Giá xăng năm 2023

[PLO]- Giá xăng dầu thế giới đang tăng mạnh khiến giá xăng trong nước chịu nhiều sức ép tăng giá.

Theo dữ liệu mới công bố của Bộ Công thương, giá xăng A95 nhập từ Singapore đã tăng mạnh lên gần 116 USD/thùng. Mức giá này tương đương ngày 20-7, khi đó giá xăng trong nước ở mức 29.675 đồng/lít.

Giá dầu thô toàn cầu cũng bật tăng trở lại trên mức 100 USD/thùng. Nguyên nhân là do Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ [OPEC] đang xem xét cắt giảm sản lượng nhằm duy trì đà tăng của giá dầu.

Trước đó, giá dầu bị sức ép giảm giá vì lo ngại nhu cầu dầu giảm khi xuất hiện các dấu hiệu suy thoái tiềm tàng ở châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, tăng trưởng ở kinh tế Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới không mấy tích cực đã gây ra mối đe doạ lên nhu cầu dầu.

Tuy nhiên, một số chuyên gia dự báo, nếu không có một cuộc suy thoái sâu sẽ làm giảm nhu cầu dầu toàn cầu, giá dầu sẽ tăng trở lại từ đây cho đến cuối năm, thậm chí sang năm 2023. Ngoài ra, công suất dự phòng rất hạn chế của cả các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ và nhóm OPEC cũng là yếu tố chính khiến giá dầu tăng cao hơn.

Hai nhân tố này đang gây lo ngại cho kỳ điều xăng trong nước vào ngày 1-9 tới. Kỳ điều chỉnh vừa qua, giá xăng đã đi ngang nhưng nếu trong những ngày tới giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh, giá xăng trong nước khó có thể giữ mức giá cũ.

Việt Nam sản xuất chip máy tính, điện thoại, ô tô: Được không?

[PLO]-  “Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thiết kế chip, điều còn thiếu hiện nay là xây dựng nhà máy sản xuất chip” - chủ tịch Hội Công nghệ và vi mạch TP.HCM nhận định.

PHƯƠNG MINH

Theo Tổng hợp

Giá xăng dầu hôm nay 13.10: WTI ngưỡng 87,20 USD/thùng, dầu Brent 92,50 USD/thùng.

Giá xăng dầu dự báo giảm sâu. Ảnh: Tuấn Anh

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Phiên sáng nay [13.1, giờ Việt Nam], giá dầu WTI giảm 0,07 USD/thùng, tương ứng 0,08% xuống mức 87,20 USD/thùng; dầu Brent tăng 0,05 USD/thùng, tương ứng 0,05% lên mức 92,50 USD/thùng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12.10, giá WTI giảm 2,33% xuống 87,27 USD/thùng, dầu Brent giảm 1,95% xuống 92,45 USD/thùng.

Như vậy, giá dầu đã giảm sâu sau khi vượt mốc 90 USD/thùng khi thị trường chờ đợi báo cáo tháng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu OPEC.

Trong các báo cáo trước, nhóm luôn thể hiện quan điểm và sự tự tin vào khả năng phục hồi trong nhu cầu dầu thế giới. Hành động cắt giảm sản lượng dầu của nhóm được cho là một tín hiệu cho thấy, nhóm nghĩ rằng mức giá cao mới có thể đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng.

Tuy vậy, lần này, nhóm đã hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2022 xuống 99,67 triệu thùng/ngày, thấp hơn 0,35 triệu thùng/ngày so với báo cáo tháng trước. Nhu cầu tiêu thụ dầu trong năm 2023 cũng được điều chỉnh giảm 0,71 triệu thùng/ngày xuống 102,73 triệu thùng/ngày.

Nguyên nhân là do tác động của chính sách Zero-COVID kéo dài của Trung Quốc và khó khăn trong kinh tế tại các nước châu Âu. Số liệu bất ngờ của OPEC đã khiến cho giá đảo chiều, chuyển sang xu hướng giảm sau giờ phát hành báo cáo.

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn của Cơ quan Quản lý thông tin Năng lượng Mỹ cũng hạ dự báo triển vọng tiêu thụ dầu trong năm 2023, từ 101,5 triệu thùng/ngày xuống 101,03 triệu thùng/ngày.

Bất chấp sản lượng dầu cũng được dầu chỉnh giảm do động thái cắt hạn ngạch của OPEC, cơ quan này vẫn hạ dự báo giá dầu Brent trong năm 2023 từ 97 USD/thùng xuống 95 USD/thùng.

Qua đó, có thể thấy bất chấp các rủi ro đối với nguồn cung dầu, 2 cơ quan năng lượng lớn đang nhấn mạnh vai trò của sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ dầu với thị trường hơn.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay thế nào?

Hôm nay, giá bán các loại xăng dầu trong nước áp dụng theo mức giá điều chỉnh từ 15h ngày 11.10.

