Gọi A là công của một máy thực hiện được trong t giây công suất P của máy được tính bằng công thức

Công thức tính công của một lực

Công là lực được sinh ra khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật dịch chuyển. Vậy công thức tính công là gì? Công thức tính công suất như thế nào? Công thức tính công suất trung bình ra sao? Là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm. Bởi đây là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình môn Vật Lí 8.

Trong bài viết hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về công, công suất. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh lớp 8 nhanh chóng nắm được kiến thức, biết cách giải các bài tập về công của lực.

Công là lực được sinh ra khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật dịch chuyển.

2. Công thức tính công

- Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực

Trong đó:

+ A là công của lực F [J]

+ F là lực tác dụng vào vật [N]

+ s quãng đường vật dịch chuyển [m]

+ Đơn vị của công là Jun, [kí hiệu là J].

1J = 1N.1m = 1Nm

Bội số của Jun là kilojun [kí hiệu là kJ], 1kJ = 1000J

- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển

Chú ý: Trong các trường hợp có công có học, ta cần tìm ra lực nào đã thực hiện công đó.

3. Công thức tính công suất

- Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính công suất:

- Đơn vị của công suất là Oát [W]

1W.h = 3600J; 1KWh = 3600 kJ

- Ngoài ra người ta còn sử dụng đơn vị mã lực

1CV = 736W

1HP = 746W

4. Công suất trung bình

Công suất trung bình của một máy sinh công là tỷ số của công A và khoảng thời gian thực hiện công đó.

Hệ số công suất

Hệ số công suất [cosalpha]

Là tỷ số giữa công suất hữu dụng [kw] và công suất toàn phần [kva], hoặc là cos của góc giữa công suất tác dụng và công suất toàn phần.

Trong đó:

  • Công suất tác dụng [P]: đặc trưng cho khả năng sinh ra công hữu ích của thiết bị, đơn vị W hoặc kW
  • Công suất phản kháng [Q]: không sinh ra công hữu ích nhưng nó lại cần thiết cho quá trình biến đổi năng lượng, đơn vị VAR hoặc kVAR.
  • Công suất tổng hợp [S] cho 2 loại công suất trên được gọi là công suất biểu kiến, đơn vị VA hoặc KVA.

Ý nghĩa của hệ số công suất [cosalpha]

Xét trên phương diện nguồn cung cấp [máy phát điện hoặc máy biến áp]: cùng một dung lượng máy biến áp hoặc công suất của máy phát điện

=> Hệ số công suất càng cao => thành phần công suất tác dụng càng cao => máy sẽ sinh ra được nhiều công hữu ích.

Xét ở phương diện đường dây truyền tải [quan tâm đến dòng điện truyền trên đường dây]: Dòng điện này sẽ làm nóng dây và tạo ra một lượng sụt áp trên đường dây truyền tải.

Nếu xét trong hệ thống 1 pha, công suất biểu kiến: S=U.I

Nếu xét trong hệ thống 3 pha, công suất biểu kiến:

Trong đó:

  • U: điện áp dây
  • I : dòng điện dây

Cả trong lưới 1 pha và 3 pha dòng điện tỉ lệ với công suất biểu kiến S.

=> Nếu như cùng 1 tải, trang bị tụ bù để phát công suất phản kháng ngay tại tải, đường dây chỉ chuyển tải dòng điện của công suất tác dụng thì chắc chắn đường dây sẽ mát hơn.

=> Nếu chấp nhận đường dây phát nhiệt ở mức hiện tại và trang bị tụ bù phát công suất phản kháng để bù [cosphi] ở tại tải, có thể bắt đường dây tải nhiều hơn hiện nay một ít.

5. Ví dụ minh họa công thức tính công

Ví dụ 1: Một người thợ xây đưa xô vừa có khối lượng 15kg lên độ cao 5m trong thời gian 20 giây bằng ròng rọc động.

a. Tính công mà người đó thực hiện được.

b. Người thợ xây hoạt động với công suất là bao nhiêu?

Trả lời

Lực F mà người đó thực hiện là:

F = 10m = 10.15 = 150 [N]

Công mà người đó thực hiện là:

A = P.h = 150.5 = 750[J]

Người thợ xây hoạt động với công suất là:

Ví dụ 2: Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3

Trả lời

Trọng lượng của 1m3 nước là: P = 10.m = 10 000 [N]

Trong thời gian 1 phút = 60 giây có 120m3 nước rơi từ độ cao 25m xuống phía dưới.

