Giao dịch viên thuộc bộ phận nào trong ngân hàng năm 2024

Giao dịch viên là gì theo khảo sát của các chuyên gia định hướng nghề nghiệp cho biết. Đây là câu hỏi cần được giải đáp hàng đầu của nhiều bạn trẻ có đam mê theo đuổi lĩnh vực việc làm ngân hàng trong tương lai.

Vị trí giao dịch viên ngân hàng vì sao lại trở nên "HOT" trên thị trường lao động trong những năm trở lại đây. Điều gì đã làm nên sự khác biệt của nó. Tiêu chí tuyển giao dịch viên là gì? Mô tả công việc giao dịch viên ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Giao dịch viên là gì?

Giao dịch viên (còn được chuyên môn gọi là Teller) - GDV là gì? Là những nhân viên làm việc trong ngân hàng, tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng hay các điểm giao dịch cụ thể của một ngân hàng.

Nếu công việc lễ tân là bộ mặt của công ty, nhà hàng khách sạn. Giao dịch viên cũng chính là bộ mặt của cả một ngân hàng. Khi thực hiện giao dịch tại một đơn vị ngân hàng nào đó bất kỳ. Khách hàng sẽ luôn tiếp xúc đầu tiên cùng các giao dịch viên thân thiện. Họ xuất hiện với bộ đồng phục chỉnh chu và bắt mắt, nở nụ cười hòa nhã, cùng thái độ chuyên nghiệp và nhiệt tình.

Công việc ở vị trí giao dịch viên sẽ cần tiếp xúc và giao tiếp trực tiếp với khách hàng mỗi ngày. Phục vụ các nhu cầu giao dịch cơ bản của khách hàng như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, giao ủy nhiệm chi; thực hiện thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý các thông tin về tài khoản, hạch toán các giao dịch. Ghi chép lại tất cả các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng mà các giao dịch viên đã xử lý được phát sinh trong ngày tại quầy của họ.

Chính thái độ và phong cách làm việc của vị trí giao dịch viên sẽ phản ánh chất lượng nghiệp vụ, hình ảnh thương hiệu của ngân hàng.

Giao dịch viên thuộc bộ phận nào trong ngân hàng năm 2024

Công việc của giao dịch viên là gì

Theo xu hướng hiện nay, các ngân hàng tập trung xây dựng hình ảnh đội ngũ giao dịch viên như một vũ khí "lợi hại" cạnh tranh với các đối thủ. Công việc của giao dịch viên ngân hàng đòi hỏi độ chính xác khi xử lý các nghiệp vụ. Đề cao tính chuyên nghiệp và thể hiện được văn hóa của ngân hàng. Vậy công việc của giao dịch viên ngân hàng là gì?

Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

  • Chào đón khách hàng với thái độ niềm nở, hòa nhã nhất
  • Tìm hiểu hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang mong muốn để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn, hướng dẫn khách hàng

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các thủ tục dịch vụ như gửi tiền, rút tiền hoặc thanh toán đúng yêu cầu khách hàng muốn thực hiện.
  • Giới thiệu tư vấn các dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi đến khách hàng.

Giải đáp các thắc mắc của khách hàng

  • Trao đổi để hiểu rõ các nhu cầu từ khách hàng để tư vấn các dịch vụ cần thiết.
  • Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng hoặc chênh lệch tài khoản và trả lời các câu hỏi trong phạm vi thẩm quyền cho phép

Thực hiện thao tác nghiệp vụ

  • Theo dõi, ghi chép, báo cáo và lưu trữ các thông tin giao dịch của ngân hàng và khách hàng, đảm bảo mọi thông tin được chính xác và đầy đủ.
  • Duy trì, cân đối các ngăn kéo tiền mặt và điều chỉnh các chênh lệch.
  • Đóng gói tiền mặt để cất trong ngăn kéo hoặc kho tiền ngân hàng.
  • Giữ khu vực làm việc luôn sạch sẽ, ngăn nắp và phong thái chuyên nghiệp.
  • Xử lý tiền tệ, giao dịch và thông tin bí mật có trách nhiệm.
  • Xử lý tiền tệ, giao dịch và thông tin bí mật một cách có trách nhiệm.
  • Quản lý tốt việc duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao.
  • Tuân thủ tất cả quy định và thủ tục về tài chính và chính sách bảo mật của ngân hàng.

