Giá chưa xuất hóa đơn là thế nào năm 2024

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng có điểm nào giống và khác nhau. Nhiều người vẫn có thể chưa phân biệt được 2 loại hóa đơn này. Cùng xem phân biệt hóa đơn ngay dưới đây.

Giá chưa xuất hóa đơn là thế nào năm 2024

\>> Xem thêm: Hóa đơn bán hàng là gì? Mẫu hóa đơn bán hàng năm 2022

Hai loại hóa đơn này đều phổ biến trong doanh nghiệp, nhưng loại không giống nhau. Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT đều lập sau khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng. Việc phân biệt chúng rất quan trọng đối với kế toán để công tác kê khai, hoạch toán cho doanh nghiệp hiệu quả.

Dưới đây là 8 tiêu chỉ để phân biệt hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng:

1. Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng

2. Về đối tượng lập hóa đơn

Hóa đơn bán hàng Doanh nghiệp khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trong các hoạt động sau:

  • Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa trong khu phi thuế quan;
  • Những hộ kinh doanh cá thẻ nộp thuế theo hình thức thuế khóa, hóa đơn của cơ quan thuế;
  • Một số dịch vụ đặc thù theo quy định. Hóa đơn giá trị gia tăng Các doanh nghiệp khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
  • Doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

3. Đối tượng phát hành hóa đơn

Hóa đơn bán hàng Doanh nghiệp/ tổ chức phải lên cơ quan thuế để mua Hóa đơn giá trị gia tăng Doanh nghiệp/ tổ chức có thể tự tin, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in

4. Thuế suất của hóa đơn

Hóa đơn bán hàng Không có dòng thuế xuất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn. Hóa đơn giá trị gia tăng Có dòng thuế và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn.

5. Chữ ký trên hóa đơn

Hóa đơn bán hàng Chỉ có chữ ký của người bán hàng hóa Hóa đơn giá trị gia tăng Bao gồm cả chữ ký của người bán và chữ ký của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền.

6. Hình thức kê khai hóa đơn

Hóa đơn bán hàng Kê khai hóa đơn đầu ra, không kê khai hóa đơn đầu vào Hóa đơn giá trị gia tăng Phải kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ.

7. Quy định về Thuế GTGT

7.1 Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng Không được khấu trừ nên chỉ cần kê khai vào Chỉ tiêu 23 trên Tờ khai 01/GTGT (hoặc không cần kê khai vì không có thuế GTGT) Hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT Trong trường hợp đủ điều kiện khấu trừ, được khấu trừ và kê khai vào Chỉ tiêu 25 trên tời khai 01/GTGT

7.2 Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng Không cần phải kê khai, chỉ hoạch toán

–> Những doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tuếp chỉ phải kê khai những hóa đơn bán hàng đầu ra (Đầu vào không cần kê khai)

Hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT Không cần kê khai hóa đơn đầu vào, phần thuế GTGT hoạch toán vào nguyên giá của hàng hóa, tài sản, chi phí.

Minh hoạ: Công ty X mua bàn ghế văn phòng: Trị giá 10 triệu, tiền thuế là 1 triệu, tổng phải trả là 11 triệu (Hóa đơn GTGT và công ty A kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp)

Chỉ cần hạch toán như sau:

Nợ TK 153…: 11 triệu

Có 111: 11 triệu

8. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hóa đơn bán hàng hay hóa đơn GTGT nếu hợp lệ, hợp lý và hợp pháp thì đều được ghi nhận vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên đây, MISA MEINVOICE đã giúp các bạn phân biệt được điểm khác nhau giữa hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng. Bên cạnh đấy, các bạn có thể tham khảo phần mềm hóa đơn điện tử MISA MEINVOICE, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi hóa đơn và tiết kiệm 80% chi phí.

Giá chưa xuất hóa đơn là thế nào năm 2024

Doanh nghiệp dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA meInvoice trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Hóa đơn trực tiếp hay còn biết đến là hóa đơn bán hàng là một loại hóa đơn thường xuyên được sử dụng trong bán hàng và kế toán. Trong bài viết hôm nay cùng iHOADON tìm hiểu hóa đơn trực tiếp là gì? Và các quy định về hóa đơn trực tiếp

1. Hóa đơn trực tiếp là gì?

Giá chưa xuất hóa đơn là thế nào năm 2024

Định nghĩa hóa đơn trực tiếp

Hóa đơn trực tiếp là loại hóa đơn do chi cục Thuế cấp cho các doanh nghiệp/tổ chức hay cá nhân kinh doanh sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp khi giao dịch mua bán, cung cấp sản phẩm/dịch vụ.

Hóa đơn trực tiếp hay còn được biết đến là hóa đơn bán hàng dành cho các cửa hàng hay hộ kinh doanh. Những cá nhân/tổ chức khi lựa chọn phương pháp nộp thuế trực tiếp thì không sử dụng hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ).

