Hiv aids là gì

Được ví như một căn bệnh thế kỷ hình thành do loại virus HIV truyền nhiễm và mang đến một tỷ lệ tử vong xếp ở mức cao nhất của lịch sử loài người. Theo như ước tính của WHO – Tổ chức y tế Thế giới thì số lượng người chết vì nhiễm HIV trên toàn cầu đã đạt ngưỡng trung bình khoảng từ 570.000 – 1.100.000 người/năm. Vậy AIDS là gì mà lại khiến cho mọi người bỏ mạng vì nó nhiều đến như vậy? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

AIDS là gì?

AIDS chính là tên viết tắt của Acquired Immuno Deficiency Syndrom. Được hiểu là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virus HIV gây ra. Chúng làm phá hủy tất cả các tế bào lympho thực hiện chức năng bảo vệ trong cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm gọi là CD4 thuộc huyết cầu. Từ đó hệ miễn dịch ngày càng suy yếu dần, người bệnh không còn sức đề kháng và khả năng chống lại nấm, vi khuẩn, virus gây bệnh.

Khi đã đến hình thành AIDS rồi thì thường bệnh nhân đã trải qua 4 giai đoạn chính bao gồm: Giai đoạn sơ nhiễm – nhiễm trùng không triệu chứng – giai đoạn liên quan đến AIDS – giai đoạn bị bệnh AIDS.

AIDS là gì?

Từ đó khiến cơ thể dễ mắc phải các loại bệnh ung thư, nhiễm trùng cơ hội mà lúc khỏe mạnh chúng ta có thể chống chịu được. Đến khi người bệnh bị nhiễm phải HIV, mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội cùng với ung thư thì sẽ được chẩn đoán bị AIDS. Thêm vào đó người bị HIV không được chữa trị thì dễ chuyển sang AIDS trong khoảng 10 năm.

Hiện nay dù y học đã rất phát triển rồi nhưng vẫn chưa tìm ra được cách chữa trị bệnh AIDS tận gốc. Hơn nữa nếu không chữa trị tốt được bằng thuốc kháng virus, bệnh nhân thường chỉ sống được khoảng 03 năm hoặc ngắn hơn nếu bị bệnh cơ hội nghiêm trọng. 

Nguyên nhân gây bệnh AIDS

Người bệnh bị AIDS thường là do khi nhiễm phải HIV trước đó được được chữa trị đúng cách, duy trì lối sống sinh hoạt không khoa học. Từ đó mới làm cho hệ thống miễn dịch yếu đến mức không còn khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng dạng thông thường. Mỗi năm nước ta có đến hàng nghìn người bị nhiễm HIV/AIDS bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính như:

  • Thực hiện quan hệ tình dục không được an toàn bằng âm đạo, miệng, hậu môn mà không dùng bao cao su phòng tránh.
  • Dùng chung một kim tiêm với người bị bệnh hoặc là dùng chung kim lúc xăm mình
  • Người bị bệnh giang mai, bệnh lậu, bệnh Chlamydia, mụn giộp sinh dục, nhiễm khuẩn âm đạo,…  lây lan thông qua con đường tình dục cũng có nguy cơ bị HIV/AIDS.
  • Lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai hoặc bú sữa mẹ,…

Ngoài ra vẫn còn tồn tại một vài yếu tố làm gia tăng thêm nguy cơ bị mắc bệnh AIDS như:

  • Đang trong quá trình điều trị bệnh nhưng dùng thuốc không đúng liều lương, tự ý ngưng thuốc khi chưa được đồng ý, không tái khám đúng lịch.
  • Uống nhiều chất kích thích, sử dụng ma túy, hiếm máu hay các bộ phận khác
  • Ăn các thực phẩm như hàu sống, trứng sống hay sữa chưa được tiệt trùng,…

Dùng chung kim tiêm với nhiều AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Triệu chứng của bệnh AIDS

