Dự toán lớp học tiền tiêu vặt cho giảng viên năm 2024

Ngày 30/3/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức là học viên tham gia các lớp bồi dưỡng trong nước sẽ được hưởng các khoản chi bồi dưỡng sau:

- Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc: tối đa không quá 200.000 đồng/học viên;

- Chi hỗ trợ:

+ Một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian đi học tập trung;

+ Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết);

+ Thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở bồi dưỡng (trong trường hợp cơ sở bồi dưỡng và đơn vị tổ chức bồi dưỡng xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ).

Ngoài ra, Thông tư còn đưa ra mức chi bồi dưỡng cho giảng viên, báo cáo viên đào tạo và các khoản chi phí liên quan được sử dụng trong bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Thông tư 36/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/6/2018 và bãi bỏ Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010.

Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/03/2018 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Sáng 27/9, mạng xã hội xôn xao trước bảng thu - chi quỹ phụ huynh với những hạng mục "nặng ký" của lớp Một 2, Trường Tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TPHCM.

Theo bảng dự toán thu - chi của lớp này được giáo viên cập nhật tính đến ngày 19/8, tiền quỹ thu vào là hơn 313 triệu đồng và chi là hơn 260 triệu đồng. Đáng chú ý, trong danh sách thu - chi này có những khoản mang danh là để "hỗ trợ" cô giáo.

Dự toán lớp học tiền tiêu vặt cho giảng viên năm 2024

Danh sách dự toán thu chi quỹ phụ huynh tại lớp Một 2, Trường Tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TPHCM gây choáng (Ảnh: PHCC).

Các hạng mục được lập dự toán thu - chi tính từ 13/8 đến 25/9. Trong đó, riêng tiền sửa chữa phòng học gồm chi ứng trước cho nhà trường 150 triệu đồng, thanh toán sửa chữa phòng học 50 triệu đồng, chi trả tiền chi phí xây dựng xây dựng lớp còn lại 20 triệu đồng.

Ngoài ra, có hàng loạt khoản như chi quỹ mua quà học sinh ngày 21/8, mua đồ trang trí và cây xanh ở lớp 10 triệu đồng; chi phí văn nghệ khai giảng 4 triệu đồng; sơn bàn ghế và lót gạch bên hông lớp học 5,5 triệu đồng; chi tiền mua micro giá hơn 1,5 triệu đồng; chi hơn 1,6 triệu đồng để hòa mạng và đóng cước internet 6 tháng...

Tiền ăn uống, gấu bông suốt các buổi tập văn nghệ hơn 5 triệu đồng; tiền nhờ thêm người bưng bê dọn dẹp ăn trưa 1,5 triệu đồng; chi hỗ trợ cô bảo mẫu học kỳ 1 là 4 triệu đồng; tiền trang phục chị Hằng chú Cuội 1,5 triệu đồng và tiền chi lồng đèn hơn 2,7 triệu đồng.

Trước danh sách này, không ít người bị "sốc" không thể tưởng tượng được về các khoản thu - chi của một lớp học. Có người đã ví von, giờ đây học sinh đi học tiền để sửa phòng học y như xây một căn phòng mới, chưa tính đụng đến đâu cũng phải đóng tiền với các khoản chi phí rất cao.

Nhiều phụ huynh của lớp Một 2 cũng bức xúc lên tiếng phản ánh về các khoản chi bất hợp lý tại lớp này.

Chị Đại (tên nhân vật đã được thay đổi), một phụ huynh của lớp này chia sẻ, một số phụ huynh lên tiếng không đồng tình về nhiều khoản chi không hợp lý, giá cao trong nhóm chat của lớp. Cô giáo chủ nhiệm phản ứng lại bằng cách giải thích như tiền sơn bàn ghế đã rất rẻ và diễn giải về một số khoản chi khác.

Phụ huynh cho biết, cô giáo cũng nói tất cả mọi chi tiêu cho các con đều rất hợp lý, phụ huynh không phải lo nghĩ nhiều. Cô bỏ công sức ra, tạo cho các con môi trường học tập thân thiện, cô chưa từng nghĩ gì đến lợi lộc cho bản thân.

Dự toán lớp học tiền tiêu vặt cho giảng viên năm 2024

Lớp Một 2, Trường Tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TPHCM (Ảnh: CTV).