Chăm sóc khách hàng

  • Đảm bảo các tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ phục vụ, chăm sóc khách hàng theo quy định của ngân hàng.
  • Quan tâm, chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ nhằm tạo thiện cảm tốt, duy trì mối quan hệ, thúc đẩy khách sử dụng thêm sản phẩm/ dịch vụ khác.

Xem thêm: Tổng hợp tin việc làm chăm sóc khách hàng tại đà nẵng cập nhật mới nhất

Giao dịch viên thuộc bộ phận nào trong ngân hàng năm 2024

Cơ hội cùng những thách thức khi làm công việc giao dịch viên là gì

Cơ hội khi là một giao dịch viên là gì

Môi trường làm việc trẻ trung, năng động

Nếu nói rằng bộ phận giao dịch viên tập hợp nhiều nhất những con người trẻ trung, ngoại hình ấn tượng nhất trong cơ cấu hệ thống phòng ban của mỗi ngân hàng cũng không quá. Được xem là bộ mặt của mỗi ngân hàng, nơi đây tập trung những người tẻ nhiều năng lượng, sáng tạo và đầy nhiệt huyết với công việc.

Nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng mối quan hệ

Đặc thù công việc giao dịch viên ngân hàng thường xuyên phải giao tiếp với khách hàng là những thành phần, tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Nếu bạn biết tận dụng những thế mạnh từ môi trường làm việc, sẽ tự tạo cho bản thân nhiều cơ hội để mở rộng các mối quan hệ. Do vậy, kỹ năng giao tiếp và khả năng sử dụng ngôn ngữ luôn cần được cải thiện và nâng cao.

Chế độ lương thưởng, đãi ngộ tương xứng

So với nhiều ngành nghề khác tại thị trường lao động. Chính sách lương thưởng ở các vị trí tuyển dụng ngân hàng đà nẵng được nhận xét ở mức cao và ổn định. Tuy nhiên, mức lương thưởng sẽ phụ thuộc vào chỉ tiêu hoàn thành công việc ở mỗi bộ phận, phòng ban và mức độ hài lòng của khách hàng.

Sự thăng tiến trong công việc

Sau 1 thời gian làm việc và cống hiến. Nếu bạn có thể khẳng định được năng lực của bản thân, cùng với tố chất lãnh đạo và khả năng tổ chức. Từ vị trí giao dịch viên có thể sẽ được thăng chức lên những vị trí cao hơn trong ngân hàng. Từ đó chế độ lương thưởng, và mức độ thăng tiến trong công việc cũng hấp dẫn hơn rất nhiều

Đào tạo nhiều về chuyên môn và kỹ năng

Các ngân hàng luôn rất chú trọng trong công tác đào tạo chuyên môn và các kỹ năng hỗ trợ cho đội ngũ giao dịch viên của mình. Giúp họ tự tin phục vụ khách hàng tốt nhất, xử lý tốt mọi trường hợp phát sinh có thể xảy ra.

Giao dịch viên thuộc bộ phận nào trong ngân hàng năm 2024

Những thách thức mà giao dịch viên phải đối mặt

Áp lực về thời gian, tính chính xác trong công việc

Số lượng các giao dịch mà mỗi một giao dịch viên phải xử lý hàng ngày có thể lên đến số lượng hàng trăm. Vì vậy, bên cạnh tốc độ làm việc nhanh chóng, tính chính xác cao trong các quyết định cũng rất quan trọng. Để tránh xảy ra các sai sót gây tổn thất cho cả phía khách hàng và các ngân hàng. Đây là điều kiện tiên quyết cần đáp ứng của bất cứ giao dịch viên nào.

Áp lực về doanh số

Các ngân hàng hầu hết đều áp dụng chỉ tiêu doanh số (KPI). Tùy vào từng ngân hàng và bộ phận chuyên môn khác nhau sẽ có những số liệu KPI khác nhau. Chỉ tiêu của bộ phận giao dịch viên thường về khả năng huy động vốn hoặc số khách hàng vay hàng tháng...

Áp lực về trách nhiệm công việc

Là người trực tiếp làm việc với khách hàng và xử lý các vấn đề. Nếu xảy ra các tình huống rủi ro, sai sót như việc phân biệt nhầm giữa tiền giả/tiền thật. Hay nhầm lẫn về lượng tiền trong các giao dịch thì giao dịch viên sẽ bị quy trách nhiệm và phải đền bù.

Lộ trình thăng tiến của giao dịch viên là gì

Con đường thăng tiến của giao dịch viên là gì. Không ít bạn trẻ sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Bởi với tính chất yêu cầu về ngoại hình ở vị trí này. Nhiều người thường lo ngại khi thời gian làm việc quá lâu.

