Giáo an phát triển năng lực học sinh môn Tự nhiên xã hội lớp 1

Hoạt động 1: HS nói về lớp học của chúng mình

Hoạt động cả lớp:

Mục tiêu: Giới thiệu về lớp học của mình

GV: GV mở video bài hát “Em yêu trường em”

GV: Hãy nói 1 điều về lớp học của chúng mình.

GV khái quát, nhận xét chung các câu trả lời của HS và kết nối vào HĐ khám phá.

Hoạt động 2: Kể tên và nhiệm vụ của các thành viên trong lớp học.

Mục tiêu: Trình bày được một số việc để giữ gìn và sử dụng cẩn thận đồ dùng học tập cá nhân và các thiết bị dạy học chung của cả lớp.

Hoạt động cả lớp:

GV: Em hãy đoán xem, bạn đứng trong hình 1 làm nhiệm vụ gì trong lớp học? Em biết gì về công việc của bạn đó?

Hoạt động cặp đôi:

Kể tên các bạn lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng,… trong lớp của em. Hằng ngày, các bạn đó làm nhiệm vụ gì? Việc làm của các bạn đó có lợi gì cho hoạt động chung của cả lớp?

. GV nhận xét và nêu lại tên của một số bạn làm nhiệm vụ quản lí, giúp đỡ lớp học.

Hoạt động 3: Quan sát và kể tên những đồ dùng, thiết bị có trong lớp học.

Mục tiêu:

– Kể được tên các đồ dùng học tập của bản thân và các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong lớp học.

a] Liên hệ về lớp học của HS.

Hoạt động cặp đôi:

+ Kể nhanh tên những đồ dùng học tập của em và những đồ dùng chung có trong lớp học của em.

+ Nêu ích lợi của những đồ dùng này.

GV có thể gợi ý để HS trả lời bằng cách nêu lại tên một số đồ dùng và hỏi HS: Những đồ dùng này được dùng để làm gì?…

GV nhận xét, khen những bạn có câu trả lời đúng, nêu lại tên các đồ dùng trong lớp học và ích lợi của chúng để HS tổng hợp kiến thức.

b] Quan sát và khai thác nội dung hình 2.

Hoạt động cả lớp:

GV: Lớp học của các bạn trong hình có những đồ dùng nào? Có những đồ dùng nào mà lớp học của chúng mình không có?

– GV chỉ định từ 2 đến 3 HS lên bảng chỉ vào hình và trả lời câu hỏi. GV nêu nhận xét về các câu trả lời của HS và nhấn mạnh: Mỗi bạn HS đều có đồ dùng học tập riêng, lớp học có những đồ dùng chung như: bảng, phấn; bảng to giúp các em quan sát bài học, ghi chép để hiểu bài; năm

điều Bác Hồ dạy nhắc nhở em phấn đấu học tập, rèn luyện tốt; những bài làm tốt, những bức vẽ đẹp treo quanh lớp để giúp em học hỏi bạn, bàn, ghế giúp các em ngồi học bài,… Vì thế, các em cần bảo vệ và giữ gìn chúng nhé!

Hoạt động 4: Bạn đồng ý với hành động nào trong mỗi hình? Vì sao?

Mục tiêu: Đưa ra được ý kiến của bản thân trong một số tình huống liên quan đến việc giữ gìn, sử dụng đồ dùng trong lớp học.

Hoạt động cặp đôi:

HS quan sát hình 3, 4 và thảo luận theo câu hỏi: Các bạn trong từng hình đang làm gì? Em đồng ý hay không đồng ý với hành động của bạn nào? Tại sao?

Hoạt động cả lớp:

GV cho HS giở hoa đúng – sai về hành động của các bạn trong hình 3 và 4.

Sau khi HS giơ hoa, GV hỏi vì sao em lại đồng ý hay không đồng ý?

GV nhận xét, kết luận và nhấn mạnh đến cả hành động đúng và chưa đúng để HS có thể phân biệt được hành động nào thể hiện việc giữ gìn lớp học và hành động nào chưa biết giữ gìn lớp học.

