Đức nghĩa là gì

Hôm nay Đồ gỗ Đức Tín sẽ cùng mọi người tìm hiểu Chữ Đức , ý nghĩa chữ Đức trong đời sống con người.Nhận biết Chữ Đức:Đức có duy nhất một chữ Hán 德 [tuy có nhiều cách viết, như: 徳, 悳, 惪]. Chữ “đức” [德] là chữ Hán [thiên bàng] hợp thành từ các bộ “xích” [彳] , “thập” [十]; “mục” [目]; “nhất” [一]; “tâm” [心] tổ hợp thành.

Chữ Đức Ý nghĩa Chữ “Đức”Nghĩa Nôm Chữ Đức :– ”Đức” là từ đi trước những danh xưng chức vị hay tước hiệu để tỏ lòng kính trọng dành cho những đấng, những vị đáng được tôn kính. Ví dụ: Đức Chúa Trời, Đức Mẹ, Đức Phật Thích Ca, Đức Thái Thượng Lão Quân, Đức vua, Đức thánh Trần… – “Đức” chỉ kết hợp với các danh từ chỉ người hay danh từ trừu tượng và không bao giờ kết hợp với danh từ chỉ vật hay đồ vật.2. Nghĩa Hán chữ Đức:– Nhìn rõ phương hướng, đi thẳng vào đạo lộ– Hợp đạo trời, tự nhiên tự đắc [chỉ dùng trong cổ văn]– Tư tưởng, phương pháp hợp đạo trời– Phẩm chất tư tưởng phù hợp với tiêu chuẩn phải trái– Việc thiện, ân huệ, Cảm ân đới đức.Vậy, ĐỨC có các nghĩa:[1] Ân huệ: Dĩ đức báo oán. [2] Đạo đức, lấy đạo để lập thân: Đức hạnh. [3] Hạnh kiểm, tác phong. [4] Cái khí tốt [thịnh vượng] trong bốn mùa: mùa xuân gọi là thịnh đức tại mộc. [5] Ý chí, niềm tin, lòng: nhất tâm nhất đức [một lòng một dạ]. [6] Tên quốc gia: Nước Đức. [7] Ơn: Đức tin. [8] Họ Đức. [9] Tạ ơn. [10] Giáo dục: đức hoá [lấy đức mà dạy bảo]. [11] Mỹ thiện: Đức chính [chính sách tốt đẹp].
Tranh gỗ chữ Đức được dùng nhiều trong phòng khách trang tríNghĩa chữ Đức theo Lão Tử. Đức trong tư tưởng luận của Lão Tử có một ý nghĩa đặc biệt: “道生之,德畜之- Đạo sinh chi, đức súc chi”, nghĩa là vạn sự vạn vật đều do đạo sinh thành, đức nuôi dưỡng những sự vật đó từ siêu hình trở thành cụ thể.“Đạo” bao hàm hai nghĩa: Một là căn nguyên tạo thành vạn vật, hai là quy luật phát triển vận hành của vạn vật. Khi đạo được cụ thể hoá trên vạn vật, thể hiện đến đời sống con người, gọi là “đức”. Nên đạo là bản thể của đức – đức là cụ thể hoá của đạo. Lão Tử muốn con người trở về căn nguyên của đức. Quan hệ giữa đạo và đức rất mật thiết, không thể tách ra được. Bản tính của vạn vật do trời sinh thành, không ai can thiệp vào, những gì thể hiện ra là tính tự nhiên, Lão Tử gọi là đức. Nếu đạo là thứ nhất, thì đức là thứ hai. Đạo là trục trung tâm của vòng tròn, đức là chu vi của vòng tròn đó.Nghĩa chữ Đức theo Khổng TửKhổng Tử coi nhân [仁]: lòng thương yêu, yêu người không vì lợi riêng mình là nguyên tắc đạo đức tối cao. Nhân cũng là “toàn đức” của mọi hoạt động con người. Điều quan trọng nhất của đời người là tri đức[biết đức], hiếu đức[yêu thích đức], hành đức [làm việc đức]. Mục đích của con người là trở về với chính mình, hoàn thành “toàn đức”.Khổng Tử quan niệm: sống ở đời con người có ” Bát Đức” : hiếu, trung, đễ, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Bát đức là tiêu chuẩn làm người, thiếu bát đức hay quên bát đức thì không còn là con người nữa.
