Em hiểu thế nào là rừng ngập mặn

Mục lục

  • 1 Sinh thái học
    • 1.1 Khí hậu
    • 1.2 Thủy văn
    • 1.3 Độ mặn
    • 1.4 Thể nền
    • 1.5 Địa hình
  • 2 Phân bố
    • 2.1 Rừng ngập mặn ở Việt Nam
  • 3 Vai trò
    • 3.1 Cung cấp sinh kế cho con người
    • 3.2 Bảo vệ chống thiên tai
    • 3.3 Giảm xói lở và bảo vệ đất
    • 3.4 Giảm ô nhiễm
    • 3.5 Giảm tác động của biến đổi khí hậu
    • 3.6 Nguồn sống cho động vật
  • 4 Mối đe dọa và bảo vệ
    • 4.1 Mối nguy hại
      • 4.1.1 Sự phá hủy bởi con người
      • 4.1.2 Các hóa chất và chất ô nhiễm
      • 4.1.3 Biến đổi khí hậu
    • 4.2 Hoạt động bảo vệ
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Chú thích
  • 8 Liên kết ngoài

1. Rừng ngập mặn là gì?

Rừng ngập mặn là một nhóm cây và bụi sống trong vùng bãi triều ven biển. Hiện nay trên thế giới cókhoảng 80 loài cây ngập mặn khác nhau.

Cây ngập mặn và rừng ngập mặn [1]

Cây ngập mặn [hay cây chịu mặn] là các loài cây có những khả năng đặc biệt để có thể sinh tồn trong môitrường nước lợ, nơi có độ mặn cao, lượng ôxy thấp, nước ngọt khan hiếm. Mỗi cây ngập mặn đểu cómột hệ thống siêu lọc để bào vệ cây khỏi sự xâm nhập của muối biển, cùng với một bộ rễ chuyên dụnggiúp cây có thể hô hấp trong bùn lầy hoặc lúc triều dâng. Để tránh nước trong thân cây bị bốc hơi, mộtsố loại cây còn có khả năng hạn chế việc mở các lỗ thở trên lá, hay thay đổi hướng nghiêng của lá đểtránh ánh nắng gay gắt vào buổi trưa.

Để duy trì nòi giống, các cây chịu mặn sinh ra những hạt giống được gọi là trụ mầm. Trụ mầm có khảnăng thích nghi và tái sinh rất cao. Trụ mầm phát triển ngay trên cây ngập mặn, chỉ rơi xuống khi đã mọcvà phát triển đến một mức độ nhất định. Một số trụ mầm có khả năng nổi, vì thế khi rơi xuống, chúng sẽtrôi theo nước ra xa trước khi tìm được nơi thích hợp để phát triển. Một số trụ mầm khác không nổiđược, khi rơi xuống sẽ cắm vào lớp bùn bên dưới. Trụ mầm có khả năng tự tạo ra chất dinh dưỡng chomình thông qua quá trình quang hợp và có thể tồn tại đến hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí một nămcho đến khi tìm được môi trường phù hợp.

Rừng ngập mặn chỉ phát triển ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và cận nhiệt đới gần đường xích đạobởi chúng không thể chịu được nhiệt độ lạnh.

Rừng ngập mặn bao phủ khoảng 137,000 km2 bề mặt trái đất, diện tích lớn hơn diện tích nướcBangladesh. Có thể được tìm thấy ở 123 quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, phần lớn [75%] rừng ngậpmặn trên thế giới tập trung ở 15 quốc gia. Riêng Indonesia chiếm ¼ diện tích rừng ngập mặn của thếgiới. Úc, Braxin và Mexico cũng là những nước có mật độ rừng ngập mặn cao.[2]

Rừng ngập mặn tại Việt Nam. Ảnh tham dự cuộc thi One Ocean, One Future của tác giả Hoàng Trọng Dũng

Việt Nam có 29 tỉnh thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên.Rừng ngập mặn phân bố và phát triển mạnh ở phía Nam, đặc biệt là vùng Cà Mau - đồng bằng sông CửuLong, còn ở phía Bắc quần thể này thấp và nhỏ.