Hoạt động 5: Thực hành vệ sinh lớp học.

Mục tiêu: Thực hành làm một số việc để giữ vệ sinh lớp học sạch, đẹp.

a] Nhiệm vụ thực hành 1: Sắp xếp đồ dùng cá nhân đúng chỗ, gon gàng.

Hoạt động cả lớp:

HS quan sát chỗ ngồi của mình, sắp xếp lại sách, vở, bút, treo cặp đúng chỗ, nhặt rác quanh chỗ ngồi, lau sạch bàn, ghế,..

GV yêu cầu các HS ngồi gần nhau quan sát, kiểm tra nhau sau khi thực hành xong.

b] Nhiệm vụ thực hành 2: Sắp xếp đồ dùng chung của cả lớp.

Hoạt động nhóm 4:

HS chia thành các nhóm nhỏ theo sự phân công và hướng dẫn của GV, HS di chuyển đến các góc trong lớp để sắp xếp, dọn dẹp đồ dùng sao cho đúng chỗ, gọn gàng, ngăn nắp.

– GV quan sát các nhóm và đi đến từng nhóm để hướng dẫn các em khi cần thiết.

– Sau khi thực hành xong, GV nhận xét, khen ngợi HS. Để giúp HS thấy được kết quả của thực hành vệ sinh đối với lớp học, GV có thể cho HS quan sát lại toàn cảnh lớp sau khi thực hành hoặc nêu những điều tốt mà các em vừa thực hiện được.

– GV: Sau khi tham gia các hoạt động thực hành vệ sinh

lớp học, các em có suy nghĩ gì? Việc làm của các em có ích như thế nào?

– GV nhận xét và nhấn mạnh: Có rất nhiều đồ dùng trong lớp học của chúng ta. Các em phải chú ý sắp xếp chúng gọn gang để khi cần chúng ta có thể lấy được ngay, không mất thời gian tìm kiếm, sử dụng đồ dùng cẩn thận để chúng có thể dùng được lâu hơn,…

– HS hát

– HS nối tiếp nhau trả lời nhanh: sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát, đẹp,…

HS trả lời nhanh câu hỏi

HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi.

– Một số cặp HS trình bày trước lớp.

– HS quan sát lớp học và xung quanh chỗ ngồi, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi của GV.

– HS nêu tên các đồ dùng trong lớp học và ích lợi của chúng, các bạn khác nhân xét , bổ sung.

– HS lắng nghe

– HS quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi

– HS lắng nghe.

– HS thảo luận nhóm đôi

– HS giơ hoa đúng sai

+ Hành động đúng; hoa xanh

+ Hành động sai: hoa đỏ

– HS giải thích vì sao chọn hoa xanh/ hoa đỏ.

– HS hoạt động cả lớp, sắp xếp lại sách, vở, bút, treo cặp đúng chỗ, nhặt rác quanh chỗ ngồi, lau sạch bàn, ghế của mình.

– HS khác quan sát, kiểm tra

– HS chia thành các nhóm 4, di chuyển đến các góc trong lớp để sắp xếp, dọn dẹp đồ dùng sao cho đúng chỗ, gọn gàng, ngăn nắp.

– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

– HS lắng nghe và ghi nhớ, vận dụng vào thực tế.

1. Hoạt động khởi động:

* Hoạt động 1: Xung quanh chúng mình có những cây và con vật nào?

– GV cho HS nghe nhạc bài “ Lí cây xanh”

– GV hỏi:

– Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xung quanh chúng mình có những cây nào, con vật nào?

– GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo[các em đã biết và kể được tên một số cây, con vật xung quanh mình, vậy để tìm hiểu thêm về một só cây, con vật cũng như đặc điểm nổi bật bên ngoài của chúng thì cô và các em cùng tìm hiểu hoạt động tiếp theo nhé.]

2. Hoạt động khám phá:

*Hoạt động 2: Quan sát và trả lời

a. Chuẩn bị học qua trải nghiệm thực tế

– GV cho HS quan sát cây ở khu vực bồn hoa cây cảnh , cây cho bóng mát trong trường học, nơi có kiến hoặc một số con vật khác.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

+ Cần làm gì để giữ an toàn khi học ở ngoài vườn trường?

– GV đưa ra một số câu hỏi để HS nắm bắt được nhiệm vụ khi học ngoài vườn trường:

+ Bạn nhìn thấy cây nào, con vật nào?

+ Bạn nhìn thấy chúng ở đâu?

+ Hình dáng, màu sắc, độ lớn của chúng như thế nào?

+ Cây có thể tự di chuyển được không?

b. Học trải nghiệm thực tế ngoài lớp học

– GV quan sát giúp đỡ HS

– Gv hướng dẫn HS so sánh để nêu được:

+ Tên cây, tên con vật[ hoặc chỉ mô tả về màu cây, màu hoa, độ lớn của cây; hình dạng , độ lớn của con vật

+ Cây không tự di chuyển được

– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS

– GV kết luận: Xung quanh chúng ta có rất nhiều những cây, con vật chúng có tên gọi, màu săc, hình dáng , độ lớn khác nhau. Động vật di chuyển được còn cây không thể di chuyển được.

* Hoạt động 3: Vẽ và nói với bạn về một cây hoặc con vật mà bạn đã quan sát.

– Gv nêu yêu cầu

– GV quan sát hỗ trợ HS

-GV cho một cặp HS lên làm mẫu cách hỏi – trả lời.

– GV khuyến khích HS khác trong nhóm có thể đặt thêm câu hỏi để hiểu rõ hơn đặc điểm nổi bật của cây, con vật.

– GV mời một số HS giới thiệu về cây hoặc con vật đã vẽ trước lớp.

– GV tổ chức cho HS nhận xét riêng từng nhóm cây hoặc nhóm con vật vừa trưng bày trên bảng.

a. Nhận xét về cây

– GV nêu yêu cầu

– GV sử dụng các hình ảnh cây đã chuẩn bị để HS quan sát cùng với bài của HS đã vẽ.

– GV quan sát hỗ trợ HS

– gV giới thiệu: Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây khác nhau, chúng có tên gọi, hình dáng, màu sắc , độ lớn.. khác nhau. Cây được gọi chung là thực vật.

b. Nhận xét về con vật

– GV nêu yêu cầu

– GV quan sát giúp đỡ HS

– GV giới thiệu: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật khác nhau , chúng có ở sân trường, vườn trường, trên cây, lớp học… và tự di chuyển được. Các con vật được gọi chung là động vật.

– GV quan sát, giúp đỡ đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS

3.Hoạt động luyện tập

* Hoạt động 4: Chọn hình vào nhóm phù hợp và giới thiệu với bạn

– GV nêu yêu cầu

– GV quan sát hỗ trợ HS

– GVmời một số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp

– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS

– GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế

– Gv nhận xét, đánh giá, khen ngợi nhóm kể được nhiều tên cây và con vật sắp xếp đúng vào nhóm.

3. Củng cố – Dặn dò:

– GV nhận xét, tuyên dương

– Nhận xét tiết học

– Dặn dò: xem lại nội dung bài đã học hôm nay và chuẩn bị đồ dùng cho bài học tiếp theo: Các bộ phận của cây

[Hoạt động cả lớp]

– HS nghe nhạc

-HS trả lời câu hỏi: Trong bài hát có cây nào, con vật nào?

– HS trả lời

[Hoạt động nhóm, tổ]

– HS suy nghĩ và thảo luận và trả lời

– HS lắng nghe và nắm bắt nhiệm vụ

– 1 -2 HS nhắc lại yêu cầu nhiệm vụ

Hoạt động nhóm tổ

Mỗi nhóm HS quan sát theo những khu vực khác nhau ở vườn trường, chọn một cây và một con vật mình thích, nhớ đặc điểm của chúng về màu sắc, hình dáng, độ lớn của cây và con vật.

– Tại khu vực được phân công , HS quan sát, trao đổi trong nhóm , nói cho nhau tên cây, tên con vật quan sát được.

– Các nhóm báo cáo kết quả quan sát được

– HS lắng nghe

Hoạt động cá nhân

– HS vẽ một cây hoặc một con vật mà mình thích [ tranh vẽ thể hiện được hình dạng, màu sắc của cây hoặc của con vật và tô màu].

Hoạt động cặp đôi

– Một cặp HS lên làm mẫu

– Từng cặp HS lên một bạn đặt câu hỏi . một bạn trả lời trả lời để tìm hiểu về cây, con vật đã vẽ

– HS trong nhóm đặt thêm câu hỏi cho bạn

Hoạt động cả lớp

– Một số HS lên giới thiệu trước lớp

– HS trưng bày sản phẩm đã giới thiệu trên bảng theo từng nhóm: các loại cây, các con vật

Hoạt động cá nhân

– HS quan sát các bài vẽ về cây trả lời câu hỏi:

+ Các cây có hình dạng, màu sắc, độ lớn như thế nào?

+ Các cây có tự di chuyển được không?

– HS so sánh nhận xét, nói được những điểm khác nhau của các cây đã vẽ. Có thể so sánh với các cây ở sân trường, cây làm cảnh trong lớp để từ đó HS:

+ Nói được : tên cây, hình dáng cây cao hay thấp, độ lớn cây to hay nhỏ, màu sắc hoa.

+ Nơi quan sát thấy cây: ngoài vườn, trong sân trường, …

+ Nhận xét được : cây không tự di chuyển được.

– HS lắng nghe

Hoạt động cá nhân

– HS quan sát các bài vẽ về con vật trả lời câu hỏi:

+ Các con vật có hình dạng, màu sắc, độ lớn như thế nào?

+ Các con vật có tự di chuyển được không?

– HS so sánh nhận xét, nói được những điểm khác nhau của các con vật đã vẽ. trong lớp để từ đó HS:

+ Nói được : tên con vật, hình dạng con vật to hay nhỏ, lớn hay bé, màu sắc…

+ Nơi quan sát thấy cây: dưới đát , trên cây

+ Nhận xét được : các con vật tự di chuyển được từ chỗ này sang chỗ kia.

– HS lắng nghe

– HS so sánh và phân biệt được : Thực vật không tự di chuyển được , động vật có thể tự di chuyển từ nơi này đến nơi kia.

Hoạt động nhóm 4

– HS quan sát các cây và con vật trong hình, nói cách sắp xếp chúng vào một trong hai nhóm “ Thực vật” hoặc “ Động vật”

– HS nói kết quả sắp xếp hình với các bạn trong nhóm, nhóm cùng nhau thống nhất và sắp xếp các hình ảnh thành kết quả

– Các nhóm trình bày kết quả lên khổ giấy lớn dán các “ thẻ hình” tạo thành sản phẩm.

Hoạt động cả lớp

– Một số nhóm lên chia sẻ kết quả trước lớp khi hoàn thành sản phẩm.

+ Nhóm thực vật: cây bắp cải, cây ngô, cây hoa sen, cây bằng lăng, cây đu đủ.

+ Nhóm động vật: Co gà, con chó, con dê, con bướm, con tôm.

HS kể thêm tên các cây, con vật mà em biết và xếp vào hai nhóm “ Thực vât” hoặc “ động vật” cho phù hợp vào sản phẩm của nhóm

– HS lắng nghe

– HS trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số loại thực vật, một số loại động vật em đã được làm quen hoặc đã biết?

+ Nêu đặc điểm nổi bật bên ngoài của một số cây, con vật mà em đã làm quen hoặc đã biết?

+ Thực vật có tự di chuyển được không? Động vật có tự di chuyển được không?

– HS suy nghĩ trả lời

Video liên quan

Chủ Đề