Hầu như người bệnh sẽ không xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào trong vài tháng hay vài năm kể từ khi nhiễm bệnh. Trong khi đó lượng virus này vẫn cứ hoạt động bình thường bên trong cơ thể. Một số trường hợp có thể nhận biết được thông qua một số triệu chứng điển hình như:

  • Cân nặng sụt giảm nhanh chóng
  • Mồ hôi đổ nhiều về đêm, sốt thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần
  • Những tuyến bạch huyết ở cổ, háng và nách có xuất hiện rất nhiều nốt sưng kéo dài
  • Bị tiêu chảy liên tục trong vòng 1 tuần hoặc hơn
  • Viêm phổi, miệng, hậu môn hay bộ phận sinh dục bị loét
  • Trí nhớ suy giảm, rối loạn thần kinh, trầm cảm
  • Xuất hiện những nốt đốm màu nâu, đỏ, hồng, đỏ tía ở trong miệng, trên da hoặc là ở mí mắt,….
  • Một vài trường hợp nhiễm Herpes còn có thể bị đau cổ họng mỗi khi nuốt, lưỡi phủ một lớp màu trắng lên bên trên. Ngoài ra người bị AIDS còn dễ bị ung thư da, ung thư mô bạch huyết,…

Để biết được chắc chắn mình có thực sự bị bệnh HIV/AIDS hay không thì bạn cần đi thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng dịch vụ đặt lịch thăm khám tại bệnh viện và cơ sở y tế uy tín trên nền tảng Aihealth cực kỳ nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật chỉ với một vài thao tác bấm đơn giản qua đường link tại đây.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh AIDS 

Bạn cũng đã biết được rằng bệnh AIDS sẽ mang đến nhiều nguy hiểm đến tính mạng cũng như hệ lụy về sau cho những ai gặp phải. Do vậy ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta cần phải có cho mình những cách phòng ngừa bệnh thông qua một số biện pháp như sau:

Tình dục an toàn bằng bao cao su để phòng ngừa AIDS

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su, tránh quan hệ bừa bãi với nhiều bạn tình khác nhau.
  • Tuyệt đối không được sử chất ma túy hay các chất có tính gây nghiện
  • Hạn chế và tốt nhất là tránh tiếp xúc với các đối tượng hay những khu vực có nhiều người bị nghiệm để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm.
  • Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe thường xuyên để giúp phát hiện bệnh kịp thời cũng như có phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả nhất.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về AIDS là gì mà AiHealth muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh hay cũng như chú trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và người thân được an toàn bằng cách theo dõi sức khỏe định kỳ, thường xuyên nhé!

Định nghĩa

Nhiễm HIV là tình trạng nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người [HIV]. Virus này tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu [tế bào lympho].

Người bị nhiễm HIV gọi là dương tính với HIV [HIV+]. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm máu có thể âm tính nếu thực hiện xét nghiệm quá sớm sau khi nhiễm.

Không giống như các virus khác, virus HIV sẽ tồn tại trong cơ thể con người suốt đời. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, người bệnh sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải [AIDS]. Bệnh do virus HIV gây ra gọi chung là HIV/AIDS.

Virus HIV giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể. Cơ thể con người không thể chống lại bệnh này. Người bị AIDS có nguy cơ tử vong do mắc thêm các bệnh nhiễm trùng cơ hội – vốn thường không gây bệnh nghiêm trọng ở những người khỏe mạnh bình thường.

Những ai thường mắc phải HIV/AIDS?

Có khoảng 38 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới tính đến năm 2019 [theo UNAIDS]. Căn bệnh thế kỷ này không phân biệt độ tuổi, chủng tộc, giới tính hay xu hướng tính dục.

Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Ban đầu, người nhiễm HIV có thể không có triệu chứng. Sau 1-6 tuần, nhiều người có các triệu chứng HIV giai đoạn đầu giống bệnh cúm như đau nhức cơ thể, mệt mỏi, sốt, nhức đầu, buồn nôn, và phát ban. Sau đó, hầu hết trường hợp người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào khác trong nhiều tháng hoặc nhiều năm cho đến khi virus làm suy yếu hệ thống miễn dịch đáng kể và bước vào giai đoạn bệnh AIDS.