Theo đó, dựa trên số năm kinh nghiệm và những thành tích đạt được mà thông qua mỗi kỳ đánh giá năng lực. Các giao dịch viên giỏi sẽ được cân nhắc đề bạt lên các vị trí cấp cao hơn

  • Từ 0 – 2 năm đầu tiên: Giao dịch viên
  • Từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên
  • Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
  • Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành
  • Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh

Trong thực tế, mỗi giao dịch viên có thể sẽ được điều chuyển sang các vị trí thuộc bộ phận chuyên môn khác trong ngân hàng như tư vấn tài chính cá nhân, hành chính nhân sự… Tùy vào định hướng và mong ước của mỗi nhân viên.

Giao dịch viên thuộc bộ phận nào trong ngân hàng năm 2024

Mức lương của giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên ngân hàng lương bao nhiêu? Luôn là thắc mắc của rất nhiều người có mong muốn tìm kiếm việc làm tại Đà Nẵng trong lĩnh vực ngân hàng. Không chỉ bởi họ có mong muốn được làm việc ở vị trí này. Mà còn vì “tiếng vang” được đồn đoán lâu nay về nghề giao dịch viên ngân hàng. Luôn được xem là một trong những ngành nghề có mức lương cao trên thị trường. Vậy liệu chăng đó có phải là một sự "thổi phồng" thực tế của mọi người ?

Dựa trên kết quả tổng hợp tin tức tuyển dụng từ các ngân hàng nổi tiếng, có uy tín trên cả nước. Theo cập nhật mới nhất của vieclamdanang.vn thì mức lương cơ bản của giao dịch viên sẽ ở mức độ như sau:

  • Mức lương thấp nhất là 5.000.000 VNĐ/tháng.
  • Mức lương thấp là 6.700.000 VNĐ/tháng.
  • Mức lương trung bình là 7.800.000 VNĐ/tháng.
  • Mức lương cao là 9.000.000 VNĐ/tháng.
  • Mức lương cao nhất là 17.000.000 VNĐ/tháng.

Mức lương này sẽ được điều chỉnh theo từng ngân hàng, vị trí công việc mà các giao dịch viên sẽ đảm nhiệm. Nhân viên thử việc sẽ có mức lương thấp nhất. Sau khi đã được trở thành nhân viên chính thức. Mức lương sẽ được điều chỉnh phù hợp với vị trí công việc, thời gian làm việc và hiệu quả công việc đạt được.

Mức lương chính của giao dịch viên ngân hàng sẽ bao gồm: lương cố định theo quy định, trợ cấp, đi lại, nhà ở,…

Giao dịch viên thuộc bộ phận nào trong ngân hàng năm 2024

Các yêu cầu cần có đối với một giao dịch viên là gì

  • Ngoại hình: Nam từ 1m65; Nữ từ 1m58
  • Phát âm chuẩn không ngọng hoặc nói tiếng địa phương.
  • Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ
  • Hòa nhã, thân thiện.
  • Có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.
  • Tiếng Anh giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng;
  • Biết cách lắng nghe và kiểm soát tốt cảm xúc.
  • Thái độ cầu thị trong công việc

Kiến thức nghiệp vụ phải biết với giao dịch viên là gì

  • Có kiến thức về kế toán ngân hàng, kho quỹ
  • Có kiến thức về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh
  • Có kiến thức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, văn bản nghiệp vụ liên quan..

Vị trí giao dịch viên dù làm việc trong hệ thống ngân hàng nhưng lại không quá kén chọn ngành học. Ứng viên tốt nghiệp các trường kinh tế thuộc các chuyên ngành như kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp… vẫn có thể xin thi tuyển và làm giao dịch viên. Tuy nhiên bạn sẽ cần phải trang bị thêm cho mình kiến thức bộ môn kế toán ngân hàng.

Kết luận

Việc làm giao dịch viên không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm làm việc dày dặn. Tuy vậy, để đảm bảo cho bạn một chỗ đứng vững chắc trong nghề và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bạn cần trang bị thêm cho mình những kỹ năng chuyên môn quan trọng để đảm đương thật tốt công việc này.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết về tất tần tật những kiến thức thú vị xoay quanh vị trí giao dịch viên ngân hàng. Hy vọng đã giúp các bạn có thể hình dung rõ hơn vị trí giao dịch viên là gì, mô tả công việc của một giao dịch viên ngân hàng. Khi cân nhắc để theo đuổi vị trí công việc mơ ước này trong tương lai nhé. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp!