Giáo an dạy múa Cả nhà thương nhau

ĐỀ TÀI: Nghe hát “ Ba ngọn nến lung linh”

Dạy hát “ Cả nhà thương nhau”

Trò chơi “ Đoán tên bạn hát “

Độ tuổi: Lớp ghép 3-4 tuổi

Thời gian: 15-20p

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhớ tên bàì hát tên tác giả

- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca. Thể hiện được sắc thái vui tươi qua giọng hát và nét mặt.

- Trẻ cảm nhận được giai điệu của bài hát “ Ba ngọn nến lung linh”

- Giáo dục trẻ biết yêu thương, quý trọng gia đình.

2. Chuẩn bị:

- Của cô:

+ sắc xô

+ đĩa nhạc

+ tranh nội dung bài hát

- Của trẻ:

+ Mũ chóp

3. Tiến hành:

   * Hoạt động 1: Ôn định tổ chức.

Chơi trò chơi “ Mẹ yêu bé”. Đàm thoại:

- Trò chơi có tên gì?

- Trò chơi nói về ai?

- Trong gia đình của con ngoài mẹ và con thì còn có ai?

=> Trò chơi nói về tình cảm của người mẹ đối với con, mẹ xem con như những bông hoa hồng nhỏ và mẹ hôn mỗi ngày. Trong gia đình ngoài mẹ, con còn có bố , có ông bà… Mọi người trong gia đình đều rất yêu thương nhau chính vì thế hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát “ Cả nhà thương nhau” sáng tác của “ Phan Văn Minh”

*Hoạt động 2. Dạy hát “Mừng sinh nhật”

* Cô hát cho trẻ nghe:

+ Lần 1: Cô hát . Đàm thoại:

             + Cô vừa hát bài gì?

             + Ai sáng tác ?

+ Lần 2: Cô vừa hát vừa vận động. Xem tranh ,giải thích nội dung bài hát

=> Bài hát nói về tình cảm của các thành viên trong gia đình rất yêu thương nhau, xa thì nhớ gặp nhau thì cười. Chính vì thế các con phải biết yêu thương, quý trọng các thành viên trong gia đình mình nhé.

* Dạy trẻ hát:

- Cô dạy trẻ hát từng đoạn.

- Cô cho cả Lớp hát cùng cô 2-3 lần.

- Mời tổ, nhóm, cá nhân hát. Cô theo dõi sửa sai cho trẻ.

- Cho cả lớp hát lại lần nữa.

   * Hoạt động 3: Nghe hát [tt]

- Hôm nay cô có bài hát gửi tặng lớp mình đó là bài “ Ba ngọn nến lung linh” của nhạc sỹ Ngọc Lễ. Các con cùng chú ý lắng nghe nhé!

- Lần 1: Cô hát. Cho trẻ xem tranh, giải thích nội dung:

=> “Ba là cây nến vàng…thắp sáng một gia đình” Mỗi thành viên trong gia đình tạo nên sự gắn bó ấm cúng, bên nhau chia sẽ những niềm vui nỗi buồn. Chính vì thế các con phải biết trân trọng các thành viên trong gia đình và yêu thương nhau các con nhớ chưa?

- Lần 2: Bài hát sẽ hay hơn khi cô múa đấy, bây giờ các con hãy cùng xem cô múa nhé.

- Lần 3: Bây giờ cô mời lớp mình cùng đứng lên biểu diễn với cô bài hát này cho vui nhé.

   * Hoạt động 4: TCAN Đoán tên bạn hát.

- Cô giới thiệu tên trò chơi “ Đoán tên bạn hát”

- Cách chơi: Cô sẽ mời một bạn lên đội mũ chóp che kín mặt. Mời một bạn khác hát. Bạn hát xong và hỏi: Bạn nào hát? Bạn đội mũ chóp phải trả lời đúng tên bạn vừa hát

- Luật chơi: Nếu trẻ nói đúng thì sẽ được thưởng một tràn pháo tay

- Lớp chơi 3-4 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.tuyên duơng trẻ kịp thời.