Khi này, người bị AIDS có thể mắc một số bệnh cơ hội cùng lúc như:

  • Nhiễm trùng, một hay nhiều tác nhân như vi khuẩn lao, nhiễm virus cytomegalo, viêm màng não do cryptococcus, nhiễm toxoplasma
  • Ung thư phổi, ung thư thận hoặc u lympho và sarcoma Kaposi
  • Nhiễm nấm Candida

Những bệnh này có thể gây ra các triệu chứng bệnh AIDS như:

  • Tưa miệng – một mảng dày, màu trắng bao quanh lưỡi hoặc miệng do nhiễm trùng nấm men và đôi khi kèm theo đau họng
  • Nhiễm nấm âm đạo nặng hoặc tái phát
  • Bệnh viêm vùng chậu mãn tính
  • Nhiễm trùng nặng và thường xuyên với những giai đoạn cực kỳ mệt mỏi mà không giải thích được kết hợp với đau đầu, choáng váng, và/hoặc chóng mặt
  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
  • Da dễ bầm tím hơn bình thường
  • Tiêu chảy thường xuyên và kéo dài
  • Sốt liên tục và/hoặc ra mồ hôi đêm
  • Sưng hoặc xơ cứng của các hạch nằm trong cổ họng, nách, háng
  • Ho khan kéo dài
  • Khó thở
  • Da có các đốm màu bất thường
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân từ da, miệng, mũi, hậu môn hay âm đạo…
  • Phát ban da thường xuyên hoặc bất thường
  • Tê nhiều hoặc đau ở tay hoặc chân, mất kiểm soát cơ bắp và phản xạ, liệt hoặc mất sức mạnh cơ bắp
  • Lú lẫn, thay đổi tính cách hoặc giảm chức năng nhận thức

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng của nhiễm HIV/AIDS hoặc bạn nghĩ mình đã bị nhiễm HIV/AIDS.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến HIV/ AIDS là gì?

Các con đường lây nhiễm HIV là:

  • Quan hệ tình dục không lành mạnh [cả cùng giới và khác giới]
  • Dùng chung kim tiêm từ người nhiễm HIV hoặc truyền máu bị nhiễm HIV, dùng chung thiết bị xăm mình và xỏ lỗ cơ thể mà không được khử trùng, làm sạch; tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo bị nhiễm HIV tại vết thương hở hoặc lở loét.
  • Từ mẹ truyền sang bào thai hoặc truyền qua trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

Virus HIV không lây nhiễm qua các tiếp xúc thông thường như nắm tay, ôm nhau. Bệnh AIDS có thể tiến triển nặng hơn nếu người bệnh uống thuốc không đúng liều và không đi tái khám thường xuyên hay tự ý ngưng dùng thuốc vì cảm thấy khỏe hơn.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Các yếu tố gia tăng nguy cơ nhiễm HIV và mắc AIDS là:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su khi quan hệ. Quan hệ tình dục đường hậu môn có nguy cơ cao hơn đường âm đạo. Nguy cơ càng tăng nếu quan hệ tình dục thường xuyên và với nhiều người.
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Những bệnh này tạo vết loét ở cơ quan sinh dục và là ngõ vào cho virus HIV.
  • Nghiện ma túy. Người nghiện ma túy thường dùng chung kim tiêm gây phơi nhiễm HIV nếu có người trong nhóm đã mắc phải.
  • Chưa cắt bao quy đầu. Các virus, vi khuẩn có thể tích tụ tại đây, tăng nguy cơ nhiễm HIV khi quan hệ tình dục – nhất là trong quan hệ tình dục đồng giới.
  • Ăn một số loại thực phẩm như trứng sống, hàu sống hoặc sữa chưa tiệt trùng [có thể có vi khuẩn có hại].
  • Hiến máu, tinh trùng hoặc các bộ phận khác.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ dựa trên tiền sử bệnh và khám triệu chứng thực thể.

Ngoài ra, một số xét nghiệm chẩn đoán HIV là:

  • Đếm tế bào CD4: CD4 là loại bạch cầu bị HIV tấn công và tiêu diệt. Người khỏe mạnh thường có CD4 từ 500 tới hơn 1000. Ngay cả khi không có triệu chứng, nhiễm HIV sẽ diễn tiến sang AIDS khi CD4 dưới 200.
  • Số lượng virus: những người có số lượng virus cao trong cơ thể sẽ có mức độ bệnh nặng hơn.
  • Xét nghiệm kháng thuốc: tìm xem chủng HIV mà bạn mắc có kháng với loại thuốc nào không.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện những xét nghiệm để chẩn đoán biến chứng: lao, viêm gan, nhiễm Toxoplasma, bệnh lây truyền qua đường tình dục, tổn thương gan, thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Độ chính xác của kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào khoảng thời gian từ lúc có khả năng phơi nhiễm HIV [quan hệ tình dục không bảo vệ, dùng chung kim tiêm]. Nếu đã từng thực hiện các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên cân nhắc xét nghiệm HIV. Nếu làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với máu hay bệnh phẩm, dịch tiết của người, bạn cũng cần thực hiện xét nghiệm HIV mỗi 3 tháng.

Để kết quả xét nghiệm xét nghiệm HIV chính xác hơn thì cần ít nhất 3 tháng giai đoạn cửa sổ để hình thành các kháng thể kháng virus HIV.

Nếu kết quả là dương tính, bạn có kháng thể HIV và có thể lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn bị bệnh AIDS.

Nếu kết quả trả về âm tính, bạn không có các kháng thể tại thời điểm xét nghiệm. Tuy nhiên:

  • Nếu đã hơn 3 tháng kể từ khi thực hiện hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao và kết quả là âm tính với HIV thì bạn không nhiễm HIV
  • Nếu ít hơn 3 tháng kể từ khi thực hiện hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao, bạn nên tiến hành lại xét nghiệm

Những phương pháp điều trị nhiễm HIV/ AIDS là gì?

Quá trình điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Tuy chưa có thuốc điều trị HIV đặc hiệu, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc giúp tăng cường miễn dịch và chống lại virus.

Người bệnh cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra mức độ dung nạp thuốc của cơ thể. Người nhiễm HIV cần phải dùng các loại thuốc này suốt đời.

Lối sống và thói quen sinh hoạt

Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng cần lưu ý chế độ nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh, cố gắng giữ vững tinh thần và lưu ý các điểm như:

  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc khác toa hay tự ý bỏ thuốc trong toa được kê
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ
  • Nói cho bạn đời của bạn về việc bị nhiễm HIV để họ đi kiểm tra
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc các bệnh truyền nhiễm khác

Người nhiễm HIV cũng không nên tiết lộ về tình trạng bệnh của mình với những người không cần biết vì có thể bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, người bệnh cần tham gia các hội nhóm hỗ trợ xã hội và pháp lý có uy tín để luôn nắm các thông tin bệnh và nhận trợ giúp nếu cần.

Ngoài ra, để tránh lây nhiễm virus HIV cho người khác, bạn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không được tham gia hiến máu hoặc tinh trùng.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản in. Trang 489

Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. [2009]. The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 1255

Risk factors. //www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hiv-aids/basics/risk-factors/con-20013732. Ngày truy cập 28/12/2021

Test and diagnosis. //www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hiv-aids/basics/tests-diagnosis/con-20013732. Ngày truy cập 28/12/2021

Who is at risk for HIV? //www.aids.gov/hiv-aids-basics/prevention/reduce-your-risk/who-is-at-risk-for-hiv/. Ngày truy cập 28/12/2021

Vietnam data. //www.unaids.org/en/regionscountries/countries/vietnam. Ngày truy cập 28/12/2021

Video liên quan

Chủ Đề