Facebook có mặt tại việt nam khi nào năm 2024

Thời điểm hiện tại, chúng ta thấy sự xuất hiện của rất nhiều mạng xã hội thuần Việt như Zalo, Gapo, gần đây nhất là Lotus… Vậy sự có mặt của những ứng dụng này liệu có thể đánh bại ông trùm Facebook? Và Facebook sẽ còn tồn tại được bao lâu nữa tại thị trường Việt Nam?

Facebook có mặt tại việt nam khi nào năm 2024

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH MẠNG XÃ HỘI LỚN NHẤT THẾ GIỚI

Facebook là mạng xã hội trực tuyến được ra đời năm 2004 tại Mỹ. Ít ai biết rằng, mạng xã hội này đã được viết vào 2003, gọi là “Facemash” và đã thu hút 450 lượt truy cập, 22.000 lượt xem ảnh chỉ trong 4 giờ đầu tiên trên mạng. Nhưng trang web này nhanh chóng bị đóng cửa sau một vài ngày phát hành bởi những cáo buộc về vi phạm an ninh, vi phạm bản quyền, vi phạm quyền riêng tư cá nhân.

Vào tháng 2 năm 2004, Mark Zuckerberg đã bắt đầu phát hành một trang web mới với tên gọi “TheFacebook”. Vài tháng sau đó, anh bỏ học tại Harvard, tập trung phát triển trang mạng xã hội này và đổi tên thành Facebook. Mạng xã hội này nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.

DU NHẬP VÀ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Vào những năm 2000, cùng với sự phát triển của internet, những trang blog nổi lên thành một trào lưu của giới trẻ Việt Nam. Yahoo! Blog đã có một thời hoàng kim với những con số ấn tượng lên tới hàng triệu tài khoản người dùng.

Đến năm 2009, Facebook bắt đầu “lan tỏa” ở Việt Nam. Theo bản báo cáo NetCitizens Việt Nam 2011 đã chỉ ra rằng, năm 2009 chỉ khoảng 47% người sử dụng mạng xã hội tham gia Facebook, nhưng chỉ 1 năm sau đó, tức 2010 thì con số đó đã lên đến 70%. Tuy nhiên phải đến năm 2012, Facebook mới thật sự “thống lĩnh” thị trường internet Việt Nam. Tháng 10/2012, số người dùng internet Việt Nam vào khoảng 30,8 triệu người thì trong số đó, có đến 8,5 triệu người dùng Facebook. Con số đó đã nhanh chóng tăng thêm 500.000 người chỉ trong 2 tuần. Trải qua 1 thập kỷ, đến hết tháng 6/2019, Facebook đã công bố rằng hàng tháng có đến khoảng 60-65 triệu người tại Việt Nam dùng mạng xã hội này.

SỰ BÙNG NỔ CỦA MẠNG XÃ HỘI “MADE IN VIỆT NAM”

Làn sóng làm mạng xã hội đã trở nên sôi nổi và bùng nổ vào khoảng 1 năm trở lại đây. Không ít các công ty đã chen chân vào thị trường béo bở này với tham vọng soán ngôi “ông trùm” Facebook tại Việt Nam.

Từ đây, cuộc đua mang tên “mạng xã hội made in Việt Nam” đã bước vào chặng đường mới. Các mạng xã hội được ra mắt liên tục trong năm 2019 đã đi theo hướng đề cao sự tương tác, sự kết nối cũng đã nhận được không ít sự kỳ vọng từ đông đảo người dùng mạng.

Tháng 2/2019, một trang mạng xã hội với tên gọi VietNamTa đã được ra mắt. Tuy nhiên, mạng xã hội này nhanh chóng “bế tắc” khi nhà phát triển đã “bê y chang” giao diện của Facebook nhưng tốc độ tải trang lại chậm chạp, và người dùng nghi ngại về tính bảo mật thông tin cũng như việc xác thực tài khoản.

Sau đó không lâu, khoảng vào đầu tháng 6, một trang mạng xã hội mới chuyên về du lịch mang tên Hahalolo đã được giới thiệu kèm với lời thách thức sẽ trực tiếp cạnh tranh với Facebook. Nhưng với nền tảng sơ sài, sao chép tính năng và vô số lỗi đăng nhập, lỗi đăng ký… trang mạng này đã bị người dùng mạng quay lưng nhanh chóng.

Rất nhanh sau đó, tháng 7/2019, người dùng mạng xã hội lại tiếp tục đón nhận một tên tuổi mới tên gọi Gapo. Trang mạng xã hội này nhận được 500 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư của tập toàn G-Capital. Nhà sản xuất Gapo đã làm tốt việc tập trung các tính năng tương tác. Thế nhưng chỉ sau vài giờ ra mắt, Gapo đã vướng phải rất nhiều lỗi kỹ thuật về việc đăng ký.

Cuộc đua đã trở nên nóng hơn khi vào ngày 16/9 vừa qua, một “tân binh” mang tên Lotus gia nhập cuộc đua. Với những tính năng thú vị, mới lạ cũng như các tính năng liên kết của họ đã giúp Lotus thu hút không ít người dùng tính đến thời điểm hiện tại.

FACEBOOK SẼ CÒN TỒN TẠI ĐẾN KHI NÀO?

Trong bối cảnh internet phát triển, người Việt ưu chộng mạng xã hội, cơ hội cho các nhà phát triển trong nước không nhỏ. Nhưng theo thống kê thì có tới hơn 60 triệu người Việt sử dụng Facebook lại không ủng hộ “đội nhà”.

Không ít các trang mạng xã hội “made in Việt Nam” khi ra mắt đã mạnh dạn thách thức, công bố sẽ soán ngôi “ông trùm” Facebook nhưng vẫn phải “chết yểu” như Go.vn Zingme, Yume.vn,…Các chuyên gia cho rằng, những mạng xã hội vừa ra mắt ở Việt Nam trong thời gian qua đa số vẫn còn chưa mới mẻ, thậm chí có không ít là phiên bản “copy” của những tên tuổi lớn.

Thế nên, nếu muốn tranh đoạt với con “quái vật” Facebook này, các nhà phát triển phải mất nhiều thời gian chinh phục, cũng như sáng tạo những điều mới lạ hơn nữa.

Facebook là một dịch vụ mạng xã hội truy cập miễn phí do Mark Zuckerberg sáng lập. Mục đích của mạng xã hội này là để người dùng có thể tham gia mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho người khác cũng như người dùng có thể cập nhật hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè. Thêm một đặc tính nổi bật của Facebook chính là người dùng có thể cập nhật trạng thái và bộc lộ suy nghĩ của mình. Chính những đặc điểm trên khiến Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.

Năm 2018, người dùng Internet ở Việt Nam đạt 33.86 triệu người, tăng 6.9% so với năm 2017. Dự đoán đến năm 2022, ở Việt Nam sẽ có khoảng 40.55 triệu người dùng Facebook. Tính đến quý 2 năm 2017, có hơn 2 tỷ lượt truy cập Facebook mỗi ngày. Việt Nam hiện đang xếp thứ 7 trong số các quốc gia có lượng người dùng lớn nhất. Tính chung về mảng mạng xã hội, Việt Nam có khoảng 40% người dùng, phân bổ chủ yếu là ở giới trẻ và ngày càng đa dạng về đối tượng và lượng người sử dụng. Vào tháng 5/2019 Việt Nam có 57,43% cư dân sử dụng Facebook (Theo báo cáo của Social Media Stats).

Facebook có mặt tại việt nam khi nào năm 2024
Việt Nam nằm trong TOP 7 về lượng người sử dụng Facebook (Nguồn: Báo Dân Trí 04/2018)

Có thể nói, mạng xã hội Facebook ra đời là một trong những bước tiến của các phương tiện truyền thông mới, bởi thực sự nó đã mang đến nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu, mục đích vô cùng đa dạng của mỗi cá nhân: từ công việc, học tập, kinh doanh và đặc biệt là khả năng mở rộng và thiết lập các mạng lưới giao tiếp một cách nhanh chóng mà không bị giới hạn về không gian và thời gian với chi phí rẻ nhất. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng trở thành một kênh giải trí hoàn hảo khi trở thành nơi lý tưởng để giới trẻ giải tỏa áp lực trước những vấn đề mà họ phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Trước hàng loạt tiện ích, mạng xã hội dường như đang trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của thanh thiếu niên.

Mặc dù sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến bộ phận này đang được nhìn nhận theo nhiều chiều hướng khác nhau, song dù thế nào cũng cần thừa nhận những bước tiến khả quan của các trang mạng xã hội ở Việt Nam với số lượng người sử dụng có thể tiếp tục gia tăng trong tương lai.

2. Tìm hiểu lợi ích và tác hại từ mạng xã hội Facebook

Lợi ích của mạng xã hội facebook là gì?

  • Giúp bạn kết nối mọi người: Với mạng xã hội facebook, bạn có thể dễ dàng làm quen với nhiều người. Với tính năng chat miễn phí và không giới hạn thì đây là một công cụ giúp bạn có thể trò chuyện và tán gẫu một cách thuận tiện nhất.Đây cũng là công cụ giúp bạn liên lạc với bạn bè của bạn ngay cả khi bạn không có thời gian gặp gỡ họ.