Phát triển thẩm mĩ đề tài
hát VĐ Cả nhà thương nhau

I.HOẠT ĐỘNG HỌC

Lĩnh vực:   Phát triển thẩm mĩ

Đề tài:Hát VĐ: Cả nhà thương nhau”

Nghe hát: "Ru con"

T/C:Tai ai thính

1. Mục tiêu

a.Kiến thức:

- Trẻ hát  đúng giai điệu bài hát, hát kết hợp gõ, vỗ theo nhịp bài “Cả nhà thương nhau”

- Trẻ hiểu nội dung và cảm nhận giai điệu bài hát “Ru con”.

b.Kỹ năng:

- Luyện kĩ năng nghe nhạc, vận động theo nhịp.Phát triển tai nghe nhạc cho trẻ

- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, nghe trọn vẹn bài hát.

- Biết chơi trò chơi âm nhạc.

c.Thái độ:

- Trẻ yêu quý những người thân trong gia đình, thích thể hiện tình cảm bằng lời ca.

2. Chuẩn bị:

-         Đồ dùng của cô: đĩa ghi bài hát “ Ru con”, Bức tranh về gia đình. Phách tre , trống lắc , trống lắc.

3.Tổ chức hoạt động:

ND hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

*HĐ1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú

* HĐ2. Nội dung

+HĐ2.1.Dạy trẻ TN bà“Cả nhà thương nhau”

+HĐ2.2. Nghe hát: Ru con

+ HĐ2.3. Trò chơi: “Ai đoán giỏi”

* HĐ3. Kết thúc

- Cô cho trẻ xem tranh về gia đình và trò chuyện về nội dung bức tranh.

- Các con có thuộc bài hát nào nói về tình cảm của người thân trong gia đình không?

- Cô mở nhạc cho trẻ nghe giai điệu và hát theo nhạc bài “cả nhà thương nhau”

- Cô giới thiệu bài hát này sẽ hay hơn nếu chúng mình vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp đấy.

- Cho cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài hát.

- Cô hướng dẫn cách vỗ tay:  Chúng mình bắt đầu vỗ vào tiếng “Ba” cô vỗ tay kết hợp hát cho trẻ xem. Cả lớp cùng hát kết hơp vỗ tay theo nhịp.[ Cô chú ý sữa sai cho trẻ].

- Tổ, nhóm hát kết hợp gõ các dụng cụ âm nhạc theo nhịp bài hát.

- Cô gt: Ngôi nhà là nơi các con lớn khôn từng ngày với biết bao kỉ niệm yêu thương từ lời ru của mẹ mong cho con thơ khôn lớn. Nhạc sĩ Nguyễn VănTýđã sáng tác bài hát “Ru con”, hôm nay cô sẽ hát tặng các con,

-Cô thể hiện bài hát lần 1

-   Lần 2 kết hợp múa minh hoạ.

-   Lần 3 cô và trẻ cùng minh hoạ.

-   Cô gt cách chơi

-   Cho trẻ chơi 3-4 lần

-   Cô nhận xét sau mỗi lần chơi

-   Cô nhận xét tuyên dương trẻ

- Trẻ xem tranh và trò chuyện.

-Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

- Cả lớp hát và vỗ tay cùng cô

- Trẻ q/s và lắng nghe.

- Tổ, nhóm hát và gõ dụng cụ âm nhạc.

-   Trẻ lắng nghe

- Trẻ chú ý nghe cô hát.

- Trẻ minh họa cùng cô.

- Trẻ nghe cô hướng dẫn và thực hiện chơi.


II.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

1.Hoạt động có chủ đích:Nhặt gom lá vàng rụng ở vườn trường.

 2.TC vận động: “Lộn cầu vồng”

3. Chơi tự do : chơi với phấn, đ/c thiết bị ngoài trời

a. Mục tiêu:

 - Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với điều kiện tự nhiên, được hít thở không khí trong lành

- Trẻ biết giữ gin vệ sinh sạch sẽ trường, lớp học.

- Trẻ biết chơi trò chơi và chơi đúng luật

- Trẻ được vui chơi thoải mái, chơi theo ý thích của mình

b. Chuẩn bị:

- Địa điểm: sân trường

- Phấn, bóng, vòng, đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời

c. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ.