Đại tự Đức Lưu Quang trong đồ gỗ mỹ nghệNghĩa chữ Đức theo Công Giáo.Đối với Đạo Công Giáo đức có hai nghĩa khác biệt: lòng đạo đức và ơn Chúa.– Lòng đạo đức: Sống đời Kitô hữu tốt đẹp theo gương Chúa, tuân giữ những điều Chúa và Hội Thánh truyền dạy, tham dự các buổi cầu nguyện và phụng vụ, kính mến Thiên Chúa và yêu thương mọi người.Ơn Chúa: Kitô hữu thờ phượng Thiên Chúa nhờ những nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến, những nhân đức này đều là do ơn Chúa ban cho.Đức tin vừa là ơn ban của Thiên Chúa, vừa là hành động siêu nhiên. Một mặt con người tìm kiếm Thiên Chúa, “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho” [Mt 7,7]; một mặt Thiên Chúa soi sáng cho con người qua Thánh Kinh và Thánh Truyền, để nhận biết về Ngài. Từ đó mà xác tín vào sự hiện hữu của Thiên Chúa và ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu. Cho nên đức tin có được, không phải do tài giỏi nhưng là do ơn Chúa. Như Chúa Giêsu đã cầu nguyện: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” [Lc 10,21].Đức cậy cũng là ơn ban của Thiên Chúa, để con người có thể hoàn toàn trông cậy vào Chúa, nhờ ân sủng của Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, luôn ban ơn cho con người, con người không còn phải lo lắng về phần rỗi nữa. “Anh chị em hãy trút bỏ mọi thứ lo âu cho Chúa, vì Chúa luôn săn sóc anh chị em.” [1Pr 5,7]. Chính đức cậy biểu lộ ân sủng, con người không thể tự mình có được, mà hoàn toàn là do ơn ban.Đức mến : “Là nhân đức giúp tôi kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, và vì Chúa tôi cũng sẽ yêu thương mọi người như chính mình tôi” [Toát yếu GLCG, câu 388]. Chính Thiên Chúa là Tình Yêu, chỉ có Chúa mới có Tình Yêu vẹn toàn, con người có khả năng yêu thương hoàn toàn phải nhờ ơn Chúa. Nên đức mến cũng là ơn Chúa, và là nhân đức quan trọng nhất. “Căn cứ vào điều này mà người ta phân biệt con cái Thiên Chúa với con cái ma quỷ: phàm ai không sống công chính thì không thuộc về Thiên Chúa; ai không yêu thương anh em mình, thì cũng vậy.” [1Ga 3,10]. Đức mến giúp con người kính mến Thiên Chúa và vì kính mến Thiên Chúa mà yêu hết mọi người, kể cả kẻ thù. “Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” [Mt 5,44]. Khi mọi thứ qua đi, đức mến sẽ tồn tại mãi “Đức mến không bao giờ mất được” [1Cr 13,2].Tuy đức đối với người Công Giáo có nhiều nghĩa, nhưng dùng cho nghĩa ơn Chúa nhiều hơn.Chính vì những ý nghĩa sâu sắc đó, chữ Đức đã được khắc ghi trong các vật trang trí, đồ thờ… như để nhắc nhở con người luôn nhìn đó làm kim chỉ nam cho cuộc sống.Xem thêm:Trường kỷ là gì? Có những loại trường kỷ nào? công dụng của nó ra sao?Những mẫu trường kỷ gỗ gụ đẹp chất lượng độc lạ nhất hiện naySập gụ là gì? Những loại sập gụ nào đang được ưa chuộng nhất?Những kinh nghiệm giúp bạn chọn mua đồ gỗ cũ hiệu quảCƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐỒ GỖ ĐỨC TÍNTên giao dịch tiếng Anh: DUC TIN PRODUCTION AND DISTRIBUTION FACTORYTrụ sở chính: Xóm 23, Xã Hải Đường, Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định, Việt Nam.Điện thoại: 0357 808 195Email: : www.dogohaihau.com

Những người lớn tuổi thường hay dặn dò con cháu như thế này: “tích đức, làm việc tốt”. Khi có người làm việc thương thiên hại lý, cổ nhân thường có câu rằng: “thất đức, tổn đức”. Vậy đức ấy là gì?