    Facebook có mặt tại việt nam khi nào năm 2024
    Giao tiếp qua mạng xã hội

    • Cập nhập thông tin nhanh chóng: Đây được đánh giá là tính năng “hấp dẫn” người dùng của facebook.Với facebook, bạn có thể nắm bắt thông tin xã hội vô cùng nhanh chóng, và theo xu hướng phát triển của xã hội.
    • Facebook là công cụ giải trí hữu ích: Cụ thể, Facebook xuất hiện hàng trăm những video hài hước của các nước trên thế giới, hàng ngàn những bức ảnh vui nhộn đầy sáng tạo của các bạn trẻ và hàng nghìn những đoạn phim cắt ra từ những tác phẩm điện ảnh kinh điển… có tác dụng giải trí cao. Ứng dụng này cũng là kho trò chơi khổng lồ đầy hấp dẫn được cập nhật thường xuyên, bạn có thể tha hồ lựa chọn.
    • Địa điểm kinh doanh, mua bán lý tưởng: Những năm gần đây, facebook được xem là “mảnh đất màu mỡ” để những người thích kinh doanh có thể rao bán những mặt hàng của mình. Bên cạnh đó, người mua hàng cũng sẽ rất thuận tiện khi chỉ cần ngồi nhà, chọn một mặt hàng trên Facebook và đợi người ta chuyển hàng đến chứ không cần phải mất công đi lựa chọn ở những cửa hàng xa xôi.
    • Phương tiện giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn: Facebook cũng là nơi bồi dưỡng tâm hồn, đời sống tình cảm của con người. Đây là nơi tập trung những thước phim cảm động đầy giá trị nhân sinh, những câu chuyện cảm động về tình người và cả những hình ảnh khơi gợi lên những cảm xúc tốt đẹp nhất về tình yêu, tình thương với căm ghét, lòng căm phẫn với cái xấu xa bạo ngược...

    Những tác hại từ mạng xã hội Facebook

    Bên cạnh lợi ích thì facebook cũng tồn tại nhiều hạn chế cụ thể như sau:

    • Giảm tương tác giữa người với người: Hiện nay, nghiện mạng xã hội đang là thực trạng phổ biến, khiến nhiều người dùng dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình. Bên cạnh đó, nó cũng khiến bạn buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” hơn cuộc sống thực. Dần dà, làm giảm tương tác giữa người với người trong đời sống thực tế.
    • Làm mọi điều chỉ để gây chú ý: Có thể thấy, việc đăng những status mơ hồ nhầm “câu like” và view không còn là chuyện lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu quá thường xuyên. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và notification sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn.
    • Facebook làm xao nhãng mục tiêu cá nhân: Việc quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kĩ năng cần thiết, các bạn chỉ cắm đầu vào mạng xã hội.
    • Tăng nguy cơ trầm cảm: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, những người sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Chính vì thế, nếu bạn có biểu hiện thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt Facebook trong một thời gian.
    • Giết chết sự sáng tạo: Mạng xã hội cũng có thể làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt những trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. Trong thời gian dài, có thể gây ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người dùng.

    Facebook có mặt tại việt nam khi nào năm 2024
    Sử dụng Facebook quá nhiều cũng gây “nghiện”

    Trên đây là thực trạng sử dụng mạng xã hội Facebook ở nước ta hiện nay cũng như lợi ích, tác hại mang đến từ Facebook. Việc sử dụng mạng xã hội Facebook mang đến lợi ích hay đem lại tác hại phụ thuộc vào cách sử dụng của từng cá nhân.

    Facebook có ở Việt Nam từ khi nào?

    Mạng xã hội Facebook đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam được một thời gian khá lâu. Nhưng nó chỉ thực sự sôi động và đi vào đời sống của người dân khoảng từ giữa năm 2012 đến nay.

    FB có từ bao giờ?

    Facebook.

    Tháng 2 năm 2004 Facebook được ra mắt với cái tên là gì?

    Facebook ra mắt vào ngày 4/2/2004 với tên gọi ban đầu là thefacebook.com. Mạng xã hội này được tạo ra với mục đích là để cập nhật “thư mục thông tin cho sinh viên đại học”. Các sinh viên Đại học Harvard có thể đăng ảnh của chính họ và thông tin cá nhân về mình, chẳng hạn như lịch học và các câu lạc bộ họ tham gia.

    Mạng xã hội Facebook xuất hiện năm bao nhiêu?

    Ngày 4/2/2005: Mạng xã hội Facebook do Mark Zuckerberg sáng lập chính thức ra đời. Facebook là một trang mạng xã hội có lượng người tải và sử dụng đứng đầu trên toàn thế giới.