các lỗ đen nhỏ nhằm kiểm chứng điều đó.” Lỗ đen được xem như một công cụ hứa hẹn giải thích được nhiều câu đố trong vật lý hiện đại, bao gồm cả hiểu biết vật chất tối (dạng vật chất được cho là cấu thành nên lực hấp dẫn trong vũ trụ).

Vấn đề ở đây là để tạo ra lỗ đen trong vũ trụ càng nhiều chiều thì cần dùng nguồn năng lượng càng lớn. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, trong một vũ trụ 4 chiều, để tạo ra một lỗ đen cần phải dùng nguồn năng lượng 10^16 TeV, lớn hơn nhiều lần so với khả năng của máy LHC. Nhưng theo lý thuyết dây (String Theory) thì trong số 10 chiều của vũ trụ, có 6 chiều đã bị gói lại nên không thể thí nghiệm được. Kết hợp với mô hình mà giáo sư Faizal đề xuất (gọi là hấp dẫn cầu vòng) thì lượng năng lượng ước tính để tạo ra lỗ đen sẽ giảm xuống rất nhiều. Theo đó, chỉ cần dùng năng lượng 11,9 TeV để tạo ra lỗ đen trong khi năng lực của máy LHC là 14 TeV. Được biết từ trước đến nay, LHC chỉ chạy tới mức năng lượng 5,3 TeV.

Mô hình mà giáo sư Faizal đề xuất đã nhận được nhiều luồng lập luận trái chiều từ các học giả trên khắp thế giới. Tuy nhiên, nếu đề xuất này khả thi thì nó hứa hẹn sẽ giải được rất nhiều câu đố vẫn còn tồn tại trong vật lý hiện đại bao gồm cả không gian nhiều chiều, sự biến dạng cực nhỏ của không thời gian, lý thuyết vũ trụ song song và cả lý thuyết dây. Tất cả đều có thể sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo của vật lý trong tương lai.

REF: https://www.tinhte.vn/threads/tra-loi-cau-hoi-tieu-cu-cua-ong-kinh-va-kich-thuoc-bo-cam-bien.2446955/

Camera Tinh Tế nhận được những câu hỏi của các bạn mới chơi băn khoăn khi chọn mua ống kínhcó tiêu cự nào phù hợp. Hầu hết người gửi câu hỏi đều chưa hiểu rõ nhu cầu chụp cái gì của bản thân, chưa hiểu tác dụng của từng tiêu cự, hiệu ứng và cách dùng nó. Nên chúng tôi xin tổng hợp và chia sẻ sơ lược về tiêu cự ống kính ở bài này.

1. Tiêu cự của ống kính và kích thước bộ cảm biến Một trong đặc tính quan trọng nhất của ống kính là độ dài tiêu cự của nó, thường được gọi tắt là tiêu cự. Tiêu cự là gì? – Tiêu cự của một ống kính là khoảng cách từ tâm ống kính tới bề mặt phim / cảm biến hình ảnh của máy ảnh khi ống kính lấy nét ở vô cực. Tiêu cự của ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Độ dài tiêu cự và kích thước hình ảnh tỷ lệ thuận với nhau.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

  • Trên cùng một máy ảnh tại cùng vị trí chụp cùng đối tượng: Khi thay ống kính có tiêu cự 50mm bằng ống kính có tiêu cự 100mm, hình ảnh chụp bằng ống kính có tiêu cự 100mm sẽ lớn gấp đôi hình ảnh chụp với ống kính 50mm trên cùng một máy ảnh và cùng vị trí bấm máy.
  • Cùng một ống kính chụp trên hai loại máy: Một ống kính có tiêu cự 50mm nhưng dùng cho hai loại máy ảnh số với kích thước bộ cảm biến hình ảnh khác nhau. Chẳng hạn máy DSLR “full-frame” tương đương kích thước phim 35mm và máy DSLR “crop sensor” có kích thước bộ cảm biến hình ảnh nhỏ hơn – tỷ lệ 1.3x, 1.5x, 1.6x hay 2x … thì sẽ có cùng độ khuếch đại nhưng sẽ khác góc thu hình, căn cứ theo đường chéo của bộ cảm biến.

Như vậy, ống kính 50mm trên máy ảnh DSLR full-frame sẽ có góc thu hình rộng hơn là khi gắn trên máy ảnh DSLR crop sensor. Ống kính 50mm của máy ảnh DSLR full-frame là ống kính normal tiêu chuẩn nhưng khi gắn trên máy ảnh DSLR crop sensor lại là một ống kính góc hẹp hơn, tương đương với một tiêu cự dài hơn. Chẳng hạn ống kính 50mm gắn trên máy ảnh số có bộ cảm biến nhỏ tỷ lệ là 1.6x sẽ là 80mm.

Có các hãng máy ảnh sản xuất máy DSLR full-frame song song với dòng DSLR crop sensor. Trong đó, hãng Canon có dòng DSLR crop sensor có hai tỷ lệ khuếch đại là 1.6x và 1.3x; các dòng máy DSLR crop sensor của Nikon, Sony và Pentax đều theo tỷ lệ khuếch đại 1.5x. Các dòng máy không gương lật thì lại dùng tỷ lệ khuếch đại 2x.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

2. Ống kính một tiêu cự (prime lens) hay ống kính đa tiêu cự (zoom lens)?