[Ảnh minh họa: Bubbers BB/Shutterstock, Royalty-free stock photo]

Người xưa có câu: “Đức phối thiên địa, thiên tất hữu chi”, có nghĩa là đạo đức của người ta mà hài hòa với trời đất thì trời đất ắt sẽ phù trợ. Phong thủy lớn nhất của đời người chính là đức, chỉ khi nào có đạo đức tốt, nhân ái, lương thiện thì hạnh phúc thật sự mới tìm đến gõ cửa.

Chữ “德” [đức] được tạo thành từ 5 bộ, bao gồm: “彳”, “十”, “罒”, “一” và “心”. Ý nghĩa như sau:

  • Bộ “彳” [xích] có nghĩa là bước đi chậm rãi, cũng có nghĩa là đức cần phải tích lũy lâu dài. Muốn tích đức thì cần luôn giữ thiện tâm, không phải là nhất thời hứng chí. Phúc đức là kết quả nỗ lực liên tục của cả một đời người.
  • Bộ “十” [thập] có nghĩa là nhiều, là đầy đủ, thập toàn thập mỹ, mười phân vẹn mười, ngụ ý là bất cứ lúc nào hay bất cứ nơi đâu cũng đều phải có thiện tâm, phải đức độ, khoan dung với mọi người.
  • Bộ “罒” [võng] thực chất là bộ mục [con mắt] nằm ngang, nhấn mạnh người có đức có thể nhìn thấy rõ những điều không chân chính, có thể nhận biết được đâu là đúng đâu là sai, đâu là tốt đâu là xấu.
  • Bộ “一” [nhất] là tổng thể, ý rằng người luôn có tầm nhìn bao quát, không ích kỷ, luôn chính trực, lý trí, trung thành, trong lòng không có tạp niệm, không lo lắng mới là người có đức.
  • Bộ “心” [tâm] là nói đến nội tâm, bồi dưỡng “đức” cần phải dựa vào tu ở tâm, chân tâm, thành thâm, chung tâm. “Tâm” nằm ở vị trí cuối cùng của chữ “đức” cho thấy đức là ở tận đáy lòng.

“Đức” có nghĩa là đạo đức, phẩm đức, phẩm hạnh. Những tính tốt như chân thành, kiên trì, nhẫn nại, vị tha, v.v. đều được gọi là “đức tính”. Người hay làm điều thiện, tấm lòng bao dung lại được gọi là người “đức độ”. Trong xã hội xưa kia, dù là bình dân bá tánh, quan lại hay kẻ làm vua đều phải biết “tu dưỡng đạo đức”. Điều đó đủ để thấy rằng một chữ “đức” đã gồm thâu lại tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Có một câu nói rằng: “Âm dương phong thủy hữu thiện chủ, thử đạo tà dâm nan hữu phúc. Cực thiện chi gia hữu dư khánh, đức phối thiên địa thị chân đồ.” Có nghĩa là phong thủy âm dương chỉ dành cho người sống thiện, những kẻ gian tà mưu mô dâm loạn thì khó mà có phúc. Những người ở lành thì sẽ dư dả, đức hòa hợp với trời đất là con đường đúng đắn nhất.

Mặc dù ngày nay đức không được coi trọng như trước kia, nhưng điều đáng quý là, thi thoảng chúng ta lại có dịp thốt lên một câu rằng: “tài đức vẹn toàn”. Có tài mà không có đức thì sẽ gây họa loạn cho xã hội. Có người nói rằng có đức mà không có tài thì cũng vô dụng thôi. Nhưng không phải thế, có đức thì tất sẽ có tài. Nếu không phải cái tài ở phương diện kỹ thuật thì sẽ là cái tài khiến người khác mến phục tin tưởng, bởi vì đức chính là tiêu chuẩn để nhân loại nhận định tốt xấu, phân biệt đúng sai. Chính vì thế, có đức là có tất cả!

Thanh Trúc

Xem thêm:

Mời nghe radio:

Page 2

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Page 14

Page 15

Page 16

Page 17

Page 18

Page 19

Page 20

Page 21

Page 22

Page 23

Page 24

Page 25

Page 26

Video liên quan

Chủ Đề