Giấy báo tử làm ở đâu

Thủ tục khai tử cho người đã chết từ lâu là thủ tục được rất nhiều người quan tâm vì liên quan đến những thủ tục về thừa kế đất đai. Tại Khoản 2 Điều 30 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cá nhân chết phải được khai tử và việc khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định. Vậy những người đã chết từ lâu, việc khai tử được tiến hành như thế nào?Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 1900088837 để được tư vấn và hỗ trợ

1. Căn cứ để tiến hành thủ tục khai tử cho người đã chết từ lâu?

Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ/CP, việc khai tử phải căn cứ theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

  • Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ cở y tế cấp Giấy báo tử;
  • Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
  • Đối với người bị tòa án tuyên bố là đã chết thì bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay giấy báo tử;
  • Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, hay bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay giấy báo tử;
  • Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp trên thì ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.

Ngoài ra, theo điều 13 thông tư 04/2020/TT-BTP, trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.

Mặc dù không quy định rõ nhưng có thể hiểu các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ này gồm:

  • Hồ sơ, lý lịch cá nhân đi học, đi làm do cơ quan, đơn vị nơi học tập, công tác quản lý, xác nhận, có ghi nhận thông tin có liên quan đến việc tử vong;
  • Biên bản xác minh tai nạn, Giấy chứng nhận mai táng, Hợp đồng hỏa táng, văn bản xác nhận của chính quyền, Công an địa phương, Gia phả dòng họ, giấy tờ tùy thân của người chết [nếu có];
  • Ảnh bia, mộ người chết;
  • Văn bản xác nhận của người làm chứng về các thông tin liên quan đến người chết, sự kiện chết…
  • Ủy ban nhân dân cấp xã cần xác minh các căn cứ, chứng cứ có liên quan đến việc người dân cung cấp thông tin để làm cơ sở cho việc cấp Giấy báo tử theo đúng quy định và làm thủ tục đăng ký khai tử theo quy định.

Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định hoặc giấy tờ tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không đảm bảo giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.

2. Thủ tục khai tử cho người đã chết từ lâu

Căn cứ Mục 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP, thủ tục khai tử cho người đã chết từ lâu tiến hành như sau:

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký khai tử gồm:

  • Tờ khai đăng ký khai tử;
  • Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử hoặc giấy tờ tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.
  • Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền [ Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP].
Thủ tục làm giấy khai tử cho người đã chết từ lâu
  • Người đi đăng ký khai tử phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền khai tử [trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa hoàn thiện].

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Làm giấy khai tử ở đâu?

Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

>>>Xem thêm: Trình tự thủ tục tuyên bố một người mất tích

Bước 3: Giải quyết khai tử

Ngay sau khi nhận giấy tờ, nếu thấy việc khai tử đúng, Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người khai tử.

Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Nếu khai tử đúng hạn, người dân sẽ không phải nộp lệ phí. Trường hợp khai tử quá hạn, mức lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định[ Điều 3 Thông tư 85/2019/TT – BTC].

Trên đây là những tìm hiểu về thủ tục khai tử cho người đã chết từ lâu của Công ty Luật FBLAW gửi đến bạn đọc cùng tham khảo. Để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục liên quan đến khai tử cho người đã chết từ lâu nhằm tiến hành các công việc liên quan đến thỏa thuận phân chia tài sản…Hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

  • Hotline: 038.595.3737
  • Email: 
  • Fanpage: Công ty Luật FBLAW
  • Địa chỉ: 45 Đàm Văn Lễ, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Hôm qua [12/5], UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn năm 2022.

Khai tử là một trong các việc giúp nhà nước thực hiện hoạt động quản lý một cách hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng biết các thủ tục đăng ký hộ tịch khai tử như thế nào. Vậy, Làm giấy khai tử cần những gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trình tự thủ tục đăng ký hộ tịch trong bài viết dưới đây: 

  • Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?
  • Cơ quan có thẩm quyền đăng ký biện pháp bảo đảm
  • 17 tuổi có được đứng tên trên giấy đăng ký xe máy không?

Giấy khai tử [hay Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử] là một loại giấy tờ hộ tịch xác nhận tình trạng một người đã chết về thời gian chết, địa điểm, nguyên nhân cái chết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình, người thân, người đại diện hoặc những cá nhân, tổ chức nào có liên quan. 

Giấy chứng tử là căn cứ rõ ràng nhất xác định thời điểm chết của người được khai tử, căn cứ để xác định thời điểm được mở thừa kế, những ai dược thừa kế, di sản thừa kế, tình trạng hôn nhân,…

Căn cứ tại Điểm a, Khoản 1, Điều 7, Điều 32  Luật Hộ tịch 2014 quy định:

  • Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký hộ tịch đối với trường hợp xảy ra sự kiện hộ tịch khai tử cho công dân Việt Nam cư trú trong nước.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết sẽ có thẩm quyền đăng ký khai tử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết sẽ có thẩm quyền đăng ký khai tử.
  • Trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ được đăng ký hộ tịch tại UBND cấp huyện.

Bài viết liên quan  Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không

Căn cứ tại Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký việc khai tử:

  • Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử sẽ phải nộp tờ khai theo mẫu và Giấy báo tử [hoặc giấy tờ khác tương đương Giấy báo tử] cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Ngay sau khi nhận được giấy tờ, nếu thấy hợp lệ công chức tư pháp hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào sổ hộ tịch và báo cho Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.
  • Công chức tư pháp-hộ tịch sẽ khoá thông tin hộ tịch của người chết trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

Khi người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử thì nội dung Giấy khai tử phải bao gồm các thông tin sau: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết [nếu có]; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch [nếu người chết là người nước ngoài.]

Nội dung đăng ký khai tử xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:

  • Nếu người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế đó sẽ cấp Giấy báo tử;
  • Nếu người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình sẽ cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay cho Giấy báo tử;
  • Nếu người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án sẽ thay cho Giấy báo tử;
  • Nếu người chết trên phương tiện giao thông, do tai nạn hoặc bị giết, chết đột ngột, chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y sẽ cho thay Giấy báo tử;
  • Nếu người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết sẽ có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.

Bài viết liên quan  Nộp phạt vi phạm giao thông vào thứ 7 ở kho bạc nào?

  • Tờ khai đăng ký khai tử.
  • Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền cấp. 
  • Văn bản ủy quyền nếu người có trách nhiệm đi khai tử ủy quyền cho người thực hiện việc đăng ký khai tử.

Vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết phải có trách nhiệm đi đăng ký khai tử trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày có người chết;

Nếu người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan sẽ phải có trách nhiệm đi khai tử

Công chức tư pháp – hộ tịch phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; Nếu không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp-hộ tịch thực hiện việc đăng ký khai tử.

[Căn cứ tại Điều 33 Luật Hộ tịch 2014]

Được miễn lệ phí nếu đăng ký khai tử đúng hạn hoặc trường hợp người có gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.

Nếu đăng ký khai tử quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì sẽ phải nộp lệ phí đăng ký khai tử. Mức thu lệ phí do HĐND cấp tỉnh tại địa phương quy định.

Bài viết liên quan  Mức phạt nồng độ cồn xe máy mới nhất 2021

Trên đây là tư vấn về vấn đề làm giấy khai tử cần những gì. Trường hợp có bất kỳ vấn đề nào liên quan, Xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Inslaw để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Bạn đang xem bài viết “Làm giấy khai tử cần những gì? Thủ tục ra sao? Mẫu giấy báo tử thế nào?” tại chuyên mục “Kiến thức chung”

Video liên quan

Chủ Đề