2. Quy định về hóa đơn trực tiếp

.jpg)

Quy định về hóa đơn trực tiếp

2.1. Đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp

Hóa đơn trực tiếp chỉ được áp dụng với tổ chức/cá nhân sử dụng phương pháp kê khai thuế trực tiếp hay trực tiếp sử dụng. Theo đó, các tổ chức kinh doanh nhưng không theo hình thức doanh nghiệp bao gồm nhà thầu nước ngoài, hợp tác xã và ban quản lý dự án.

Đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp còn bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh. Các công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp với tỷ lệ theo doanh thu và các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự đặt in cũng có thể sử dụng hóa đơn trực tiếp.

Bên cạnh đó, những đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp (hóa đơn bán hàng) thì không sử dụng hóa đơn điện tử và không thể nộp thuế trực tuyến

2.2. Mẫu hóa đơn trực tiếp

Hóa đơn trực tiếp là hóa đơn mà các doanh nghiệp/tổ chức hay cá nhân kinh doanh có thể tự in được. Tuy nhiên, hóa đơn trực tiếp cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

- Tên, ký hiệu, số và tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn trực tiếp đặt in, phải ghi tên tổ chức nhận in hóa đơn;

- Tên, địa chỉ và mã số thuế của người bán và người mua;

- Tên, đơn vị tính, đơn giá, số lượng và thành tiền hàng hóa, dịch vụ (chưa có VAT);

- Tổng số tiền cần thanh toán, chữ ký của người mua - bán và thời gian lập hóa đơn.

Dưới đây là mẫu hóa đơn trực tiếp bạn đọc có thể tham khảo

Giá chưa xuất hóa đơn là thế nào năm 2024

3. Mua hóa đơn trực tiếp như thế nào?

.jpg)

Mua hóa đơn trực tiếp

Hóa đơn được cấp trực tiếp tại Cơ quan thuế mới hợp lệ, để tránh nhiều rủi ro không đáng có, doanh nghiệp nên mua hóa đơn trực tiếp ở Cơ quan thuế.

Đối với cá nhân, tổ chức mua hóa đơn trực tiếp lần đầu

Cá nhân, doanh nghiệp/tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị mua theo mẫu số 3.3 Thông tư 39/2014;

- Bản cam kết theo mẫu số CK01/AC Thông tư 39/2014;

- Bản sao giấy phép kinh doanh;

- CCCD/CMT của người mua;

- Con dấu (nếu có).

Đối với cá nhân, tổ chức mua hóa đơn bán hàng trực tiếp từ lần 2

Các cá nhân, tổ chức cần phải chuẩn bị thêm các loại giấy tờ so với mua từ lần đầu tiên như sau:

- Sổ mua hóa đơn được phát khi mua lần đầu;

- Quyển hóa đơn mua trước liền kề, đang sử dụng.

Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn bán hàng

Trước khi mua hóa đơn, cá nhân/tổ chức phải đóng dấu tên, địa chỉ và mã số thuế trên liên 2 của mỗi hóa đơn. Số lượng hóa đơn bán hàng trực tiếp được cấp sẽ không vượt quá một quyển năm mươi cho mỗi loại hóa đơn.

Nơi nộp hồ sơ mua bán hóa đơn trực tiếp

Các cá nhân, doanh nghiệp/tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Ấn chỉ của Chi cục Thuế trực tiếp quản lý cá nhân, tổ chức.

4. Hóa đơn trực tiếp tính thuế như nào?

.jpg)

Hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn bán hàng tính thuế như nào?

Theo quy định tại Công văn số 3430/TCT-KK 2014 của Tổng cục Thuế, người sử dụng hóa đơn trực tiếp không phải kê khai thuế. Hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn bán hàng thông thường không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa và dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.

Bên cạnh đó, hóa đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế vì đây là hóa đơn thông thường. Các hóa đơn GTGT hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc là chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế GTGT thay cho đơn vị nước ngoài thì mới được thực hiện khấu trừ thuế.

Trên đây là nội dung liên quan đến hóa đơn trực tiếp. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu về định nghĩa hóa đơn trực tiếp và các quy định liên quan.

Giá trị bao nhiêu thì phải xuất hóa đơn?

1.3 Xuất hóa đơn đỏ tối thiểu bao nhiêu tiền Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.” ⇒ Như vậy khi bán hàng hóa dịch vụ có tổng giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên thì bắt buộc phải lập hóa đơn.

Ai là người xuất hóa đơn?

Người lập hóa đơn là người bán, các trường hợp cần lập hóa đơn theo hợp đồng là khi phát sinh việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bao gồm cả những hàng hóa, dịch vụ được dùng để quảng cáo, khuyến mãi, hàng mẫu, biếu tặng, cho, trao đổi, bồi dưỡng hiện vật cho người lao động, ngoại trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng ...

Khi nào phải lập hóa đơn?

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp ...

Bán hàng không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu?

Không xuất hóa đơn khi bán hàng phạt bao nhiêu? Hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP).