Hạt phóng sa nguyên tử hat nhân

Thuật ngữ "mây phóng xạ" xuất hiện trên các phương tiện truyền thông tại Việt Nam và thế giới trong nhiều ngày qua, song nhiều người vẫn chưa biết khái niệm cụ thể về nó.

Hạt phóng sa nguyên tử hat nhân

Mô hình di chuyển của mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I hôm 18/3. Ảnh: paranoidnews.org.

Bộ Quốc phòng Mỹ và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) dùng thuật ngữ "mây phóng xạ" để chỉ khí nóng, hơi nước, khói, bụi và các sản phẩm của phản ứng phân hạch hạt nhân được tạo ra sau vụ nổ bom nguyên tử. Thuật ngữ này cũng được dùng cho các sự cố trong nhà máy điện hạt nhân, mặc dù các lò phản ứng không phát nổ giống như bom nguyên tử.

Trên thực tế tỷ lệ các chất đồng vị phóng xạ trong đám vật chất phát sinh từ vụ nổ của bom hạt nhân hoàn toàn khác với vụ nổ của lò phản ứng.

Theo từ điển Khoa học và Công nghệ McGraw-Hill, mây phóng xạ là thuật ngữ dùng để chỉ một lượng không khí và hơi nước mang theo các chất phóng xạ từ vụ nổ hoặc sự cố hạt nhân.

Các nguyên tố hóa học có thể có một hoặc nhiều đồng vị. Các đồng vị có số nguyên tử và số proton trong hạt nhân nguyên tử giống nhau song số neutron của chúng khác nhau nên số khối cũng khác. Chúng được gọi là "đồng vị" vì nằm cùng vị trí trong bảng tuần hoàn hóa học.

Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại: ổn định và không ổn định. Phân rã phóng xạ hay phân rã hạt nhân là hiện tượng hạt nhân nguyên tử không ổn định tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân để đạt tới trạng thái ổn định. Các nguyên tử có tính phóng xạ (không ổn định) được gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các đồng vị không có tính phóng xạ được gọi là đồng vị bền. Chẳng hạn, nguyên tố Carbon (C) có hai đồng vị phóng xạ là C-12 và C-13, một đồng vị phóng xạ là C-14.

Tia phóng xạ là các dòng hạt chuyển động nhanh phát ra từ các chất phóng xạ trong quá trình phân rã hạt nhân. Chúng có thế là chùm các hạt mang điện dương (như hạt alpha, hạt proton) hay mang điện âm (như electron) hay không mang điện (như hạt neutron, hạt gamma, hạt neutrino).

Một số người cũng chưa hiểu tại sao người dân Trung Quốc đổ xô đi mua muối chứa i-ốt do lo ngại mây phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, trong khi báo chí Nhật Bản đưa tin các chuyên gia phát hiện đồng vị phóng xạ i-ốt bên ngoài nhà máy. Tại sao người dân Trung Quốc muốn đưa muối i-ốt vào cơ thể họ trong khi nguyên tố này cũng có thể tồn tại trong mây phóng xạ?

Nguyên tố i-ốt có tới 37 đồng vị, trong đó chỉ có I-127 là đồng vị ổn định. Muối chứa I-127 và những viên nén i-ốt kali (KI) có thể được dùng để rửa trôi đồng vị phóng xạ I-131, một sản phẩm phụ của phản ứng phân hạch hạt nhân, trong cơ thể người. Như vậy có nghĩa là người ta dùng đồng vị bền duy nhất của i-ốt để ngăn chặn tác động của đồng vị phóng xạ i-ốt.

Ở những nơi xảy ra các vụ tai nạn hạt nhân như Chernobyl, hậu quả chỉ ảnh hưởng trên phạm vi địa phương nhưng khi phóng xạ hạt nhân phát tán vào không khí thì hậu quả sẽ ảnh hưởng trên bình diện toàn cầu, hơn nữa sẽ kéo dài vì phóng xạ nguyên tử vẫn còn tác hại sau vài năm thoát ra ngoài không khí.

\"Kết quả nghiên cứu thuyết phục toàn giới khoa học.\" nhà gen học Karl Sperling của Viện Gen y học và Gen nhân học Berlin khẳng định.

Thử bom nguyên tử toàn cầu và nổ hạt nhân ở Chernobyl

Hạt phóng sa nguyên tử hat nhân
Trẻ em ở Ukraina tham gia huấn luyện an toàn hạt nhân gần Chernobyl năm 2006.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu dân số từ năm 1975 đến năm 2007 ở 39 quốc gia châu Âu và Mỹ. Họ nhận thấy số ca sinh nam giới tăng lên nhiều hơn số ca sinh nữ giới ở tất cả các quốc gia được điều tra từ năm 1964 đến 1975; và tương tự ở nhiều nước Đông Âu trong vài năm sau 1986.

Tiến sĩ Hagen Scherb thuộc nhóm nghiên cứu cho biết. \"Chúng ta chưa biết tại sao nhưng tỉ lệ sinh đẻ giới luôn là một hằng số: 105 nam so với 100 nữ.\" Tuy nhiên thống kê của nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ vốn thiếu cân bằng này nhích hẳn lên.

Nguyên nhân thứ nhất làm tăng số ca sinh nam giới toàn cầu giữa các năm 1960, 1970 được cho là do các phóng xạ từ các vụ thử bom nguyên tử bị phát tán vào không khí. Phóng xạ sau khi phát tán sẽ co cụm trong không trung cho đến khi hòa vào các dòng khí lưu rồi theo đó rải xuống khắp bề mặt trái đất.

Điều này có cơ sở thực tế, các vụ thử hạt nhân ngoài trời hầu hết diễn ra từ cuối những năm 1940 đến 1963, sau đó Hoa Kỳ, Liên bang Xô viết và Anh Quốc đã kí kết vào Hiệp ước cấm thử hạn chế (Limited Test Ban Treaty).

Nguyên nhân thứ hai làm tăng số ca sinh nam giới xung quanh Cherbynol là do thảm họa hạt nhân năm 1986 khi một lò phản ứng hạt nhân phát nổ ở Ukraina. Trong trường hợp này, hậu quả chỉ ảnh hưởng trên phạm vi địa phương vì phóng xạ hạt nhân chỉ rò rỉ trên mặt đất.

Tiến sĩ Scherb nhận định nước nào càng gần Chernobyl, thì hậu quả bị ảnh hưởng càng nặng. Ví dụ, tỉ lệ tăng dân số nam ở Belarus (nước láng giềng Chernobyl) cao hơn ở Pháp, cách xa Chernobyl hàng nghìn cây số. Khoảng cách từ Hoa Kỳ đến Chernobyl quá xa và các phóng xạ nguyên tử hầu như không thể phát tán tới nước này và vì thế không thấy dấu hiệu tỉ lệ sinh đẻ giới tính bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân sâu xa và cảnh báo

Tuy nghiên cứu chưa khảo sát cơ chế sinh học đằng sau sự lệch lạc trong tỉ lệ sinh nở giới đực này, song các thí nghiệm trên động vật liên quan đến phóng xạ trước đây đã chỉ ra tỉ lệ sinh sản giống đực tăng lên bất thường là do nhiễm sắc thể X trong tinh trùng bị tổn thương.

Ở con người, một tế bào tinh trùng chứa hai nhiễm sắc thể X và Y trong khi tế bào trứng chứa 2 nhiễm sắc thể X. Nếu sự kết hợp của tinh trùng và trứng cho ra một phôi thai dạng XY thì đứa trẻ là con trai, dạng XX là con gái.

Nghiên cứu này là một lời cảnh báo phóng xạ từ vụ nổ hạt nhân Fukushima Daiichi ở Nhật bản có thể lại tiếp tục khiến cho tỉ lệ sinh nở giới tính của nhân loại tiếp tục bị lệch lạc.

Các nhà nghiên cứu phát biểu: \"Chúng ta không biết bao nhiêu năng lượng phóng xạ đã thoát ra từ vụ nổ này và nó sẽ phát tán theo đường nào trên trái đất. Có thể ảnh hưởng chỉ bị giới hạn trong phạm vi nước Nhật nhưng nếu nó phát tán theo đường nước và không khí, rất có thể hậu quả sinh nở sẽ tác động đến bờ Tây nước Mỹ\".

Theo NatGeo/hiemmuon