Sắm cái ống kính, ngoài việc cân đối khả năng tài chánh, điều quan trọng là phải xác định rõ nhu cầu chụp ảnh. Không phải dựa vào những bài đánh giá chất lượng, những thông số được tăng cường hay nâng cấp của một ống kính mới ra mắt, rồi quyết định mua, và sau đó không thấy hài lòng vì nó không đáp ứng đúng nhu cầu.

Ống kính đa tiêu cự (zoom lens) là ống kính thay đổi được tiêu cự. Nếu tiêu cự thay đổi trong khoảng tiêu cự ngắn được gọi là wide-zoom (chẳng hạn ống 14-24mm); nếu thay đổi trong khoảng tiêu cự dài được gọi là tele-zoom (chẳng hạn ống 100-400mm); nếu thay đổi từ tiêu cự ngắn đến tiêu cự dài thì được gọi đơn giản là zoom (chẳng hạn ống 18-200mm). Nó có đặc tính:

  • Cơ động của nhiều tiêu cự.
  • Có thể chụp zoom in / zoom out
  • Phù hợp với hoàn cảnh cần phản ứng nhanh

Người mới chơi, nên sử dụng ống Kit đi theo máy một thời gian, như 18-55mm, 16-50mm, 18-105mm… để làm quen lựa chọn góc, bố cục khung hình, thành thạo sử dụng làm chủ thiết bị. Sau đó, tuỳ thời gian sớm muộn cụ thể của từng người, hãy tìm hiểu ống kính một tiêu cự, hiệu ứng mỗi tiêu cự riêng biệt, phù hợp với nhu cầu hay sở thích rõ ràng của mình.

Ống kính một tiêu cự, chúng ta vẫn nghe rằng chúng có độ sắc nét hơn ống zoom, ảnh trong hơn zoom… và hầu hết những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều sở hữu ống kính một tiêu cự như 20mm, 24mm, 35mm, 50mm, 85mm, 135mm, 180mm… Nhưng với họ, việc ống kính prime có cấu trúc thấu kính đơn giản giúp ảnh sắt nét hơn, độ trong hình ảnh tốt hơn chỉ là một ưu điểm. Điểm quan trọng, ngoài đặc điểm ống prime thường có khẩu độ lớn, thì khi chọn mua một ống kính có tiêu cự cụ thể nào là chọn một hiệu ứng tương ứng riêng của tiêu cự đó phù hợp với nhu cầu chụp của mình. Khi đó tiêu cự mình chọn sẽ phải chụp với góc chụp hay bố cục khung hình riêng với tiêu cự đó. Như vậy, hiểu rõ ràng hiệu ứng từng tiêu cự là việc cần trước khi sắm một ống kính.

3. Một vài đặc tính cần biết

Đặc tính của ống kính tiêu cự dài (như ống 105mm, 135mm, 180mm, 200mm…)

  • Độ khuếch đại lớn
  • Vùng ảnh rõ mỏng, tách chủ đề với hậu cảnh (xoá phông)
  • Tiêu cự càng lớn, phối cảnh bị dồn ép lại, chiều sâu ảnh giảm
  • Tiêu cự càng lớn, hậu cảnh (background) biến dạng
  • Dài và nặng hơn các loại khác

Đặc tính của ống kính góc rộng (12mm, 15mm, 20mm, 24mm….)

  • Góc thu hình từ 60° – 180°
  • Vùng ảnh rõ (dof) rất sâu
  • Tăng sự nổi bật của chủ đề ở gần trong phối cảnh rộng, ống càng có tiêu cự ngắn, hiệu ứng này càng tăng. Tỷ lệ gần xa rất mạnh tạo tương quan tiền cảnh hậu cảnh độc đáo, nhưng viền ảnh dễ bị kéo dãn méo mó.
  • Đường chéo là phần mạnh nhất trong tầm nhìn góc rộng, kéo hướng nhìn về hộ tụ rất xa. chẳng hạn con hẻm cụt có thể như một ngõ sâu hun hút.
  • Hạn chế các chủ đề hình dạng tròn, mặt người ở gần góc và cạnh khung dễ bị biến dạng.

Và, hiểu được hiệu ứng tiêu cự, người chụp kết hợp với khoảng cách chụp cho phù hợp. Chẳng hạn ống có tiêu cự càng ngắn, tương ứng góc nhìn càng rộng thì khoảng ảnh rõ (dof) càng dày (nét sâu) và vị trí đứng chụp càng xa chủ đề thì hình ảnh càng giảm sắc nét (thường nói là ảnh soft). Vậy, nếu dùng ống 24mm f/2.8 (trên máy full-frame) là ống góc rộng dĩ nhiên dof sẽ dày, nếu đứng càng gần thì càng sắc nét và ngược lại. Anh A chuyên chụp trong studio luôn khép khẩu f/9 – f/11 thì đâu cần phải sắm ống tiêu cự dài có khẩu độ lớn (!), hoặc anh B chụp mẫu ngoại cảnh dof vừa đủ độ nét sâu để còn thấy lờ mờ bối cảnh nhưng sử dụng ống tiêu cự quá dài (200mm) và đứng quá xa chủ đề thì ảnh nhất định có dof rất mỏng. Như vậy:

  • Chọn tiêu cự phù hợp sở thích chụp chủ đề là gì.
  • Chọn khẩu độ tuỳ lúc: khẩu độ càng lớn thì hình ảnh càng giảm độ nét (soft) và khẩu độ càng nhỏ thì ảnh càng sắc nét (sharp).
  • Chọn khoảng cách đứng chụp: Càng gần chủ đề thì ảnh càng sắc nét (sharp) và ngược lại càng xa chủ đề thì ảnh càng giảm độ nét.

Tóm lại, khi quyết định chọn mua ống kính, bạn nên xác định rõ tiêu cự cần mua, hoặc tiêu cự tương ứng với máy ảnh của mình (full-frame hay crop sensor); tiếp theo là xác định khẩu độ lớn nhất của ống kính mà mình cần cho nhu cầu thực tế. Ống kính tốt với bạn sẽ là ống kính đạt được độ nét và hiệu ứng đúng ý với mỗi bước khẩu độ với mỗi khoảng cách đứng chụp khác nhau.

Canon EOS 6D – Nikon AIS 15mm

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Nikon D3 – 200mm f/2.8

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Nikon D3 – 35mm f/1.4

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Nikon D3 – 24mm f/2.8

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Nikon D3 – 85mm

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Sau 2 năm ngừng hoạt động để duy tu bảo dưỡng, cuối cùng thì cỗ máy gia tốc hạt lớn và mạnh mẽ nhất thế giới Large Hadron Collider (LCH) đã chính thức được “hồi sinh” và đưa vào hoạt động trở lại. Dù lần này LCH vẫn không hoạt động hết công suất, nhưng nó mạnh hơn 60% so với năm 2012 và trong vòng 2 tháng sắp tới, nó sẽ thực hiện các thử nghiệm tăng tốc cần thiết đã được hoạch định sẵn nhằm thu thập dữ liệu về các cuộc va chạm. Đây là sự kiện được giới khoa học trên khắp thế giới mong đợi từ lâu, góp phần giải quyết nhiều vấn đề vẫn còn tồn đọng như cơ học lượng tử, dấu hiệu các hạt cơ bản, vật chất tối,…

Paul Collier, giám đốc bộ phận chùm hạt tại CERN phát biểu: “Điều này hoàn toàn không đơn giản chỉ là bật một cái công tắc. Chúng ta sẽ bắt đầu sớm nhất là vào giữa tháng 6, khi chúng ta có được dữ liệu năng lượng cao đầu tiên, nhưng tại thời điểm này thì tỷ lệ va chạm xảy ra khá thấp. Giai đoạn tiếp theo là tăng dần số lượng proton và điều này được thực hiện song song với việc thu thu thập dữ liệu. Tăng số lượng proton đồng nghĩa với việc tăng số lượng va chạm bên trong cỗ máy và nhiệt độ cũng tăng theo. Vào cuối năm 2015, năng lượng của các chùm hạt di chuyển bên trong LCH sẽ đạt tới đỉnh điểm – mức năng lượng chưa bao giờ một cõ máy gia tốc hạt có thể đạt được trừ trước đến nay.”

Large Hadron Collider (LHC) là cỗ máy gia tốc hạt lớn và mạnh mẽ nhất thế giới, có giá trị 10 tỷ đô la được xây dựng bên dưới lòng đất thuộc biên giới Thụy Sĩ và Pháp. Hồi năm 2012, quá trình hoạt động của LHC đã dẫn tới việc khám phá ra hạt cơ bản, có thể là Higgs Boson. Cho tới nay, phát hiện này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi dù nó đã góp phần hoàn thiện cho Mô hình chuẩn (Standard Model) của vật lý hạt, một trong những lý thuyết quan trọng nhất của vật lý. Dù vậy, cho tới nay Mô hình chuẩn vẫn là một học thuyết chưa hoàn chỉnh. Một học thuyết khác trong vật lý hạt mang tên Siêu đối xứng cho rằng mỗi hạt trong mô hình chuẩn có 1 hạt từ khác gọi là siêu đối, có spin khác nhau nhưng người ta vẫn chưa phát hiện ra. Các nhà khoa học tại CERN hy vọng rằng sẽ phát hiện ra những hạt nói trên ở lần tái hoạt động của LCH.

Một loại hạt dự đoán khác là “hạt vật chất tối” cũng sẽ được truy tìm trong các thí nghiệm sắp tới của LHC. Vật chất tối là một loại vật chất bí ẩn và vô hình – nó không gấp thụ, phát ra hoặc phản chiếu ánh sáng – và các nhà vật lý cho rằng nó chiếm tới 26% vũ trụ chúng ta. Các nhà khoa học cho rằng nếu phát hiện được vật chất tối, có thể từ đó suy ra được sự hiện diện của một số năng lượng “mất tích bí ẩn” sau một vụ va chạm hạt xảy ra. Không dừng lại ở các hạt, các thí nghiệm sắp tới của LHC còn giúp các nhà khoa học tìm kiếm bằng chứng về một số hiện tượng kỳ lạ chưa giải thích được như cuộn chiều không gian và các lỗ đen siêu nhỏ.

LHC đã tạm ngừng hoạt động vào năm 2013 do 10.000 liên kết điện tử giữa các nam châm cần phải được gia cố. Collier cho biết: “Về cơ bản, chúng tôi đã dành 2 năm qua để gia cố các mối nối để giúp chúng có thể chịu được mức năng lượng cực lớn của cỗ máy.” Sau đó, những tháng cuối của giai đoạn bảo dưỡng sẽ được dùng để làm mát, khi đó LHC sẽ hoạt động ở nhiệt độ âm 271 độ C và được kiểm tra tất cả mọi thứ một lần nữa.

