Giải bài tập lịch sử 10 bài 15 câu 3 năm 2024

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc [từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X] được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo

  • Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 12
  • Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 13
  • Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 14

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 15 trang 81

Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt dân ta thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Các triều đại phong kiến phương Bắc truyền bá Nho giáo bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán nhằm mục đích:

- Lấy Nho giáo làm công cụ tinh thần cho chế độ cai trị của chúng ở nước ta.

- Thực hiện âm mưu đồng hoá, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán, đất nước ta trở thành một tỉnh của Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 15 trang 82

Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?

Trả lời:

Người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình vì:

- Trước khi người Hán vào Việt Nam, Người Việt đã có nền văn hóa truyền thống riêng, phát triển cao, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Chính sách của nhà Hán chỉ phổ biến ở cấp trung ương, chứ không đến được cấp làng xã Việt.

- Người Việt tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa Trung Hoa và Việt hóa những yếu tố đó cho phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt.

Bài 1 trang 82 sgk Lịch Sử 10

Trình bày những chính sách độ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

Trả lời:

Những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:

- Chính trị: Chia nước ta thành các quận, châu, huyện, sáp nhập nước ta thành một bộ phận của Trung Quốc. Kiểm soát chặt chẽ, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp đoạt ruộng đất, cưỡng ép nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt.

- Văn hoá: Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc, tăng cường truyền bá Nho giáo và chữ Hán.

Bài 2 trang 82 sgk Lịch Sử 10

Mục đích của chính sách đô hộ đó có thực hiện được hay không? Tại sao?

Trả lời:

- Mục đích của chính sách đô hộ: Xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc; Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế; Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

- Mục đích của chính sách đô hộ đó chỉ được thực hiện ở mức tương đối:

• Chính quyền đô hộ không khống chế nổi các làng xóm mà vẫn do người Việt tự quản lí.

• Những chính sách về văn hoá như truyền bá Nho giáo, chữ Hán chỉ tác động đến một bộ phận trong xã hội thuộc tầng lớp trên, còn đại bộ phận nhân dân không chịu ảnh hưởng nhiều mà vẫn bảo tồn được những nét văn hóa truyền thống của mình.

Bài 3 trang 82 sgk Lịch Sử 10

Hãy cho biết những chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc. Nguyên nhân của sự chuyển biến đó.

Trả lời:

Sự chuyển biến về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta thời Bắc thuộc:

- Về kinh tế:

• Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến, diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nhờ vây năng suất lúa cao hơn trước.

• Thủ công nghiệp – Thương mại có sự chuyển biến đáng kể, xuất hiện nhiều nghề thủ công mới, buôn bán các vùng được đẩy mạnh.

- Văn hoá:

• Tiếp nhận những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa [Ngôn ngữ, văn tự].

• Bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.

- Xã hội: Mâu thuẫn dân tộc gay gắt giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.

Nguyên nhân:

- Do sự phát triển nội tại của kinh tế, văn hóa đất nước.

- Nhờ sự học hỏi những tiến bộ về kỹ thuật sản xuất và việc tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa.

- Do những chính sách cai trị tàn bạo của các triều đại phương Bắc làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Lịch sử 10 bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10...

10. Truyền thống biết ơn tổ tiên, các vị anh hùng, người có công với làng nước của người Việt Nam hiện nay bắt nguồn từ thời

  1. Văn Lang – Âu Lạc
  1. Lâm Ấp.
  1. Chăm-pa.
  1. Phù Nam.

11. Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

  1. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
  1. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
  1. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
  1. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét.

12. Ý nào phản ánh không đúng cơ sở dẫn đến sự ra đời sớm nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

  1. Yêu cầu phát triển buôn bán với các tộc người khác.
  1. Yêu cầu của hoạt động trị thủy để phục vụ nông nghiệp.
  1. Yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  1. Những chuyển biến cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội.

13. Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

  1. Nhà nước sơ khai, không còn là tổ chức bộ lạc.
  1. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia.
  1. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
  1. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

14. Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc bắt nguồn từ

  1. sự chuyển biến về kinh tế.
  1. sự xuất hiện các giai cấp mới.
  1. sự tư hữu hóa trong sản xuất.
  1. sự thay đổi vai trò của đàn ông.

15. Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm

  1. vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.
  1. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
  1. vua, quý tộc, tư sản, thị dân.
  1. vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.

16. Ý nào dưới đây không phản ánh đặc điểm đời sống của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

  1. Lúa gạo là lương thực chính.
  1. Ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu.
  1. Có chữ viết trên cơ sở sáng tạo chữ Phạn.
  1. Sùng bái tự nhiên và có tục phồn thực.

17. Một số tục lệ ma chay cưới xin và lễ hội trong quốc gia Văn Lang – Âu Lạc có nguồn gốc từ

  1. tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, biến ơn anh hùng dân tộc.
  1. những ảnh hưởng của văn hóa Chăm pa, Phù Nam.
  1. những ảnh hưởng của Hin-đu giáo và Phật giáo.
  1. sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc.

18. Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu quả nào dưới đây?

Chủ Đề