Công thực hiện trong thời gian 1 phút là:

A = 120.10000.25 = 30 000 000 [J]

Công suất của dòng nước là:

6. Bài tập tự luyện

Bài 1: Một đầu tàu kéo một đoàn tàu chuyển động từ ga A tới ga B trong 15 phút với vận tốc 30 km/h. Tại ga B đoàn tàu được mắc thêm toa và do đó chuyển động đều từ ga B đến C với vận tốc nhỏ hơn trước 10 km/h. Thời gian đi từ ga B đến ga C là 30 phút. Tính công của đầu tàu đã sinh ra biết rằng lực kéo của đàu tàu không đổi là 40000 N.

Bài 2: Một vận động viên nhảy cao đạt được thành tích là 2,1 m. Giả sử vận động viên đó là nhà du hành vũ trụ lên Mặt Trăng thì trên Mặt Trăng người ấy nhảy cao được bao nhiêu mét? Biết rằng lực hút của Trái Đất lên vật ở mặt đất lớn hơn lực hút của Mặt Trăng lên vật ấy ở trên Mặt Trăng 6 lần và ở trên Mặt Trăng người ấy phải mặc thêm bộ áo giáp vũ trụ nặng bằng 6/5 thân thể người đó.

Bài 3: Một vận động viên thể dục thể hình, mỗi ngày phải tập 3 lượt mỗi lượt có 8 động tác nâng một quả tã đĩa nặng 80 kg từ mặt đất lên khỏi đầu, trọng tâm của tạ lên tới độ cao 2,1 mét, so với mặt đất. Đĩa tạ có đường kính 40cm, và mỗi động tác được thực hiện mỗi ngày và công suất trong mỗi động tác.

Cập nhật: 19/01/2022

Nếu bạn chưa nắm rõ kiến thức về công suất là gì? Hoặc công thức tính công suất như thế nào? Thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn từ đó có thể vận dụng giải nhanh các bạn tập liên quan đến công suất chính xác 100%.

Định nghĩa công suất là gì?

– Công suất là một đại lượng đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của người hoặc máy và được xác định bằng công thực hiện trong một khoảng thời gian.

Ký hiệu công suất

– Công suất ký hiệu là P – theo tiếng Latinh là Potestas còn tiếng anh là Wattage.

Đơn vị đo công suất

– Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo công suất là Watt [viết tắt là W], lấy tên theo James Watt.

1 Watt=1 J/s

– Ngoài ra, các tiền tố cũng được thêm vào đơn vị này để đo các công suất nhỏ hay lớn hơn như mW, MW.

– Một đơn vị đo công suất hay gặp khác dùng để chỉ công suất động cơ là mã lực [viết tắt là HP – mã lực là gì]

– Trong truyền tải điện, đơn vị đo công suất hay dùng là KVA [kilô Volt Ampe]:

1 KVA = 1000 VA

Công thức tính công suất

Công suất điện có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

P = A/t = U.I

– Trong đó:

– Cách quy đổi sang W

Công suất cơ và công thức tính công suất cơ

– Trong chuyển động đều, thời gian Δt, khoảng cách Δs, chuyển động với vận tốc v dưới tác dụng của lực F thì công suất được tính:

P = [F.Δs]/Δt = F.v

– Trong chuyển động quay, thời gian Δt, góc quay Δφ, vận tốc góc ω dưới tác dụng của mômen M thì công suất là:

P = [M.Δφ]/Δt = ωM

Công suất điện

Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong một khoảng thời gian Δt. 1 Watt là sự thay đổi của năng lượng 1 Jun trong 1 giây.

Công suất điện tại thời điểm t được tính theo P[t] = U [t] x I[t]. Với U[t]; I[t] là các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tại t khi chúng không lệch pha.

– Với trường hợp mạch có điện trở R, thì chúng ta có công thức tính công suất sẽ là tích của cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở

P = I2.R = U2/R

Cách nhận biết công suất trên các thiết bị điện trong gia đình

– Bạn là người sử dụng các thiết bị điện trong gia đình như : Điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện …Chắc chẵn bạn đã nghe thấy đâu đó với những câu là thiết bị này có công suất tiêu thụ điện năng là bao nhiêu w?

– Khi các bạn mua một thiết bị điện nào đó và trên máy sẽ thường có những tem hay nhãn mác như hình bên trên và có ghi công suất tiêu thụ của đồ dùng đó bên trên và đó chính là công suất tiêu thụ điện năng của sản phẩm đó.

Bên trên chính là toàn bộ khái niệm về công suất, công suất cơ, công suất điện và công thức tính công suất mà chúng tôi đã tổng hợp chi tiết có thể giúp bạn vận dụng nhanh chóng trong thực tiễn cũng như giải các bài tập về công suất dễ dàng.

3/5 - [2 bình chọn]

XEM THÊM

Hiệu điện thế là gì? Công thức tính hiệu điện thế chuẩn 100 %

Sửa Chữa Tủ Bảo Quản Thuốc Cigar [ Xì Gà ] : Thợ Chuyên Nghiệp, UY TÍN

Video liên quan

Chủ Đề