Theo kế hoạch, lẽ ra LHC sẽ tái khởi động vào đầu năm nay, nhưng một sự cố đoản mạch đã ảnh hưởng tới 1 nam châm và khiến việc này phải trì hoãn tới hiện nay. Giáo sư Collier chia sẻ: “Những gì chúng tôi đã làm mang lại một cỗ máy gần như hoàn toàn mới. Và dĩ nhiên là chúng tôi cũng tăng cường thêm sức mạnh của nó để tạo được các vụ va chạm lớn hơn. Sức mạnh hiện tại của LHC lớn hơn 60% so với hồi năm 2012. Do đó, những điều mà nó thực hiện sắp tới có thể sẽ rất thú vị.”

Nhắc đến căn bệnh ung thư, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng khiếp sợ bởi nó đang ngày càng phổ biến với tỷ lệ tử vong cao. Để điều trị, thông thường người bệnh phải đối mặt với các cuộc phẫu thuật hoặc hóa trị rất đau đớn và tốn kém. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí uy tín Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học tại đại học Stanford đã tìm ra một giải pháp mới rất đặc biệt và hoàn toàn trái ngược với các liệu pháp truyền thống để xử lý các tế bào ung thư.

Theo đó, thay vì tìm cách tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển của các tế bào sai hỏng, họ sẽ “nuôi dưỡng”, biến chúng thành các tế bào miễn dịch vô hại. Không những thế, những tế bào này khi đó còn có thể trở thành vũ khí giúp cơ thể tiêu diệt các khối u khác.

Kết quả thú vị này được phát hiện rất tình cờ trong quá trình nghiên cứu bệnh bạch huyết cấp (hay còn gọi là bệnh máu trắng cấp) và một dạng điển hình của nó với tên gọi B-ALL. Dạng ung thư này có nguyên do từ các tế bào bạch huyết sản sinh kháng thể B (B-lymphocytes) non không thể phát triển thành các tế bào thông thường do thiếu các yếu tố phiên mã (Transcription factors), một dạng protein gắn vào DNA có chức năng bật hoặc tắt những gen nhất định. Bệnh thường diễn biến nhanh và rất khó dự đoán, người nhiễm bệnh máu trắng cấp nếu không được chữa trị kịp thời thì chỉ có thể kéo dài sự sống trong vòng vài tháng, hoặc thậm chí là chỉ vài tuần sau khi phát bệnh.

Chính điều này thôi thúc nhóm nhà khoa học tại Stanford thực hiện các nghiên cứu tỉ mỉ để tìm ra biện pháp xử lý hiệu quả giúp ngăn cản quá trình biến đổi bất thường của các tế bào bạch huyết chưa trưởng thành này. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất mà họ phải đối mặt là giữ cho các tế bào này vẫn còn hoạt động sau khi bị tách ra khỏi các cơ thể sống. Nhóm nghiên cứu cho biết, họ đã thử tất cả mọi cách có thể. Và điều kỳ diệu đã xảy ra sau khi họ cung cấp cho các tế bạch huyết bào B này một yếu tố phiên mã xác định. Các tế bào này bắt đầu thay đổi kích thước và hình dạng theo hình thái và cấu trúc của các đại thực bào (Macrophage), một thành phần khác của bạch huyết có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.

Tiếp tục tìm hiểu, các nhà khoa học nhận thấy các tế bào sau khi thay đổi này chứa các gen tương tự như những đại thực bào thông thường và có thể thực hiện những chức năng khác nhau của các đại thực bào ví dụ như tiêu diệt vi khuẩn. Hơn thế nữa, sau khi họ cấy những tế bào này trở lại cơ thể sống của chuột, loại động vật mà không có hệ miễn dịch, thì chúng cũng không gây nên bệnh ung thư nữa.

Nhóm nghiên cứu cho biết, các tế bào sai hỏng sau khi được sửa đổi không chỉ không còn là các tế bào ung thư đối với cơ thể sống nữa, mà ngược lại còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại các tế bào ung thư khác còn lại trong cơ thể. Giải thích điều này, tiến sĩ Majetid thuộc viện ung thư của đại học Stanford và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết lý do là bởi các đại thực bào mới này được tạo thành từ các tế bào ung thư nên chúng cũng chứa các tín hiệu hóa học để xác định chính các tế bào ung thư ban đầu, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc khởi động hệ miễn dịch đặc hiệu của cơ thể để chống lại căn bệnh này.

Được biết, trong thời gian tới nhóm sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu để tìm ra một loại thuốc đặc trị cho bệnh nhân ung thư máu dựa trên cơ chế của những chuyển đổi trên tế bào ung thư trong nghiên cứu này. “Đã đến lúc cần phải tìm ra các liệu pháp điệu trị khác, hiệu quả hơn cho các căn bệnh ung thư”, Majetid cho biết.​

RAID stands for Redundant Array of Inexpensive (Independent) Disks.

On most situations you will be using one of the following four levels of RAIDs.

  • RAID 0
  • RAID 1
  • RAID 5
  • RAID 10 (also known as RAID 1+0)

This article explains the main difference between these raid levels along with an easy to understand diagram.

In all the diagrams mentioned below:

  • A, B, C, D, E and F – represents blocks
  • p1, p2, and p3 – represents parity

RAID LEVEL 0

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
Following are the key points to remember for RAID level 0.

  • Minimum 2 disks.
  • Excellent performance ( as blocks are striped ).
  • No redundancy ( no mirror, no parity ).
  • Don’t use this for any critical system.

RAID LEVEL 1

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
Following are the key points to remember for RAID level 1.

  • Minimum 2 disks.
  • Good performance ( no striping. no parity ).
  • Excellent redundancy ( as blocks are mirrored ).

RAID LEVEL 5

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
Following are the key points to remember for RAID level 5.

  • Minimum 3 disks.
  • Good performance ( as blocks are striped ).
  • Good redundancy ( distributed parity ).
  • Best cost effective option providing both performance and redundancy. Use this for DB that is heavily read oriented. Write operations will be slow.

RAID LEVEL 10

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
Following are the key points to remember for RAID level 10.

  • Minimum 4 disks.
  • This is also called as “stripe of mirrors”
  • Excellent redundancy ( as blocks are mirrored )
  • Excellent performance ( as blocks are striped )
  • If you can afford the dollar, this is the BEST option for any mission critical applications (especially databases).

REF: http://www.thegeekstuff.com/2010/08/raid-levels-tutorial/

Nhắc đến nước Ý lãng mạn, chúng ta khó có thể quên được một di tích nổi tiếng – tháp nghiêng Pisa. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, tháp nghiêng Pisa liên tục “chao đảo” trong suốt 840 năm kể từ ngày khởi công đầu tiên.

Tháp nghiêng Pisa đã từng “nghiêng ngửa” như thế nào?

Trên thực tế, tòa tháp huyền thoại này đã bắt đầu nghiêng từ những năm 1173, khi mới chỉ vẻn vẹn 3 tầng được xây. Nguyên nhân được cho là vật liệu làm móng của tháp có mật độ không ổn định. Vì lý do này mà tháp bị nghiêng về phía Bắc. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ những ngày đầu, các nhân công đã quyết định “bù” lại độ nghiêng của tháp bằng cách xây cột và mái vòm ở tầng 3 cao hơn một chút về phía bị nghiêng. Tầng thứ 4 của tháp nghiêng Pisa cũng được xây dựng ngay sau đó.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Từ năm 1173 trở đi, tháp nghiêng Pisa vẫn lắc lư trong suốt 100 năm. Nhưng sự việc không chỉ dừng lại ở đó, khi mà móng tháp bị xẹp xuống không đồng đều. Vào năm 1272, tháp Pisa thậm chí còn “nghiêng về phía nam”. Một lần nữa, các kỹ sư lại quyết định “bổn cũ soạn lại” – xây dựng tầng thứ 5 để bù độ nghiêng của tháp. Sau 1 thời gian cải tạo, đến năm 1278, công trường xây dựng tháp Pisa lại bị bỏ dang dở với chỉ 7 tầng xây xong.

Đầu thế kỉ 14 là thời kì mà tháp nghiêng Pisa đã thật sự đứng giữa ranh giới “kì quan” và “phế liệu”. Thấp 1 lần nữa lại chao đảo và lần này độ nghiêng đã đạt tới mức báo động đỏ. Có lẽ vì tiếc công sức trong 300 năm vừa qua nên các kiến trúc sư quyết tâm cải tổ lần cuối cùng tháp nghiêng Pisa. Dự án sau cùng cũng được hoàn thiện vào giữa năm 1360 – 1370, với việc bổ sung thêm chiếc chuông khổng lồ trên tầng 8 tháp nghiêng Pisa.

Tưởng như tháp nghiêng Pisa có thể đi vào hoạt động ổn định sau khi hoàn thiện. tuy nhiên cho đến cuối thế kỉ 16, sau sự kiện Galileo Gallilei thả viên đạn đại bác từ đỉnh tháp xuống, người ta vô tình đã biết được tháp bị nghiêng 3 độ so với phương thẳng đứng. Đến năm 1911, các kiến trúc sư vô tình phát hiện ra một sự thật gây chấn động toàn nước Ý: Đỉnh tháp Pisa nghiêng từng 1.2 mm 1 năm.

Vào năm 1935, các kỹ sư xây dựng đã củng cố lại móng của tháp Pisa. Công việc đã được tiến hành bằng cách đổ hỗn hợp xi măng vào mạng lưới các lỗ được đào ở dưới móng. Rất đáng tiếc vì đây là 1 tính toán sai lầm của các kỹ sư, khi mà việc này lại vô tình “đốn” tháp nghiêng Pisa khiến nó sập nhanh hơn. Rất may là hàng loạt các biện pháp gia cố đã được thực thi kịp thời, trước khi “kì quan thế giới hiện tại” bị biến thành 1 đống gạch vụn thật sự.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Vào năm 1989, có một công trình tương tự như tháp nghiêng Pisa được tiến hành xây dựng nhưng ít người biết đến là tháp nghiêng Pavia. Sở dĩ ít người biết là do “tháp nghiêng Pavia” sau khi xây xong chỉ còn là 1 đống đổ nát.

Việc này khiến các quan chức Italia lo sợ trước nguy cơ thành tựu hàng trăm năm bị đổ xuống sông xuống biển, trong khi ngày lễ ra mắt công chúng đang gần kề. Một liên minh các kỹ sư hàng đầu từ các quốc gia được thành lập nhằm “cứu vớt” tháp nghiêng Pisa. Sau cùng, liên minh cũng đồng ý với phương án của John Burland – chuyên gia về các vật liệu cơ học – với phương án rút bớt đất ở phần móng phía bắc tháp Pisa. Việc này đã được tiến hành trong vòng vài năm. Khi dự án hoàn thành vào năm 2001, “liên minh cứu hộ tháp nghiêng Pisa” đã kéo được tòa tháp khổng lồ dựng thẳng đứng lên 44 cm. Đây là kết quả khiến các chính trị gia rất hài lòng và tự tin đưa vào hoạt động. Kết quả còn tuyệt vời hơn nữa khi mà đến tận tháng 5 năm 2008, các cảm biến theo dõi không phát hiện được thêm bất cứ một cm bị xê dịch nào của tháp nghiêng Pisa.

Liệu nước Ý có thể “kê cao gối ngủ” trước vấn đề nghiêng của tháp Pisa?

Dự án của John Burland giữ tháp Pisa “thẳng đứng” nếu xét trên góc độ “lý thuyết”. Thực tế còn một vấn đề rất đáng lo ngại là các tầng của tháp nghiêng Pisa có dấu hiệu giảm chất lượng theo thời gian. Thậm chí chỉ một trận động đất nhỏ cũng có thể khiến một trong các tầng của tháp Pisa sụp đổ dễ dàng. Tuy nhiên theo ước tính của các kỹ sư xây dựng, tháp nghiêng Pisa sẽ còn đứng vững được trong ít nhất 200 năm nữa. Thêm vào đó, với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, tháp nghiêng Pisa sẽ có thể được tăng thêm ít nhất … 800 năm tuổi thọ. Chắc hẳn người dân Italy sẽ không khoanh tay đứng nhìn di tích hàng nghìn năm của tổ tiên bị thời gian hủy hoại.

Tham khảo: Howstuffworks

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
Hình ảnh hiển vi cho thấy chất điện phân thông thường tạo điều kiện cho sợi dendrite phát triển (hình a) trong khi chất điện phân của PNNL khiến Lithium hình thành dạng nốt nhỏ, không gây đoản mạch(hình b).​

Dendrite là một loại sợi dẫn điện mỏng thường hình thành bên trong pin Lithium khiến cell pin giảm tuổi thọ và là tác nhân gây cháy nổ. Mới đây các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm quốc gia tây bắc Thái Bình Dương (PNNL) thuộc bộ năng lượng Hoa Kỳ đã công bố họ đã tạo ra một chất điện phân mới cho pin Lithium với khả năng không chỉ loại bỏ hoàn toàn sợi dendrite mà còn hứa hẹn tăng hiệu suất sử dụng pin và cải thiện dung lượng.

Rất nhiều loại pin sạc sử dụng trên các thiết bị di động hiện nay dùng công nghệ Li-ion – gồm 2 điện cực, 1 cực dương bằng Lithium, 1 cực âm bằng graphite (than chì) và dùng chất điện phân hóa học. Về cơ bản, chất điện phân chứa các electron mang điện và đóng vai trò trung gian truyền tải dòng điện giữa các điện cực khi pin được nối vào một mạch điện. Khi xả pin, Lithium rời khỏi bề mặt cực dương và bám vào cực âm, ngược lại khi sạc pin, Lithium kết tụ trở lại trên cực dương. Qua thời gian sạc/xả, bề mặt cực dương hình thành các sợi dendrite và các sợi này sẽ mọc dài hơn khi Lithium liên tục lắng đọng. Các sợi dendrite phá vỡ đường dẫn điện tích thông thường và tạo ra các đường dẫn lộn xộn xuyên suốt cấu trúc pin. Một khi sợi dendrite mọc đủ dài, xuyên qua lớp điện phân và kết nối trực tiếp cực âm với cực dương thì pin sẽ bị đoản mạch.

Kết quả là pin tự xả không thể kiểm soát làm giảm tuổi thọ pin. Ngoài ra, sợi dendrite còn khiến pin nóng lên, gây phản ứng tỏa nhiệt và phát nổ dù đang để ở ngoài hay bên trong thiết bị di động.

Sợi dendrite mọc rất nhanh từ cực dương và chạm đến cực âm.​

Để ngăn ngừa sự hình thành của sợi dendrite, một số nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một số giải pháp như bổ sung một lớp phủ chứa các quả cầu carbon cho cực dương của pin hoặc điều chỉnh công thức chất điện phân với một số phụ gia hay thậm chí là cho thêm sợi nano Kevlar vào hỗn hợp này. Tuy nhiên, sợi dendrite thì vẫn cứ mọc mà không có dấu hiệu bị hạn chế.

Chất điện phân mới được PNNL phát triển nhắm đến mục tiêu thay thế hoàn toàn chất điện phân đang được sử dụng trên pin Li-ion bởi nó không tạo điều kiện cho sợi dendrite hình thành. Thêm vào đó, nó cũng tăng dung lượng và hiệu năng của pin.

Tiến sĩ Ji-Guang “Jason” Zhang đến từ PNNL cho biết: “Chất điện phân mới của chúng tôi giúp tăng 99% hiệu suất của pin Li-ion và nâng mật độ dòng điện lên 10 lần so với công nghệ trước. Phát hiện mới của chúng tôi có thể khởi động quá trình phát triển các thế hệ pin sạc tiếp theo hữu dụng và mạnh mẽ hơn chẳng hạn như pin Lithium-lưu huỳnh (Li-sulfur), pin Lithium-khí và Lithium-kim loại.”

Dựa trên một nghiên cứu cho thấy các chất điện phân chứa nồng độ muối cao có thể cản trở sự thình thành của sợi dendrite, tiến sĩ Zhang cùng các cộng sự đã sử dụng một lượng lớn muối Lithium bis(fluorosulfony)imide, một hợp chất silicon hữu cơ và dung môi dimethoxyethaein để tạo ra chất điện phân.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào

Hình ảnh hiển vi cho thấy các sợi dendrite mọc dài trong pin Li-ion.​

Để thử nghiệm hỗn hợp mới, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một cell pin hình tròn có đường kính dưới 25 mm. Khi cell được sạc, thay vì các sợi dendrite xuất hiện và mọc dài ra, điện cực Lithium lại sản sinh một tấm mỏng có các nốt Lithium nhỏ trên bề mặt và chúng không tác động được đến chất điện phân gây đoản mạch pin.

Nhóm sau đó tiếp tục thí nghiệm cell pin với hơn 1000 chu kỳ sạc/xả và cho biết cell vẫn duy trì được 98,4% điện tích ban đầu và mật độ dòng điện khoảng 4 mA/cm2. Khi thay đổi mật độ dòng điện, hiệu suất của pin cũng bị tác động. Theo đó nếu duy trì mật độ 10 mA/cm2 thì hiệu suất của pin đạt xấp xỉ 97% trong khi nếu giữ mật độ 0,2 mA/cm2 thì hiệu suất tích điện của pin có thể đạt đến 99,1%.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là những con số rất ấn tượng bởi phần lớn pin Li-ion thông thường với các cực bằng Lithium hoạt động ở mật độ dòng điện khoảng dưới 1 mAh/cm2 và thường hỏng sau chưa đầy 300 chu kỳ sạc/xả.

Ngoài việc tăng hiệu suất, chất điện phân mới cũng được cho là có thể mở đường cho một thiết kế mới trong công nghệ pin – được gọi là cell pin không có cực dương. Nói cách khác, bản thân chất điện phân có thể đóng vai trò của một điện cực. Thiết kế thực tế của loại cell này chắc chắn sẽ cần được tinh chỉnh nhưng với một chất điện phân hoạt động với trên 99% hiệu suất thì các nhà nghiên cứu đang đứng trước một cơ hội để tạo ra một loại pin chỉ có thành phần tích lũy dòng điện tích trái dấu mà không cần đến một vật liệu phản ứng phủ trên cực dương. Việc loại bỏ cực dương cũng giúp giảm chi phí, kích thước và cải thiện độ an toàn của pin sạc.

Dĩ nhiên chất điện phân mới của PNNL vẫn cần trải qua nhiều thử nghiệm và hiệu chỉnh trước khi được thương mại hóa. Zhang cùng các cộng sự đang tiếp tục mở rộng nghiên cứu với nhiều phụ gia khác để cải tiến chất điện phân nhằm đạt được hiệu suất 99,9% – điều kiện tiên quyết để sản xuất thương mại và phát hành trên thị trường.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
​Stephen Hawking được mệnh danh là ông hoàng vật lý của thế giới hiện đại. Khi nhắc tới ông, người ta thường nghĩ ngay tới bức xạ Hawking, Định lý kỳ dị, Lược sử thời gian cùng vô vàn những cống hiến vĩ đại đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của vật lý và thiên văn học ngày nay. Tuy nhiên, khuôn khổ bài viết này chúng ta sẽ không nói về tri thức của ông, mà tìm hiểu về nghị lực sống phi thường của ông. Làm thế nào một người đàn ông nhỏ bé có thể tiếp tục sống trong hơn 50 năm với căn bệnh ALS, vốn bị các bác sĩ kết luận rằng chỉ có thể kéo dài từ 2 đến 3 năm.

Stephen Hawking – bệnh nhân phi thường

Vào ngày 20/4/2009, nhiều thập kỷ sau lời tiên đoán ảm đạm của các bác sĩ, bệnh tình của giáo sư Hawking bắt đầu trở nặng. Khi đó, trường Đại học Cambridge đã phát đi thông báo rằng tình hình của giáo sư là “rất yếu” và “phải trải qua các thử nghiệm” tại bệnh viện. Thậm chí, các tờ nhật báo còn đưa tin và chuẩn bị sẵn cáo phó dành cho giáo sư Hawking.

Nhưng cuối cùng, ông vẫn sống sót. Chẳng những thế, lúc đó chẳng có ai dám nghĩ rằng ông sẽ sống tới 73 tuổi như hiện nay, vẫn ngồi trên chiếc xe lăn chuyên dụng đưa ra lời cảnh báo về sự diệt vong của nhân loại vì AI và thậm chí là xem bộ phim tiểu sử của chính ông. Nhưng kỳ lạ thay, ông đã thực hiện tất cả những điều đó và còn hơn thế nữa.

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
Ảnh chụp giáo sư Stephen Hawking vào năm 2007​

Chứng bệnh mà Stephen Hawking mắc phải là xơ cứng cột bên teo cơ (Amyotrophic Lateral Sclerosis – ALS hoặc Lou Gehrig) và chúng ta khó lòng có thể tưởng tượng được những hậu quả mà nó để lại cho ông. Triệu chứng đầu tiên của nó là khiến cho cơ bắp của người mắc yếu dần đi và cuối cùng là liệt hoàn toàn. Điều này xảy ra trên khắp cơ thể và lấy đi khả năng nói chuyện, nuốt và thậm chí là thở của người bệnh. Hiệp hội ALS thống kê rằng tuổi thọ trung bình của những người mắc bệnh chỉ vào khoảng từ 2 đến 5 năm kể từ thời điểm phát bệnh. Hơn 50% số người bệnh qua đời trong năm thứ 3 và 20% sống được tới năm thứ 5. Chỉ có khoảng 5% người bệnh sống được qua 2 thập kỷ.

Và đối với giáo sư Hawking, ông đã vượt qua được giới hạn 20 năm tới 2 lần, mốc đầu tiên vào năm 1983 và sau đó là năm 2003. Cuối cùng cho đến ngày hôm nay, năm 2015, ông vẫn tiếp tục sống. Khả năng kéo dài sự sống một cáhc thần kỳ của ông khiến các chuyên gia nghiên cứu bệnh ALS phải khâm phục và cho rằng ông là một trong những trường hợp ngoại lệ duy nhất.