Tổng số loài thực vật ngập mặn ở Việt Nam là khoảng 37, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long có sốlượng và chủng loại cây ngập mặn đa dạng nhất. Nổi tiếng nhất là các cánh rừng ở vùng U Minh [CàMau] và rừng Sác ở huyện Cần Giờ [Thành phố Hồ Chí Minh]. Cả hai cánh rừng nay đều được UNESCOliệt vào danh sách những khu dự trữ sinh quyển quan trọng bậc nhất trên thế giới.[3]

Trong hơn năm thập kỷ qua, cùng với sự phát triển KT - XH vùng ven bờ, Việt Nam đã mất đi 67% diện tích RNM so với năm 1943. Trong 22 năm qua [1990 - 2012] tỷ lệ mất RNM gấp 1,7 lần giai đoạn 47 năm trước [1943 - 1990].
Theo thống kê, tính đến năm 2012, 56% tổng diện tích RNM trên toàn quốc là rừng mới trồng, thuần loại, chất lượng rừng kém cả về kích cỡ, chiều cao cây và đa dạng thành phần loài; những cánh RNM nguyên sinh còn rất ít. [4]


Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn cung cấp môi trường sống và thức ăn cho nhiều loài.[5] Rừng ngập mặn là ngôi nhà chonhiều loài sinh vật hoang dã như cá sấu, chim, hổ, hươu, khỉ và ong.[6] Rất nhiều loài chim di cư phụ thuộcvào rừng ngập mặn như sếu, bồ nông, cò thìa. Bên dưới mạng lưới phức tạp của rễ cây ngập mặn còn làmột hệ sinh thái độc đáo, là môi trường yên tĩnh, an toàn cho con non của các sinh vật trú ngụ trong giaiđoạn đầu đời. Tôm và tôm hùm bùn sử dụng đáy bùn làm nhà. Cua ngập mặn ăn lá rừng ngập mặn. Lácây rơi xuống cũng bổ sung các chất dinh dưỡng cho bùn, trở thành nguồn thức ăn cho nhiều sinh vậtđáy khác.

Rừng ngập mặn ổn định chất lượng nước ven biển bằng cách duy trì các nhân tố vô sinh và hữu sinh, loạibỏ cũng như vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất gây ô nhiễm đến từ đất liền. Cụ thể, các cây ngậpmặn giúp lọc các vật liệu này khỏi nước trước khi chúng tiếp cận rạn san hô và các môi trường sống khácở biển.[7] Hệ thống rễ ngập mặn còn làm chậm dòng nước, tạo điều kiện cho lắng đọng trầm tích diễn ra.

Trong quá trình lắng đọng trầm tích, chất độc và chất dinh dưỡng gắn liền với các hạt cát, hạt đất sét,…có thể được được loại bỏ. Do chi phí xây dựng một nhà máy xử lý nước thải thường rất cao nên có mộtsố ý kiến cho rằng, rừng ngập mặn có thể là phương án xử lý môi trường thay thế khi đặt chúng tại khuvực tiếp nhận nước thải.[8]

Rừng ngập mặn có thể bảo vệ đất và giảm xói lở bờ biển khỏi sự ảnh hưởng của sóng với hệ thống lớncác thân, cành và rễ, đồng thời giúp tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phùsa. Tại những khu vực bờ sông và bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá, hiện tượng xói lở xảy ra rấtnhanh chóng so với trước đây, khi rừng ngập mặn còn tồn tại.[9]

Rừng ngập mặn có vai trò như lá phổi xanh lọc khí thải khí cacbon điôxít [CO 2 ] từ khí quyển. So với cácloài cây khác, cây rừng ngập mặn thực hiện việc này thậm chí còn tốt hơn nhiều. Trong một báo cáo củanhóm giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế [CIFOR], với cùng một diện tích, rừngngập mặn có khả năng dự trữ cacbon nhiều gấp 5 lần so với các rừng khác trên đất liền.[10] Indonesia làquốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới. Lượng khí CO 2 mà những khu rừng này có thể hấpthụ tương đương với lượng CO 2 tất cả ô tô của đất nước này thải ra trong cùng một năm!

Rừng ngập mặn cung cấp sinh kế cho người dân sống gần đó. Phần lớn các loài cá, tôm, động vật có vỏ...mà chúng ta tiêu thụ đều từng được rừng ngập mặn bảo vệ, che chở trong vòng đời của chúng. Nếu mấtrừng, sẽ không còn tôm, cá biển... Rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà người dân venbiển thường xuyên sử dụng như củi và than [từ những cành cây chết], gỗ, sợi, thuốc nhuộm, lá để lợpmái. Rừng ngập mặn có giá trị về văn hóa đối với nhiều quốc gia, đem lại lợi ích cho ngành du lịch.

Rừng ngập mặn còn bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai như bão, ngập lụt và sóngthần. Những thân cây, cành và rễ của rừng ngập mặn có vai trò như những rào cản giúp giảm những ảnhhưởng của sóng, ngập lụt và gió mạnh. Bạn có biết, nhờ trồng rừng ngập mặn, ngôi làng Naluvedapathyở Tamil Nadu, Ấn Đỗ đã được cứu sống khỏi một trận sóng thần. Dải rừng dài hàng km với hơn 80,000cây ngập mặn đã giúp họ giảm thiểu thiệt hại khi sóng thần ập đến. Khu rừng này sau đó còn được đưavào sách Kỷ lục Guinness!

Rừng ngập mặn là gì?

Rừng ngập mặn là khu vực rừng bao gồm nhiều loại cây sống trong các khu vực nước mặn ven biển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi đây, những thực vật khác rất khó để sinh trưởng và phát triển. Phần lớn những khu vực này lộ ra khi thuỷ triều xuống thấp và bị ngập nước khi mực nước triều dâng lên. Chính vì những điều kiện khắc nghiệt đó nên chỉ có một số loại cây ngập mặn với các đặc tính của mình mới có thể thích nghi được.

Thực trạng và giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn

[ĐCSVN] - Rừng ngập mặn là hệ thống quần thể tập hợp các loại thực vật có khả năng chịu mặn cực tốt. Vì tính chất môi trường nên rừng ngập mặn thông thường phân bố tại các vùng ven biển. Trong rừng ngập mặm, tập hợp hệ sinh thái gồm động vật và thực vật vô cùng đa dạng. Rừng ngập mặn có vai trò rất lớn đối với hệ sinh thái cũng như là đời sống của con người.

Rừng ngập mặn bao gồm nhiều loại cây sống trong khu vực nước mặn ở ven biển, cũng như ở trong vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Trongrừng ngập mặn, không phải loại cây nào cũng có thể sinh sống và phát triển được. Chỉ những loại thực vật thích hợp với vùng nước ngập mặn mới có thể sinh sống và phát triển một cách tốt nhất. Chính vì những yếu tố đó đã tạo nên một môi trường sinh trưởng và phát triển khắc nghiệt chỉ những loại cây ngập mặn với những đặc tính riêng mới có thể sống và thích nghi một cách tốt nhất.

Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất cao nhất trên thế giới, là nơi nuôi dưỡng, cư ngụ, cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật dưới nước và trên cạn có giá trị ở vùng ven biển. Rừng ngập mặn giúp ổn định bờ biển, bảo vệ đê điều và là tấm lá chắn chống lại gió bão cũng như các tai biến thiên nhiên. Rừng ngập mặn đã đóng góp đáng kể vào đời sống kinh tế xã hội của người dân ven biển ở Việt Nam. Tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được khai thác từ lâu đời làm vật liệu xây dựng, hầm than, củi đun, lấy ta nin, thức ăn, mật ong, thảo dược,...

Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái

Hiện trạng và xu thế biến đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam

Hiện nay, tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng tốp đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới.

Do Việt Nam có khoảng 3260 km đường bờ biển, chạy dọc theo 28 tỉnh và thành phố từ Móng Cái [tỉnh Quảng Ninh] đến Càu Mau. Chạy dọc theo đường bờ biển ấy, có một số khu rừng ngập mặn lớn như: rừng ngập mặn Cần Giờ [TP. Hồ Chí Minh], rừng ngập mặn Rú Chà [tỉnh Thừa Thiên - Huế], rừng ngập mặn nguyên sinh ở Tam Giang [tỉnh Quảng Nam, rừng ngập mặn ở Cà Mau.

Nổi bật trong số đó là rừng ngập mặn Cần Giờ với tổng diện tích nên tới khoảng 37.000 ha, được mệnh danh là khu rừng ngập mặn đẹp nhất của khu vực Đông Nam Á.

Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trong do thu hẹp về diện tích vì tình trạng khai thác chặt phá rừng diễn ra một cách khá phổ biến. Ngoài ra, những cơn gió, bão, sóng biển cũng là nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặm. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rừng ngập mặn.

Vai trò của rừng ngập mặn

Hệ sinh thái rừng ngập mặn không chỉ là nguồn cung cấp oxy mà còn giúp điều hòa không khí. Đây là một trong những lá chắn giúp phòng hộ ven biển và phòng tránh được sự bào mòn của nước biển. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có vai trò quan trọng đối với lợi ích kinh tế của chúng ta:

Cung cấp nhiều loại dược liệu và chất đốt cho một số ngành công nghiệp.

Tạo ra môi trường sống thuận lợi cho người dân nuôi trồng thủy hải sản.

Đây cũng là một nơi thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan và khám phá về rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, có nhiều lợi ích cho động vật, con người và cả hệ sinh thái xung quanh.

Bảo vệ chống lại thiên tai

Thân, cành và rễ của rừng ngập mặn đóng vai trò là rào cản giúp giảm ảnh hưởng của ngập lụt, sóng, gió mạnh. Nhờ vậy bảo vệ con người, nhà cửa, đồng ruộng khỏi thiên tai, bão lũ, sóng triều.

Bên cạnh đó, hệ thống thân, rễ, cành nhiều của rừng ngập mặn còn giúp lấn biển, tăng diện tích đất thông qua việc giữ lại và kết dính vật liệu phù sa.

Cung cấp sinh kế cho con người

Hệ sinh thái rừng ngập mặn có nhiều loài động vật có vỏ [cá, tôm…] cho con người. Đồng thời, cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên dùng đến: sợi, dược liệu, than củi, mật ong, lá dừa để lợp mái nhà.

Rừng ngập mặn còn có giá trị về văn hóa, kinh tế và thích hợp cho phát triển du lịch.

Hiện nay, rừng ngập mặn cung cấp sinh kế cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Do họ sống dựa vào việc khai thác giá trị của nó.

Giảm tác động của biến đổi khí hậu

Biến đối khí hậu gây ra những thiên tai như bão lũ. Khi đó, rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người, đồng ruộng, nhà cửa khỏi các thiên tai này.

Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có khả năng loại bỏ thải khí nhà kính ra khỏi bầu khí quyển, giảm biến đổi khí hậu.

Giảm ô nhiễm

Rừng ngập mặn loại bỏ các ô nhiễm, trầm tích, phú dưỡng ra khỏi kênh rạch, sống, ngòi, đại dương. Chính vì vậy, chúng giúp lọc sạch nước cho hệ sinh thái xung quanh như san hô, cỏ biển.

Rừng ngập mặn được ví thận của môi trường. Nhờ những quá trình sinh hóa phức tạp, chúng phân giải, hấp thụ và chuyển hóa các chất độc hại, giảm ô nhiễm môi trường.

Cung cấp thức ăn và môi trường sống động vật

Không chỉ có tác dụng đối với con người, rừng ngập mặn còn cung cấp thức ăn, là nơi trú ngụ cho nhiều loài cá, tôm, động vật có vỏ, chim và động vật có vú. Các loài động thực vật phổ biến trong rừng ngập mặn là cây chịu mặn, chim nước, hải sản, chim di cư, lợn rừng, trăn, khỉ, chồn và kỳ đà.

Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lưới thức ăn phức tạp. Do đó, nếu phá hủy rừng ngập mặn sẽ tác động xấu đến đời sống thủy sinh và đại dương.