*HĐ1:Ổnđịnh tổ chức, gây hứng thú

- Cô nói về nội dung của buổi q/s và quy định của buổi chơi

*HĐ2: Nội dung

1. Hoạt động có chủ đích: “Nhặt gom lá vàng rụng ở vườn trường

+ Con nhìn xem đây là cây gì?

+ Dưới gốc cây có gì?

+ Thế con phải làm sao?

+ Nhặt lá xong con bỏ vào đâu?

+ Cho trẻ cùng nhau nhặt lá bỏ vào thùng rác, sau đó cho trẻ đi rửa tay.

Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường.

2.Trò chơi vận động: “Lộn cầu vồng”

- Cô gt cách chơi và luật chơi.

- Cho trẻ chơi 4-5 lần

- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi

3. Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do phấn, chơi với các thiết bị ngoài trời

- Cô bao quát và đảm bảo an toàn cho trẻ.

*HĐ3. Kết thúc

Cô nhận xét buổi chơi, sau đó cho trẻ đi rửa tay, kt sỉ số và cho trẻ vào lớp

-         Trẻ hát

-         Cây vú sữa

-         Nhặt lá ạ

-         Trẻ trả lời

-         Trẻ lắng nghe

-         Trẻ chơi trò chơi vận động

III.HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT

Ôn tập các từ đã học trong tuần

1.Mục đích

- Trẻ nghe hiểu và nói được từ, câu đã học trong tuần

- Hỏi và trả lời câu hỏi: “ Đây là ai?”, “Kia là ai”,“Đây là bố/mẹ”, “Kia là ông/bà”...

2. Chuẩn bị: Tranh vẽ về gia đình cô ông, bà, bố, mẹ, cô, chú ,bác, anh, chị, em.

3. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

*HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú

- Cho trẻ hát cùng cô bài “Tổ ấm gia đình”

- Trò chuyện về nội dung bài hát

* HĐ2: Nội dung

- Cô cho trẻ quan sát tranh về gia đình để cho trẻ ôn các từ và câu trong từ đã học.

VD: “Đây là ông, đây là bà, kia là cháu,...Ông mặc áo xanh”...

- Kết hợp các từ đã học ở các từ đã học ở các tuần trước để trẻ ôn. Ví dụ: “Ông lớn hơn cháu, cháu nhỏ hơn ông,...Đây là mắt cháu. Cháu có hai mắt, hai tai, một miệng”.

*HĐ3: Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

-         Trẻ hát

-         Trẻ trò chuyện cùng cô

-         Trẻ quan sát tranh nói các từ đã học

-         Trẻ nhắc lại theo cô các từ đã học

IV. HOẠT ĐỘNG GÓC

*NỘI DUNG:

- Góc xây dựng: Lắp ghép hình người, xây dựng nhà, khuôn viên, vườn hoa, vườn cây.

 Góc Phân vai: Đóng vai  “Mẹ con”, chơi “Cửa hàng đồ dùng gia đình”, “ Phòng Khám bệnh”.

- Góc nghệ thuật:+Vẽ, nặn, dán, tô màu hình người thân trong gia đình. Xếp hình người, hoa, đồ chơi từ que , hột, hạt.

                            +Hát và sử dụng các dụng cụ gõ, đệm, vận động các bài về chủ đề.

- Góc sách-truyện: Xem tranh truyện,Xem tranh về chủ đề. Làm abum ảnh về gia đình. Đọc ca dao,tục ngữ đồng dao về tình cảm gia đình.

- Góc KHKH/TN: Nhận biết số lượng, so sánh số lượng các thành viên trong gia đình, nhận dạng chữ số trong pv 3, so sánh chiều cao của các thành viên trong gia đình[3 đối tượng].

V.VỆ SINH, ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA

VI.HOẠT ĐỘNG CHIỀU

- Vệ sinh, ăn bữa phụ, chơi tự do.

1.Hoạt động chung:

- Ôn bài cũ::PTTM: Hát VĐ: Cả nhà thương nhau”

* Mục tiêu: Trẻ thuộc bài hát và vận động thành thạo.

- Làm quen với bài mới

2. Cho trẻ chơi tự do ở các góc.


3. Vệ sinh, nêu gương - cắm cờ, trả trẻ

Video liên quan

Chủ Đề