Đại diện Trường Tiểu học Hồng Hà xác nhận sự việc phụ huynh phản ánh nói trên xảy ra tại lớp Một 2 của trường.

Theo lãnh đạo trường, việc chi các khoản như tiền sửa chữa phòng học là theo sự thỏa thuận, tự nguyện của phụ huynh. Còn việc chi hỗ trợ giáo viên là sai quy định, bất hợp lý.

Trường đã cho kiểm tra và yêu cầu lớp này dừng các hoạt động thu chi. Trường sẽ làm việc với Ban đại diện phụ huynh và giáo viên lớp này để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.

Báo Người Lao Động nhận được phản ánh của một số phụ huynh lớp 1/2 trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh, TP.HCM) về bảng dự toán thu - chi quỹ phụ huynh gây "sốc".

Theo phản ánh của phụ huynh lớp 1/2, phụ huynh của lớp đã đóng quỹ phụ huynh với tổng số tiền 310 triệu đồng năm học 2023 - 2024. Tính đến ngày 19/8, giáo viên chủ nhiệm đã công bố bảng thu - chi. Tuy nhiên, có những những khoản chi hết sức vô lý.

Dự toán lớp học tiền tiêu vặt cho giảng viên năm 2024

Bảng dự toán thu - chi gây "sốc" tại lớp 1/2 Trường Tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh. (Ảnh: Phụ huynh cung cấp)

Một phụ huynh tên T. cho biết trong số những khoản chi này, có những khoản chi hợp lý như: chi tiền ứng trước cho nhà thầu sửa chữa phòng học 150 triệu đồng (việc sửa chữa phòng học là theo sự tự nguyện của phụ huynh), tiền mua quà cho học sinh, đồ trang trí lớp, cây xanh; chi phí văn nghệ; đồ dùng trong lớp học; tiền vệ sinh lớp...

"Tuy nhiên, có những khoản chi mà phụ huynh khó lòng tự nguyện và chấp nhận, như "Chi tiền hỗ trợ nguyên năm cô Thu nhờ thêm người bưng bê, dọn dẹp ăn trưa trước lớp. Chi tiền hỗ trợ một giáo viên nguyên học kỳ I, tiền hòa mạng Internet..." - phụ huynh T. nói.

Một phụ huynh khác phản ánh: "Tôi cảm giác tất cả mọi hoạt động dù nhỏ nhất trong lớp cũng quy ra tiền để thu. Từ chi tiền ăn uống, gấu bông khi diễn văn nghệ, tiền mua loa gắn vào tivi, tiền hòa mạng Internet... Đã là quỹ phụ huynh thì các khoản chi phải vì học sinh, cho học sinh. Vì sao lại chi cho giáo viên và chi những khoản đáng ra nhà trường đã trang bị cho các em?".

Đáng nói, trong nhóm thông tin của lớp, giáo viên chủ nhiệm của lớp học này nói rằng phụ huynh yên tâm, tất cả mọi chi tiêu lo cho các con đều rất rõ ràng và hợp lý. "Cô chưa từng nghĩ lợi lộc gì cho bản thân".

Thế nhưng, khi một vài phụ huynh trong lớp phản ứng về những chi phí như sơn bàn ghế quá cao thì giáo viên cho rằng đây là chi phí rất rẻ. Đồng thời chốt lại: "Cô và ban đại diện làm tất cả mọi sự việc bằng cái tâm, đó là điều chắc chắn, mà ít ai có thể làm được.

Không một ai được hưởng lợi gì trong chuyện này ngoài học sinh. Nên phụ huynh đừng bao giờ có ý kiến về chuyện tiền bạc nữa, tất cả chỉ vì học sinh. Và phụ huynh đừng vì những việc này mà làm phiền cô, để cô yên tâm công tác, dạy dỗ cho các con nên người".

Trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, bà Bùi Thị Hải Yến - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Hà cũng khẳng định việc chi các khoản như tiền sửa chữa phòng học là theo sự thỏa thuận, tự nguyện của phụ huynh. Nhưng việc chi hỗ trợ giáo viên là sai quy định, bất hợp lý; nhà trường sẽ làm việc với giáo viên và Ban đại diện phụ huynh của lớp này.