Giao lưu nhân dân là gì

Để biết thêm thông tin về Việt Nam, vui lòng truy cập trang quốc gia Việt Nam và các ấn phẩm khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

QUAN HỆ HOA KỲ – VIỆT NAM

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ – Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, và đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi; và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Mối quan hệ song phương được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2013 – đây là một khuôn khổ tổng thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương; và các Tuyên bố chung do lãnh đạo hai nước ban hành vào các năm 2015, 2016, và tháng 5 và tháng 11 năm 2017. Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác.

Quan hệ Đối tác Toàn diện nhấn mạnh cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cung cấp cơ chế thuận lợi cho việc hợp tác trong các lĩnh vực chính trị và quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại, quốc phòng và an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, trợ giúp nhân đạo/cứu trợ thiên tai, các vấn đề chiến tranh để lại, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, giao lưu nhân dân hai nước, và văn hóa, thể thao và du lịch. Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực thực thi pháp luật, hợp tác xuyên biên giới trong khu vực, và thực hiện các công ước và tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam là một đối tác trong các cơ chế chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm Sáng kiến Toàn cầu Chống Khủng bố Hạt nhân, và tận dụng chuyên môn, thiết bị và chương trình đào tạo sẵn có trong chương trình Kiểm soát xuất khẩu và An ninh biên giới liên quan. Năm 2016, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thư thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và tư pháp, và hai quốc gia đang phối hợp để triển khai thỏa thuận. Hoa Kỳ và Việt Nam thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại về lao động, an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ và nhân quyền.

Việc tìm kiếm một cách đầy đủ nhất có thể các quân nhân Hoa Kỳ mất tích và chưa được tìm thấy ở Đông Dương là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hàng năm Bộ Chỉ huy Hỗn hợp tìm kiếm Tù binh và Quân nhân mất tích thực hiện bốn giai đoạn tìm kiếm và khai quật lớn tại Việt Nam, trong đó các cán bộ quân sự và dân sự được đào tạo đặc biệt của Hoa Kỳ sẽ điều tra và khai quật hàng trăm trường hợp để thống kê một cách đầy đủ nhất các trường hợp này. Kể từ tháng 8 năm 2011, các đội khai quật của Việt Nam cũng thường xuyên tham gia vào những cuộc khai quật này.

Việt Nam vẫn bị ô nhiễm rất nặng bởi các vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, chủ yếu dưới dạng vật liệu chưa nổ, bao gồm nhiều diện tích ô nhiễm bom chùm từ cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nhà tài trợ riêng lẻ lớn nhất cho hoạt động khắc phục hậu quả vật liệu chưa nổ/bom mìn tại Việt Nam, theo đó Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 140 triệu USD từ năm 1994, và vào tháng 12 năm 2013, hai quốc gia đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc tiếp tục hợp tác trong xử lý bom mìn, vật liệu chưa nổ. Những nỗ lực của Hoa Kỳ trong giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, như xử lý bom mìn và vật liệu nổ, tìm kiếm quân nhân mất tích và xử lý dioxin đã tạo nền tảng cho quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước như đề cập trong Bản ghi nhớ về Thúc đẩy Hợp tác Quốc phòng Song phương năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2015, trong đó ưu tiên về hợp tác nhân đạo, các vấn đề chiến tranh để lại, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Vào tháng 5 năm 2016, Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về an ninh hàng hải – bao gồm thông qua Sáng kiến An ninh Hàng hải, chương trình Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa và quỹ Hỗ trợ tài chính Quân sự Đối ngoại. Hoa Kỳ đã bàn giao các tàu tuần duyên lớp Hamilton cho Việt Nam vào năm 2017 và 2020 để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi luật hàng hải. Hoa Kỳ tái khẳng định sự ủng hộ đối với những nỗ lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam thông qua hỗ trợ Việt Nam lần đầu tiên triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan vào năm 2018.

Mối quan hệ giữa nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam cũng phát triển rất nhanh chóng. Hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ, đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đại học Fulbright Việt Nam, với khóa đại học đầu tiên khai giảng vào mùa thu năm 2019, đã đưa nền giáo dục đẳng cấp, độc lập, mang phong cách Hoa Kỳ đến Việt Nam. Ngoài ra, hơn 25.000 thanh niên Việt Nam đang là thành viên của mạng lưới Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Việt Nam. Năm 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận triển khai chương trình Tổ chức Hòa bình.

Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Nhằm giúp Việt Nam xây dựng sự tự chủ, Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thương mại, ứng phó với các mối đe dọa từ đại dịch, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.

Những trợ giúp của Hoa Kỳ đối với Việt Nam tập trung vào việc củng cố các lợi ích nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, đồng thời thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền. Các dự án hỗ trợ đều hướng tới mục tiêu thực hiện sâu sắc hơn các cải cách thể chế, nâng cao năng lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp và lập pháp Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của công chúng vào quá trình xây dựng luật và quy định. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam điều chỉnh các bộ luật và thực hành phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế, cũng như thực thi hiệu quả luật lao động và đảm bảo tốt hơn quyền của người lao động. Những hỗ trợ của Hoa Kỳ hướng tới giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường khác, bao gồm xử lý dioxin, nâng cao chất lượng hệ thống y tế và giáo dục của Việt Nam, và trợ giúp nhóm dân số dễ bị tổn thương. Năm 2017, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kết thúc thành công giai đoạn đầu tiên của hoạt động xử lý dioxin tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, và từ tháng 12 năm 2019, hai quốc gia bắt đầu triển khai dự án kép dài 10 năm về xử lý ô nhiễm dioxin tại Sân bay Biên Hòa, cũng như sáng kiến trị giá 65 triệu USD nhằm hỗ trợ người khuyết tật tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Quan hệ kinh tế song phương

Kể từ khi hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam có hiệu lực vào năm 2001, hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết một hiệp định khung về thương mại và đầu tư; cũng như các hiệp định về dệt may, vận tải hàng không, hải quan và hàng hải. Hiện Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, máy tính và đồ điện tử, sợi/vải, nông sản và các loại xe. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đồ may mặc, giày dép, nội thất và giường tủ, nông sản, hải sản và thiết bị điện. Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên hơn 90 tỷ USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2020, và kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ cùng năm đạt 79,6 tỷ USD. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2019.

Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế

Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của một số tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương [APEC], Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đang đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với nhiệm kỳ hai năm, từ 2020 đến 2021, và gần đây nhất là Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Đại diện song phương

Các quan chức chủ chốt của đại sứ quán được liệt kê trong Danh sách quan chức chủ chốt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Việt Nam đặt đại sứ quán tại Hoa Kỳ ở số 1233 Đường 20, NW, #400, Washington DC 20036 [SĐT: 202-861-0737].

Tiến sỹ Nakorn Serirak - giảng viên tại Học viện Chính trị thuộc Đại học Khon Kaen [Thái Lan]. [Ảnh: TTXVN phát]

Việt Nam và Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 6/8/1976 và mở đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước vào đầu năm 1978.

Trải qua những thăng trầm do biến động tại khu vực và mỗi nước, quan hệ Việt Nam-Thái Lan vẫn luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước gìn giữ, củng cố, ngày càng tin cậy và đến nay đã phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN thường trú tại Bangkok nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thái Lan, Tiến sỹ Nakorn Serirak, giảng viên tại Học viện Chính trị thuộc Đại học Khon Kaen [Thái Lan], nhấn mạnh phần rõ ràng nhất trong quan hệ giữa hai nước được thể hiện qua việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Thái Lan và Việt Nam, điều mang lại lợi ích trong việc phát triển thương mại và đầu tư song phương cho cả hai bên.

[Quan hệ kinh tế-thương mại-đầu tư Thái Lan-Việt Nam ngày càng khởi sắc]

Đồng thời với việc nghiên cứu các cơ chế tham vấn ở cả hai nước nhằm tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán kinh doanh và xúc tiến đầu tư giữa hai nước, cả hai bên sẽ làm việc để nâng cao giá trị thương mại song phương và giảm bớt trở ngại đối với thương mại và cũng sẽ thúc đẩy hợp tác về kinh tế kỹ thuật số.

Tiến sỹ Nakorn, đồng tác giả một cuốn sách chuẩn bị ra mắt về chặng đường lịch sử trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan 45 năm qua, cho rằng có bốn nét nổi bật trong trong quan hệ giữa hai nước, đó là mối quan hệ tốt đẹp giữa Hoàng gia Thái Lan và lãnh đạo Việt Nam; quan hệ ngoại giao giữa lãnh đạo chính trị của hai quốc gia; gặp gỡ, thảo luận tại diễn đàn ngoại giao và trao đổi các quan chức ngoại giao giữa hai nước; và gặp gỡ và hợp tác giữa các quan chức điều hành hàng đầu của cả hai khối chính phủ và doanh nghiệp giữa hai quốc gia.

Ông nhấn mạnh: “Tất cả những điều này phản ánh rất nhiều trong các hoạt động trao đổi đoàn ngoại giao, các chuyến thăm chính thức của cả các thành viên Hoàng gia và các nhà lãnh đạo chính trị cũng như các lãnh đạo cấp cao giữa các bộ hoặc các tập đoàn kinh doanh lớn của hai nước.”

Theo học giả đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về quan hệ Việt Nam-Thái Lan này, mối quan hệ giữa nhân dân Thái Lan và nhân dân Việt Nam là quan trọng nhất và là chìa khóa của thực tế quan hệ quốc tế.

Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân và sinh viên giai đoạn 1975-1976 phản đối không quân Mỹ ở Thái Lan là minh chứng rõ nhất, cho thấy người dân Thái Lan không muốn quân đội Mỹ ném bom giết hại những người bạn Việt Nam.

Chính sách “Biến Chiến trường thành Khu vực Kinh tế” của Chính phủ do Đại tướng Chatichai Choonhawan đứng đầu [năm 1988] đã biến khu vực đối đầu thành một khu vực láng giềng hữu nghị nồng ấm.

Ngoài ra, thỏa thuận chung cấp quốc tịch Thái Lan cho người Việt Nam sinh sống lâu dài ở Thái Lan là một khía cạnh nữa thể hiện cách mà nhân dân hai nước gắn bó hữu nghị, cùng nhau chung sống hòa bình, hạnh phúc.

Tiến sỹ Nakorn cho rằng tất cả những điều này khẳng định việc thúc đẩy nhiều hoạt động và hợp tác hơn nữa giữa nhân dân hai nước là rất quan trọng và cần thiết.

Hai bên cần tích cực nhấn mạnh hơn nữa tới các hoạt động như tăng cường hợp tác giữa các học giả và nhà nghiên cứu của các trường đại học, thành lập viện nghiên cứu chung trong các trường đại học, trao đổi chuyên gia và nhân sự trong các lĩnh vực mới trong nhiều lĩnh vực, thúc đẩy dạy tiếng Thái ở Việt Nam và giảng dạy tiếng Việt trong các trường đại học của Thái Lan, thúc đẩy trao đổi trong các hoạt động văn hóa xã hội...

“Tôi đề nghị rằng việc tạo thuận lợi cho hoạt động đi lại giữa Thái Lan và Việt Nam ở cấp địa phương nên được công nhận,” Tiến sỹ Nakorn đề xuất về cách thức tăng cường hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

Ông cũng lưu ý thêm rằng bắt đầu từ tuyến bay giữa Chiang Mai và Hà Nội, giới chức hai nước cũng cân nhắc các đường bay giữa các thành phố khác ở cả hai quốc gia.

Ông nhấn mạnh: "Không chỉ tạo điều kiện cho doanh nhân hai nước thuận lợi hơn trong việc đi lại để gặp gỡ và trao đổi về phát triển trong giao lưu kinh doanh và đầu tư, điều này còn thúc đẩy sự gắn kết, gần gũi hơn để giữa nhân dân hai nước, tăng cường gặp gỡ, giao lưu văn hóa-xã hội thông qua du lịch cũng như hợp tác kỹ thuật ở cấp địa phương.”

Tiến sỹ Nakorn cho rằng là thành viên của ASEAN, Thái Lan và Việt Nam nên hợp tác với nhau trong việc tăng cường vai trò của mình nhằm đảm bảo và ủng hộ hòa bình và hợp tác giữa các thành viên ASEAN./.

Ngọc Quang-Hữu Kiên [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề