Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây vì sao GDCD 7

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?(1) Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp ;(2) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên ;(3) Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào ;(4) Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu ;(5) Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Giải bài tập Bài 10 trang 32 SGK GDCD lớp 7

LG a

a) Hãy đề nghị ông bà, cha mẹ kể cho em nghe về nguồn gốc và những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. Em có suy nghĩ gì về những truyền thống đó ?

Giải chi tiết:

- Truyền thống tốt đẹp của gia đình tôi là tôn sư trọng đạo. Ông bà tôi đã từng dạy rằng " đã là con người thì phải biết ơn những người cho ta cuộc sống, giúp đỡ chúng ta trong mọi hoàn cảnh và trả ơn họ một cách xứng đáng".
-Với tôi truyền thống của gia đình mình là bài học, ý nghĩa cho con cháu sau này. Nó không chỉ dừng ở hiện tại mà còn phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó. Nhằm thể hiện được truyền thống và đạo đức của mỗi thành viên trong gia đình.

LG b

b) Quê Hiên là một vùng quê nghèo khó. Bao đời nay, trong dòng họ của Hiên chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hiên không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. Hiên cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình.

Em có đồng ý với cách nghĩ của Hiên không ? Vì sao ?

Giải chi tiết:

Em không đồng ý với cách nghĩ của Hiên, bởi vì gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. Có thể gia đình, dòng họ của Hiên có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó trong sản xuất, yêu nước chống giặc ngoại xâm. Nếu như trong việc học hành, chưa có ai đỗ đạt thì Hiên càng phải cố gắng học tập, để đem lại sự tự hào cho quê hương, dòng họ của Hiên.

LG c

c) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?

(1) Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp ;

(2) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, ồng bà, tổ tiên ;

(3) Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào ;

(4) Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu ;

(5) Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

Giải chi tiết:

Em đồng ý với ý kiến (1), (2), (5)

Bởi vì:

+ Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp vì vậy chúng ta cần có trách nhiệm phát huy những truyền thống đó làm cho nó ngày càng tốt đẹp hơn.Việc chúng ta giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành nuôi dưỡng chúng ta.

+ Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh để vượt lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

LG d

d) Em hãy sưu tầm và kể lại cho các bạn nghe một mẩu chuyện vễ truyền thống quê hương mình, về các dòng họ (các tổ phụ nghề nghiệp, các nghệ nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân vãn hoá v.v...).

Giải chi tiết:

Nam Định là mảnh đất văn hiến địa linh nhân kiệt. Thiên Trường Nam Định, “hào khí Đông A” là vùng đất cổ phía nam đồng bằng sông Hồng, một trong những cái nôi của nền văn minh “Đại Việt” là quê hương đất phát tích của triều đại nhà Trần. Một triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Với chiến công hiển hách đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh và tàn bạo. Có 14 vị hoàng đế Triều Trần với 175 năm (từ năm 1225 đến 1400) tồn tại. Đặc biệt có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà cả dân tộc Việt nam ngày nay tôn ông là Thánh, và còn bao nhiêu tướng sỹ đại thần đã cùng ông lập nên nhiều chiến công.

“Thành Nam quê ta đó

Là đất học, đất văn

Bao danh nhân, trí sỹ

Rạng danh đất Thiên Trường”.

LG đ

đ) Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Em dự kiến sẽ tiếp tục làm gì ?

Giải chi tiết:

- Bản thân em đã cố gắng học tập, chăm chỉ lao động, học hỏi kinh nghiệm, đọc thêm nhiều sách về giáo dục để tiếp nối truyền thống gia đình.

- Em dự định sẽ cố gắng học thật tốt để thi vào trường Sư phạm. Sau khi ra trường, em sẽ trở thành một giáo viên, sẽ đến vùng núi hay biển đảo, dạy chữ cho các em học sinh người dân tộc và những người nghèo.

Loigiaihay.com

  • Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây vì sao GDCD 7

    Trả lời gợi ý Bài 10 trang 30 SGK GDCD lớp 7

    Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người chúng ta. Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó.

  • Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây vì sao GDCD 7

    Giải bài tập Bài 14 trang 46 SGK GDCD lớp 7

    Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú vì thế chúng ta phải có trách nhiệm khai thác hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

  • Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây vì sao GDCD 7

    Giải bài tập Bài 13 trang 41 SGK GDCD lớp 7

    Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, trốn học đi chơi, vi phạm đạo đức của một học sinh.

Giải bài tập Bài 11 trang 34 SGK GDCD lớp 7

LG a

a) Hãy tự nhận xét bản thân em đã có tính tự tin chưa. Khi gặp việc khó, bài khó em có nản lòng, có chùn bước không ? Hãy kể một số việc em làm tốt nhờ có lòng tự tin.

Giải chi tiết:

Em tự nhận thấy em chưa thực sự có tính tự tin. Bởi khi gặp một số việc khó hay bài khó em vẫn có sự nản lòng, chùn bước. Tuy nhiên, trong một số việc em đã cố gắng để tự tin và đạt được việc tốt nhờ tính tự tin đó. Ví dụ như: Em đã đi được xe đạp sau nhiều lần vấp ngã, cố gắng kiên trì giải bằng được bài tập và cuối cùng đạt được điểm 10 cao nhất lớp, dám đứng lên đám đông để kể chuyện về Bác và đạt được giải nhất.

LG b

b) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?

(1) Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình ;

(2) Người tự tin chí một mình quyết định công việc, không cần hỏi ý

kiến ai ;

(3) Người tự ti luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối ;

(4) Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác ;

(5) Người tự tin dám tự quyết định và hành động ;

(6) Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình ;

(7) Người tự tin không cần hợp tác với ai ;

(8) Người có tính ba phải là người thiếu tự tin ;

(9) Người tự tin luôn tự đánh giá cao bản thân mình.

Giải chi tiết:

Em đồng ý với những ý kiến 1, 3, 4, 5, 6, 8.

+ Ý kiến (1). Bởi vì: Người tự tin là người tin tưởng vào khả năng của bản thân cho nên biết tự giải quyết lấy công việc của mình.

+ Ý kiến (3). Bởi vì: Người tự ti luôn cảm thấy mình bé nhỏ, yếu đuối, thua thiệt so với người khác.

+ Ý kiến (4). Bởi vì: Rụt rè không mạnh dạn, không quyết đoán thì khó phát huy được khả năng của mình.

+ Ý kiến (5). Bởi vì: Người tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, chủ động trong mọi công việc, dám quyết định, không hoang mang dao động.

+ Ý kiến (6). Bởi vì: Người tự tin là người chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn.

+ Ý kiến (8). Bởi vì: Người có tính ba phải là người không có lập trường, không tin vào mình, đúng sai không biết thì không thể tự tin để hoàn thành công việc được.

LG c

c) Hãy ghi lại cảm nghĩ của em về một tấm gương tự tin mà em biết.

Giải chi tiết:

Quân là một người bạn học cùng em từ hồi cấp 1. Do một tai nạn xảy ra, Quân đã bị cắt đi một chân. Nhiều bạn thường gọi bạn ấy bằng Quân cụt để giễu cợt. Quân buồn và đôi khi còn phải khóc vì sự trêu đùa quá đáng của các bạn. Một thời gian sau, Quân sống cô lập và tránh xa các bạn, có những hôm Quân bỏ học không dám đến trường. Sau đó, nhờ sự động viên của cô và các bạn, Quân đã hòa nhập lại. Quân không còn nhút nhát, sợ sệt nữa, thay vào đó Quân đã thay đổi thành một người mạnh mẽ hơn, tự tin hơn, bạn ấy cố gắng học tập và luôn là học sinh chăm ngoan học giỏi nhất nhì lớp. Ai cũng nể phục Quân và không còn dám trêu Quân với các tên Quân cụt nữa.

Cảm nghĩ của em về Quân là sự khâm phục, ngưỡng mộ về tinh thần vượt khó của bạn.

LG d

d) Giờ kiểm tra toán, cả lớp đang chăm chú làm bài. Hân làm xong bài, nhìn sang bên trái, thấy đáp số của Hoàng khác đáp số của mình, Hân vội vàng chữa lại bàiếSau đó, Hân lại quay sang phải, thấy Tuấn làm khác mình, Hân cuống lên định chép nhưng đã muộn, vừa lúc đó, cô giáo nhắc cả lớp nộp bài.

Em hãy nhận xét hành vi của Hân trong tình huống trên.

Giải chi tiết:

Hành vi của Hân là người không có lòng tự tin, Hân không tin tưởng vào khả năng của mình, không dám tin chắc vào kết quả làm bài của mình, hoang mang dao động khi thấy kết quả của mình khác với các bạn. Hân làm bài kiểm tra thiếu nghiêm túc, hậu quả bài sẽ bị điểm kém.

LG đ

đ) Em đã rèn luyện tính tự tin bằng cách nào ?

Giải chi tiết:

Em đã rèn luyện tính tự tin bằng cách:

+ Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể.

+ Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.

Loigiaihay.com

  • Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây vì sao GDCD 7

    Trả lời gợi ý Bài 11 trang 34 SGK GDCD lớp 7

    Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động

  • Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây vì sao GDCD 7

    Giải bài tập Bài 14 trang 46 SGK GDCD lớp 7

    Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú vì thế chúng ta phải có trách nhiệm khai thác hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

  • Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây vì sao GDCD 7

    Giải bài tập Bài 13 trang 41 SGK GDCD lớp 7

    Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, trốn học đi chơi, vi phạm đạo đức của một học sinh.

Giải câu d trang 29 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý:

(1) Việc nhà là việc của mẹ và con gái.

(2) Trong gia đình nhất thiết phải có con trai.

(3) Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc gia đình.

(4) Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc.

(5) Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình.

(6) Trong giạ đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình.

(7) Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá.

Lời giải:

Trong các ý kiến nêu trên:

- Em đồng ý với ý kiến (5).

+ Bởi vì con cái là một thành viên trong gia đình cho nên có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình mình và phải có trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình.

- Em không đồng ý với các ý kiến (1), (2), (3), (4), (6), (7).

+ (1) và (2) là thể hiện quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ.

+ (3) và (6): Trong gia đình cần có sự phân công công việc cụ thể để mọi người có trách nhiệm đối với gia đình của mình, nhưng không có nghĩa là mỗi người trong gia đình chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ mà cần có sự chia sẻ, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tất cả vì sự êm ấm hạnh phúc của gia đình bé nhỏ.

- (4) Ý kiến gia đình có nhiều con là hạnh phúc là chưa đúng. Bởi nếu đông con, chăm sóc, nuôi dạy sẽ vất vả, khó khăn hơn những gia đình ít con.

- Đông con sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cha mẹ, nhất là người mẹ

- Đông con sẽ làm ảnh hưởng đến công tác (công việc) của cha mẹ.

- Nếu đông con và nghèo túng là gia đình bất hạnh chứ không thể là gia đình có hạnh phúc.

-(5) và (7): Trẻ em là một thành viên của gia đình cho nên trẻ em có trách nhiệm và bổn phận tham gia bàn bạc công việc gia đình và góp sức mình để xây dựng gia đình văn hóa.

Nhận xét:
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, vì thếgia đình sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng, đến sự bình yên của môi trường sống.

Giải các bài tập Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa khác Trả lời câu hỏi a trang 28 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7 Em có nhận xét gì về... Trả lời câu hỏi b trang 28 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7 Mọi thành viên trong gia... Trả lời câu hỏi c trang 28 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7 Theo em, thế nào là gia... Trả lời câu hỏi d trang 28 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7 Để xây dựng gia đình... Giải câu a trang 29 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp Hãy tìm hiểu kĩ nội... Giải câu b trang 29 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7 Em hãy nhận xét về... Giải câu c trang 29 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7 Trong gia đình, mỗi... Giải câu d trang 29 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7 Em đồng ý với những... Giải câu đ trang 29 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7 Em có thể rút ra nhận... Giải câu e trang 29 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7 Theo em, những gia đình... Giải câu g trang 29 - Bài 9 - SGK môn GDCD lớp 7 Hãy kể tên những việc...

Bài trước Bài sau