Hiện, giá xăng RON 95-III lên 22.000 đồng một lít [tăng 560 đồng một lít]; Xăng E5 RON 92 lên 21.290 đồng một lít [tăng 560 đồng một lít].

Giá các mặt hàng dầu tăng mạnh. Cụ thể, dầu diesel là 24.160 đồng một lít, tăng 1.960 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 22.820 đồng, tăng 1.140 đồng, dầu mazut giữ nguyên, có giá 14.090 đồng/kg.

Biến động giá xăng dầu tiếp tục tác động trực tiếp tới đời sống của người dân cũng như hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có những giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững.

Giá dầu còn tăng cao

Trong bối cảnh các nền kinh tế tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm bất ổn địa chính trị, giá xăng dầu đã tăng lên mức cao vượt xa mọi dự đoán. Hiện tại, giá nhiên liệu có phần giảm nhiệt, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ sớm được bình ổn. Đặc biệt, thế giới đang hứng chịu cuộc khủng hoảng năng lượng và châu Âu đang đối mặt với mùa đông khắc nghiệt, nên các nước đang tăng cường dự trữ xăng dầu, càng làm giá dầu có nguy cơ tiếp tục tăng.

Ông Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng, giá dầu có thể vẫn duy trì ở mức cao trong ít nhất là nửa năm hoặc lâu hơn nữa, cho đến khi nguồn cung tăng đủ trở lại để đáp ứng nhu cầu.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, chuyên gia phân tích dầu khí của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect, thiếu hụt nguồn cung vẫn kéo dài trong những tháng tới, khi lệnh trừng phạt Nga có hiệu lực vào cuối năm nay và các thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ [OPEC] không đạt được mục tiêu gia tăng sản lượng như đã cam kết.

Thời điểm hiện nay, giá dầu thế giới vẫn quanh mức 100 USD/thùng. Tốc độ bổ sung chậm sẽ khiến giá dầu tiếp tục neo ở mức cao. VNDirect dự báo, giá dầu cuối năm là 100 USD/thùng và năm 2023 là 90 USD/thùng. 

Trong khi đó, một trong 3 kịch bản về lạm phát toàn cầu mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra gần đây là lạm phát tiếp tục giữ đà tăng và sẽ đạt đỉnh vào đầu năm 2023 trước khi giảm dần nhưng với tốc độ chậm hơn vào năm 2024, giá dầu có thể đạt mức 150 USD/thùng.

Đối với Việt Nam, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới vì nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế. Ông Lê Quang Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Logisitics Việt Nam cho biết, chi phí xăng dầu chiếm hơn 30% tổng chi phí cấu thành của logistics hiện nay. Giá xăng dầu tăng đột biến ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nói chung và hệ thống vận tải hoạt động logistics.

Cần những biện pháp mang tính dài hạn

Ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] nhận định, xu thế chuyển dịch năng lượng vẫn chính yếu, không thể đảo ngược và đang được thúc đẩy. Tuy nhiên, đây là cơ hội cần được tận dụng thật tốt trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Theo đại diện Idemitsu Kosan Co.,Ltd. [IKC] - một trong các nhà đầu tư tại Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn [NSRP], Dự án đã đối mặt với khó khăn tài chính do tác động của những yếu tố khó lường. Các nhà đầu tư cần đoàn kết để hỗ trợ doanh nghiệp liên doanh này, thông qua việc thống nhất kế hoạch hoạt động trung và dài hạn, đảm bảo cho NSRP có thể vận hành ổn định trong tương lai.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, hoạt động dầu khí có nhiều rủi ro, có tính quốc tế, cần quan tâm đến thông lệ quốc tế. Luật Dầu khí [sửa đổi] chỉ điều chỉnh các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí - hoạt động thượng nguồn dầu khí, còn các hoạt động trung và hạ nguồn của ngành, như lọc hóa dầu, sản xuất phân bón và sản xuất điện, được điều chỉnh bằng các luật khác.

Do đó, theo ông Hiếu, việc đồng bộ Luật Dầu khí [sửa đổi] với các quy định của luật khác là cần thiết, theo hướng cho phép thực hiện các dự án thăm dò, khai thác dầu khí theo chuỗi, tránh phải trình nhiều cơ quan, bộ, ngành, tránh xung đột về pháp lý.

Ngày mai [8/9], Báo Đầu tư tổ chức Toạ đàm “Biến động giá dầu và kịch bản ứng phó cho ổn định và phát triển” tại trụ sở Báo - số 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. Các đại diện từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các chuyên gia kinh tế từ các tổ chức và hiệp hội, cùng đông đảo đại diện doanh nghiệp trong nước và quốc tế sẽ chia sẻ những nhận định về cuộc khủng hoảng năng lượng, tác động của biến động giá dầu tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đưa ra nhiều giải pháp thực tế và các đề xuất hữu ích nhằm chung tay vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh vận chuyển theo hướng phát triển bền vững.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề