Độ võng sàn cho phép là bao nhiêu năm 2024

Tóm tắt: Độ võng và vết nứt của kết cấu bê tông cốt thép gây ra những ảnh hưởng đến mỹ quan và yêu cầu sử dụng của hệ kết cấu. Trong tính toán thường xem xét đến khả năng chịu lực theo trạng thái giới hạn 1 mà ít khi xem xét đến giới hạn về độ võng và bề rộng vết nứt theo trạng thái giới hạn 2 [theo tiêu chuẩn TCVN 5574-2014]. Mặt khác, việc tính toán độ võng và vết nứt theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574-2012 cũng có một số khó khăn nhất định trong thiết kế. Trong bài báo này, trình bày về độ võng và vết nứt kết cấu sàn bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574-2012 so sánh kết quả với phần mềm Safe được tính toán theo tiêu chuẩn Mỹ ACI 318-2002, Châu Âu Eurocode 1992-2 xem xét đến các trường hợp tải trọng khác nhau. Từ đó, đưa ra các kết luận và đánh giá. Từ khóa: Độ võng, mở rộng và hình thành vết nứt, Bê tông cốt thép, từ biến, co ngót bê tông cốt thép, phi tuyến vật liệu, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574-2012, tiêu chuẩn Mỹ ACI 318-2002, tiêu chuẩn Châu Âu Eurocode 1992.

Độ võng của kết cấu thép chịu uốn là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cấu kiện, đồng thời là tiêu chí cơ bản để nghiệm thu lắp đặt kết cấu thép tại công trường

Theo quy định tại Mục 5.3.2 Tiêu chuẩn TCVN 5575:2012, độ võng của cấu kiện kết cấu thép chịu uốn không được vượt quá trị số cho phép trong bảng sau:

TT Loại cấu kiện Độ võng cho phép I Dầm của sàn nhà và mái 1 Dầm chính L/400 2 Dầm của trần có trát vữa, chỉ tính võng cho tải trọng tạm thời L/350 3 Các dầm khác, ngoài trường hợp 1 và 2 L/250 4 Tấm bản sàn L/150 II Dầm có đường ray 1 Dầm đỡ sàn công tác có đường ray nặng 35 kg/m và lớn hơn L/600 2 Như trên, khi đường ray nặng 25 kg/m và nhỏ hơn L/400 III Xà gồ 1 Mái nhà ngói không đắp vữa, mái tấm tôn nhỏ L/150 2 Mái lợp ngói có đắp vữa, mái tôn múi và các mái khác L/200 IV Dầm hoặc giàn đỡ cầu trục 1 Cầu trục chế độ làm việc nhẹ, cầu trục tay, palăng L/400 2 Cầu trục chế độ làm việc vừa L/500 3 Cầu trục chế độ làm việc nặng và rất nặng L/600 V Sườn tường 1 Dầm đỡ tường xây L/300 2 Dầm đỡ tường nhẹ [tôn, fibro xi măng], dầm đỡ cửa kính L/200 3 Cột tường L/400

Chú thích: L là nhịp của cấu kiện chịu uốn. Đối với dầm công xôn thì L lấy bằng 2 lần độ vươn của dầm.

Phòng Kỹ thuật

Từ khóa: kết cấu thép, độ võng, cho phép, quy định,

TIN LIÊN QUAN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Quy định về việc tháo dỡ cốp pha đà giáo

Việc tháo dỡ cốp pha [hay còn gọi là ván khuôn], đà giáo là công việc rất quan trọng. Nếu thi công không đúng kỹ thuật có thể gây mất an toàn cho người lao động và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Do vậy việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tuân thủ các quy định dưới đây.

Công trình hết hạn bảo hành, trách nhiệm thuộc về ai?

Có rất nhiều công trình sau một thời gian xây dựng và sử dụng thì xảy ra tình trạng xuống cấp, rạn nứt, hư hỏng làm ảnh hưởng đến mỹ quan, sự an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan nhằm khắc phục, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng là điều cần thiết.

XEM NHIỀU NHẤT

Quy đổi mác bê tông [M] tương ứng với cấp độ bền [B]

Trong kết cấu xây dựng, bê tông chịu nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

Trong công tác thiết kế, chúng ta luôn phải đảm bảo các cấu kiện thỏa mãn yêu cầu về độ bền [chịu lực – TTGH thứ nhất] và biến dạng [TTGH thứ 2]. Kết cấu sàn BTCT cũng không ngoại lệ, việc tính toán kiểm tra độ võng sàn là yêu cầu cần thiết để đảm bảo tính an toàn, kinh tế và thẫm mĩ cho công trình.

Gửi các bạn mô hình SAFE dùng cho ví dụ này: SAFE TÍNH VÕNG SÀN – PHẦN 1

Tính toán độ võng sàn BTCT cần lưu ý vài điểm sau:

+ tính toán theo TTGH thứ 2, tải trọng tiêu chuẩn không có hệ số vượt tải

+ dưới tác dụng của tải trọng, xuất hiện vết nứt trong bê tông, làm độ cứng tiết diện và làm tăng độ võng

+ để xét tới sự làm việc dài hạn của kết cấu BTCT, cần xét tới các yếu tố từ biến và co ngót cũng như tác dụng dài hạn của các loại tải trọng. Theo TCVN 5574-2012, độ võng toàn phần f được tính như sau:

f = f1 – f2 + f3

với:

  • f1 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng
  • f2 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
  • f3 – độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn

Sau đây mình xin đi vào chi tiết:

1/ Bước 1: Xây dựng mô hình tính toán độ võng sàn BTCT

Các bạn có thể tạo mô hình trực tiếp trong phần mềm SAFE hoặc xuất mô hình [dưới dạng file .f2k] từ bên ETABS sang cũng được nhé. Cần tính toán kiểm tra sàn tầng nào thì xuất tầng đó.

Cách xuất mô hình từ ETABS sang SAFE mình đã thể hiện rất rõ trong bài viết Tính thép sàn BTCT bằng SAFE V12

Các loại tải trọng dùng để tính toán cũng giống như khi tính thép sàn nhé. Bao gồm các loại tải trọng tác dụng thẳng đứng:

  • Tải trọng bản thân [Dead]
  • Tải trọng hoàn thiện [SDL]
  • Tải trọng tường xây, đất bồn hoa,…. [WALL, SOIL…]
  • Hoạt tải sử dụng [LIVE, LIVE2]

2/ Chọn tiêu chuẩn áp dụng khi tính toán độ võng sàn BTCT

Ở đây mình sẽ tính toán với tiêu chuẩn Eurocode 2 – 2004

Các bạn nhấn Design => Design Preferences

Nhấn OK để kết thúc.

3/ Khai báo đặc trưng vật liệu

Nhấn Define => Materials…

Chọn MAT1 => Modify / Show Material…

Ở đây MAT1 chính là tên đã được thay đổi của vật liệu bê tông bên ETABS. Các bạn so sánh với bên ETABS để thấy rõ hơn nhé.

Vật liệu bê tông B25 – ETABS
Vật liệu bê tông B25 [đổi thành MAT1] – SAFE

Các thông số chính các bạn giữ nguyên không thay đổi gì cả. Chỉ khai báo bổ sung thêm Cường độ chịu kéo trung bình của bê tông ở tuổi 28 ngày – fctm

Ở phần Modulus of Rupture for Cracked Deflections, các bạn chọn phần nào cũng được:

+ Program Default [Based on Concrete Slab Desigh Code]: để phần mềm tự tính toán theo tiêu chuẩn vừa rồi mình đã khai báo ở phần trên.

+ User Specified: người dùng khai báo, mình hay chọn cái này

Với bê tông cấp độ bền B25, ta có fctm = 2.2 N/mm2

Với các loại bê tông cấp độ bền khác các bạn tham khảo bảng Thông số Fctm nhé.

4/ Khai báo tác dụng của vết nứt, ảnh hưởng của cốt thép

Nhấn Run => Cracking Analysis Options => Quick Tension Rebar Specification

Các bạn áng chừng cốt thép sẽ sử dụng trong sàn hoặc có thể tính toán cốt thép sàn trước để khai báo vào mục này nhé. Ở đây mình đang thép sàn có đường kính d12.

+ Top Reinforcing: Thép lớp trên. Độ võng lớn nhất là khu vực giữa sàn, nên không kể đến lớp thép gia cường

+ Bottom Reinforcing: Thép lớp dưới. Kể đến khoảng cách thép nhỏ nhất ở khu vực giữa sàn

Phần Minimum Reinforcing Ratios Used for Cracking Analysis: hàm lượng cốt thép tối thiểu để tính toán: μ = As / b.h

với:

  • μ: hàm lượng cốt thép, tính với khối lượng thép mình vừa khai báo ở trên
  • As: diện tích cốt thép bố trí trong dải sàn có bề rộng 1m
  • b: tính cho dải sàn có bề rộng 1m
  • h: chiều dày tiết diện sàn, ở đây mình tính với chiều dày sàn là 18 cm

Ta có: μ = 0.003

Mình lập sẵn công thức tính hàm lượng bằng excel, các bạn tham khảo Tại đây nhé.

5/ Khai báo các tổ hợp tải trọng tính toán đọ võng sàn BTCT

Nhấn Define => Load Cases… => Add New Case…

+ f1: độ võng do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng

+ f2: độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn

Theo TCVN 2737-1995, hoạt tải có 2 thành phần: toàn phần và dài hạn. Phần dài hạn thường chiếm 20%-30%

giá trị phần toàn phần. Để thuận tiện, trong bài viết của mình xin dùng hệ số là 0.3

Nếu bạn nào muốn chính xác hơn, xem phần tải trọng tác dụng ở phần đầu TCVN 2737-1995, lấy phần dài hạn chia cho phần toàn phần là ra hệ số nhé.

+ f3: độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn

Tổ hợp này kể đến tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn, dùng 2 đặc trưng Creep Coefficient [CR] cho từ biến và Shrinkage [SH] cho co ngót của bê tông.

Với bê tông cấp độ bền B25, sàn dày 180mm, bề rộng dải tính b = 1000mm: Có CR = 1.809, SH = 0.000256

Các bạn xem thêm bài viết “Từ biến và biến dạng co ngót – Creep and Shrinkage strain” để biết cách xác định 2 thành phần này nhé!!!

+ Tổ hợp tải trọng tính toán độ võng

Nhấn Define => Load Combinations… => Add New Combo…

6/ Phân tích, tính toán

Nhấn Run => Run Analysis & Design và chờ đợi mô hình phân tích xong

Nhấn Display => Show Deformed Shape… để xem biểu đồ biến dạng của kết cấu sàn

Chọn tổ hợp tải trọng tính võng, các bạn xem trực tiếp giá trị võng ngay tại đây. Vùng tối màu nhất thể hiện độ võng lớn nhất. Hoặc xem giá trị bằng số ở góc màn hình.

a. Phân tích độ võng

Như vậy độ võng lớn nhất của mình là Δ = -31.569mm

+ Theo phương LX:

Gọi ∆X1, ∆X2 là độ võng tại 2 điểm X1, X2 [điểm tại 2 biên sàn – các bạn di chuột đến các điểm này sẽ được giá trị độ võng, lấy tương đối là được].

Ta có độ võng tương đối của ô sàn theo phương LX là: ∆X = ∆ – 0,5.[∆X1 + ∆X2]

+ Theo phương LY:

Gọi ∆Y1, ∆Y2 là độ võng tại 2 điểm Y1, Y2 [điểm tại 2 biên sàn – các bạn di chuột đến các điểm này sẽ được giá trị độ võng, lấy tương đối là được].

Ta có độ võng tương đối của ô sàn theo phương LY là: ∆Y = ∆ – 0,5.[∆Y1 + ∆Y2]

+ Theo phương chéo LXY:

Gọi ∆XY1, ∆XY2 là độ võng tại 2 điểm XY1, XY2 [điểm tại 2 đầu nút sàn. Thường thì 2 đầu này là điểm cột, vách. Và có chuyển vị bằng ∆XY1 = 0, ∆XY2 = 0].

Ta có độ võng tương đối của ô sàn theo phương LY là: ∆XY = ∆ – 0,5.[∆XY1 + ∆XY2]

b. Kiểm tra độ võng

Độ võng giới hạn của các cấu kiện thông dụng các bạn xem Bảng 4, TCVN 5574-2012.

Kết cấu sàn thỏa mãn điều kiện độ võng khi Δ < [Δ]

Chú ý: Vùng có độ võng Δ = -44.249mm là phần conson được được đỡ bởi tường gạch, nên mô hình không được trực quan lắm. Các bạn bỏ qua phần này nhé.

Gửi các bạn mô hình SAFE dùng cho ví dụ này: SAFE TÍNH VÕNG SÀN – PHẦN 1

Mình đã giới thiệu xong phương pháp tính toán độ võng sàn BTCT sử dụng phần mềm SAFE – Trường hợp tải trọng tác dụng toàn phần theo tiêu chuẩn Eurocode 2 – 2004. Các bạn có ý kiến gì, để lại comment giúp mình nhé.

Chủ Đề