Nigel Leigh, giáo sư thân kinh học lâm sàng tại Đại học King, London phát biểu: “Ông là một trường hợp phi thường. Tôi chưa từng biết có người nào sống sót được với căn bệnh ALS trong thời gian dài như ông. Ngoài thời gian sinh tồn thì đối với trường hợp của Hawking, dường như căn bệnh của ông đã bị đẩy lùi. Ông ấy vẫn đang tương đối ổn định – một dạng ổn định cực kỳ hiếm thấy.”

Không phải sức sống kỳ diệu của Hawking mới được chú ý gần đây mà nó đã dấy lên làn sóng hiếu kỳ từ giới nghiên cứu từ hơn 10 năm trước. Vào thời điêm Hawking bước sang tuổi 70 vào năm 2012, nhiều nhà khoa học đã tỏ ra đầy bối rối và kinh ngạc. Nhà nghiên cứu Anmar al-Chalabi tại Đại học Kinh đã phải thốt lên rằng: “Thật phi thường. Tôi chưa bao giờ thấy ai có thể sống sót trong thời gian dài như vậy.”

Giả thuyết về nguyên nhân

Vậy thật sự điều gì cho phép trường hợp của Hawking vượt trội hơn so với những bệnh nhân khác? Chỉ dựa vào may mắn? Phải chăng ông đã dùng trí tuệ siêu phàm để dùng một cách nào đó giúp kéo dài sự sống và chống lại định mệnh? Không ai có thể trả lời chắc chắn. Ngay cả chính bản thân Hawking, người có thể lý giải cơ chế hoạt động của toàn vũ trụ, cũng không thể xác định được nguyên nhân của sự sống của ông. Ông nói: “Có thể loại bệnh ALS của tôi có liên quan khả năng hấp thu vitamin kém.”

Discovery island level5 dành cho đối tượng người học nào
Giáo sư Hawking và bài phát biểu “Tại sao chúng ta nên tiến vào không gian?” tại Địa học George Washington vào năm 2008​

Các nhà khoa học cho rằng ngay từ đầu, Hawking đã chiến đấu với ALS bằng một cách rất khác. Và rất có thể, những khác biệt này đã tạo nên sự sống dài kỳ lạ của ông. Thông thường, ALS sẽ tấn công người bệnh vào khoảng nửa cuối cuộc đời, trung bình là khoảng 55 tuổi. Nhưng các triệu chứng của ALS lại xuất hiện trên cơ thể Hawking từ khi ông còn rất trẻ. Và đặc biệt hơn, nó bắt đầu bằng một cú ngã.

Giáo sư Hawking đã hồi tưởng lại: “Vào năm thứ 3 tại Oxford, tôi nhận thấy rằng mình bắt đầu vụng về và tôi đã ngã xuống từ 1 đến 2 lần mà không có lý do. Nhưng mãi cho đến khi tôi đến Cambridge thì cha tôi mới nhận thấy và đưa tôi đến bác sĩ. Không lâu sau sinh nhật lần thứ 21 của tôi, ông giới thiệu cho tôi một chuyên gia và tôi đã phải vào viện đê thực hiện các xét nghiệm. Đó thật sự là một cú sốc đối với tôi khi phát hiện ra mình mắc bệnh.”

Dù vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng nhờ những chẩn đoán từ rất sớm mà Hawking đã có cơ hội sống cùng với căn bệnh lâu hơn so với những người khác. Giáo sư Leigh cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng cơ hội sống sót của những bệnh nhân trẻ là nhiều hơn và cuộc sống cũng được kéo dài hơn. Nếu bạn phát bệnh khi còn trẻ, con quái vật bệnh tật sẽ rất khác, rất kỳ quặc và không ai biết lý do tại sao.”

Nhà nghiên cứu Leo McCluskey tại Đại học Pennysylvania cho biết ALS có thể lấy đi mạng sống của bệnh nhân theo 2 cách khác nhau. Thứ nhất, nó khiến cho cơ bắp có liên quan tới hoạt động thở bị tê liệt và thông thường người bệnh sẽ chết vì suy hô hấp. Con đường còn lại là cơ điều khiển hành động nuốt bị liệt, khiến cơ thể bị mất nước và suy dinh dưỡng. “Nếu bạn không lâm vào cả 2 dạng trên, bạn có khả năng sẽ sống trong một thời gian dài.”

Nhưng liệu trường hợp của Hawking còn có khác biệt nào khác? Về phần mình, Hawking cho rằng sự tập trung vào công việc đã phần nào giúp ông vượt qua được tình trạng tàn tật và cho ông thêm những năm tháng sống sót mà những người khác không có được. Giáo sư Hawking chia sẻ: “Chắc chắn công việc và sự chăm sóc tận tình đã giúp tôi tồn tại. Tôi rất may mắn khi công tác trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, một trong những lĩnh vực hiếm hoi không bị ảnh hưởng bởi sự khuyết tật.”

Dù sao đi nữa, chúng ta phải thật sự khâm phục những gì mà ông đã làm cho sự phát triển của khoa học dù phải ngồi trên chiếc xe lăn. Ông thật sự đã đối mặt với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. Hy vọng rằng ông vẫn sẽ mạnh khỏe và tiếp tục cống hiến cho khoa học trong tương lai.