Trồng rừng là một trong những giải pháp phát triển rừng ngập mặn

Một số giải pháp bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

Để bảo vệ rừng ngập mặn cần chú trọng thực hiện một số giải pháp sau: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng cho người dân vùng rừng; nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ rừng thông qua việc tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo chuyên môn… lồng ghép với chương trình giáo dục pháp luật của các Sở, ban, ngành và các lớp tập huấn do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ.

Thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan chức năng đóng quân trên địa bàn quản lý để kiểm tra, truy quét ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, bảo vệ biển.

Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác phối hợp giữa các trạm quản lý bảo vệ rừng, biển với chính quyền địa phương và các ngành chức năng nhằm đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vụ việc vi phạm xảy ra trên địa bàn quản lý.

Xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng ổn định, phù hợp với các mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc cải thiện và nâng cao tính bền vững của các hệ canh tác lâm - ngư nghiệp, tăng năng suất của rừng để nâng cao giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của rừng ngập mặn

Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý hệ sinh thái rừng, biển, trong đó người dân được phối hợp quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững theo quy định của pháp luật.

Cần xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng các vùng rừng ngập mặn; tiến hành khảo sát và nghiên cứu chi tiết về tình trạng rừng ngập mặn, diện tích ao nuôi tôm, diện tích đất lở, đất bồi ở tất cả các tỉnh ven biển có rừng ngập mặn thông qua ảnh vệ tinh, ảnh máy bay và nghiên cứu thực địa. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ cở khoa học cho quy hoạch tổng thể sử dụng đất và tài nguyên một cách hợp lý và bền vững ở các vùng ven biển.

Nghiên cứu phát triển các ngành nghề nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển như nuôi sò, nuôi vạng hoặc các loài cá có giá trị kinh tế cao để dần dần thay thế nghề nuôi tôm ở các vùng rừng ngập mặn. Cũng cần thiết phải cải thiện cơ cấu và đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường và giảm thiểu nguy cơ bệnh dịch.

Xem xét, đánh giá nguồn tài nguyên kinh tế và các tác động tới môi trường của một số mô hình lâm ngư kết hợp nhằm phát huy những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm. Cần tiếp tục xây dựng các mô hình nuôi tôm kết hợp bảo vệ rừng ngập mặn...

Một vấn đề cấp bách khác đặt ra là diện tích sử dụng vào mục đích nuôi tôm cần được thống kê để đảm bảo diện tích nuôi chỉ từ 1/5 đến 1/4 tổng diện tích bề mặt theo đúng mô hình lâm - ngư kết hợp trong vùng rừng ngập mặn. Ngay khi nghề nuôi tôm có dấu hiệu suy giảm hiệu quả thì cần thu hồi đất phục vụ cho việc trồng lại rừng ngập mặn và tạo môi trường sống lâu dài cho các loài thủy sản.

Giới thiệu về rừng ngập mặn và giáo dục bảo vệ nguồn lợi động vật biển, thành một phần trong giáo dục giảng dạy ở tất cả các bậc học. Tổ chức các khóa đào tạo về vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn trong tiến trình phát triển kinh tế và bảo tồn tự nhiên cho các nhà quản lý địa phương và cán bộ nòng cốt. Lập ra các công cụ chính sách rõ ràng và các quy định sử dụng một phần lợi nhuận thu được từ kinh doanh các sản phẩm tôm đông lạnh [thông qua hàng rào thuế quan] cho việc phục hồi rừng.

Áp dụng các chính sách khả thi nhằm hạn chế tốc độ tăng dân số và kế hoạch hóa dân số cho mỗi vùng rừng ngập mặn. Đồng thời, đẩy mạnh việc giao đất và giao rừng cho các hộ chịu trách nhiệm trồng và bảo vệ rừng. Các chính sách lâu dài về sử dụng bãi bồi ven biển cần phải được quy định rõ ràng nhằm ứng phó với tình trạng chuyển đổi đất rừng sang sử dụng vào mục đích không thích hợp và bảo vệ quyền lợi của người nghèo./.

VH [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề