Hiện nay Nhà nước tiến hành giao đất, giao rừng cho người dân chủ yếu là đối với loại rừng

Mấy năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã tiến hành giao đất, giao rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng trên quy mô lớn. Ðối tượng được giao đất, giao rừng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và diện tích rừng, đất rừng đã được điều chỉnh theo hướng: giao tăng dần cho các đối tượng hộ gia đình, đơn vị tập thể; giảm dần cho các lâm trường quốc doanh.

Trước đây, nền kinh tế cả nước quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, trong lâm nghiệp các lâm trường được Nhà nước giao quản lý, sử dụng phần lớn diện tích rừng và đất rừng. Ngày nay chuyển dần sang nền sản xuất lâm nghiệp hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài lực lượng các lâm trường thì các tổ chức xã hội, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn, bản trở thành đối tượng chính được Nhà nước giao đất, giao rừng sử dụng ổn định, lâu dài. Việc làm này đã trở thành phổ biến, diễn ra khá sôi động. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2006, cả nước có khoảng hơn 12,6 triệu ha rừng và đất rừng. Trong đó, các lâm trường [DNNN] được giao hơn 2,8 triệu ha, chiếm hơn 22%; các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hơn 3,18 triệu ha, chiếm 25%; khu vực hộ gia đình và kinh tế tập thể [tổ hợp tác, HTX nông - lâm nghiệp] hơn 3,41 triệu ha, chiếm 27%; UBND các xã hơn 2,8 triệu ha, chiếm 22% [trong đó, cộng đồng dân cư thôn, bản có khoảng 668 nghìn ha]; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hơn 262 nghìn ha và các xí nghiệp liên doanh hơn 66 nghìn ha.

Diện tích rừng và đất rừng giao cho các DNNN đã giảm từ hơn 3,5 triệu ha, năm 1999, xuống còn 2,8 triệu ha hiện nay. Cũng tại các thời điểm này, diện tích giao hộ gia đình và tập thể [gọi tắt là giao cho nhân dân] đã tăng lên đáng kể, từ hai triệu ha, tăng lên hơn 3,41 triệu ha, tăng 1,41 triệu ha, bằng 50% diện tích rừng, đất rừng của DNNN. Nhiều địa phương thực hiện xã hội hóa việc giao đất, giao rừng khá tốt. Ðến nay, tỉnh Thanh Hóa có gần 100%, Lạng Sơn 80%, các tỉnh còn lại đạt khoảng từ 60  đến 75% diện tích rừng và đất rừng đã giao cho các đối tượng quản lý. Vùng nào, địa phương nào cũng xuất hiện những mô hình vườn rừng, trang trại rừng của DNNN, doanh nghiệp tư nhân hay của cộng đồng dân cư thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng mới. Có thể xem đây là sự thay đổi căn bản về nhận thức và cách làm từ chỗ: phát triển lâm nghiệp dựa hẳn vào quốc doanh, nay chuyển sang lâm nghiệp xã hội dựa trên cơ sở, mở rộng các đối tượng được giao đất, giao rừng. Phương châm Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng, nhân dân là lực lượng chủ yếu đã khích lệ động viên phong trào, nay đã trở thành hiện thực trong phát triển lâm nghiêp. Nhờ đó, cả nước bước đầu đã ngăn chặn tình trạng suy thoái diện tích rừng, chuyển sang giai đoạn phục hồi, phát triển. Theo Cục Kiểm lâm, trên phạm vi toàn quốc, diện tích rừng trồng mới ngày càng tăng. Mức tăng bình quân từ 50 nghìn ha thời kỳ 1995 - 2000, tăng lên 200 nghìn ha giai đoạn 2001 - 2006, tăng gấp bốn lần và diện tích rừng tự nhiên, bảo vệ khoanh nuôi phục hồi nhanh, đã nâng tổng diện tích đất có rừng từ 9,5 triệu ha năm 1995, lên 11,5 triệu ha năm 2000 và hơn 12,6 triệu ha hiện nay. Ðộ che phủ rừng tăng là 28,1% lên 37,5%. Môi trường sinh thái và năng lực phòng hộ, tính đa dạng sinh học của rừng dần được cải thiện. Xã hội hóa giao đất, giao rừng đã tạo điều kiện cho nông dân miền núi có việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện mức sống. Ðiều tra của Cục Lâm nghiệp về thu nhập của nông thôn miền núi cho thấy: tại tỉnh Bắc Cạn: thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp - chủ yếu thu từ bảo vệ rừng và trồng rừng của nhóm hộ thoát nghèo chiếm 32,8%, nhóm hộ khá 16,8%; tại Tây Nguyên: nhóm hộ nghèo là 17%, nhóm hộ khá gần 40% so với tổng mức thu nhập/năm. Xã hội hóa giao đất, giao rừng cũng góp phần tích cực bảo đảm trật tự an ninh chính trị - xã hội, tạo đà phát triển nền kinh tế đất nước trong những năm vừa qua.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện giao đất, giao rừng thời gian qua đã bộc lộ những yếu kém, bất cập và nảy sinh nhiều vấn đề, hạn chế đến hiệu quả sử dụng rừng và đất rừng được giao.

Tiến độ giao đất, giao rừng còn rất chậm. Ðến cuối tháng 3-2006, các địa phương mới chỉ giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất rừng cho khoảng 17% tổng số hộ và gần 30% diện tích đất lâm nghiệp cần giao. Phần lớn diện tích rừng và đất rừng giao cho nhân dân bảo vệ và trồng rừng là rừng tự nhiên nghèo kiệt và đất trống, đồi núi trọc, nông dân chưa có điều kiện hưởng lợi từ rừng. Trong khi đó, phần lớn diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng tài nguyên rừng từ trung bình trở lên vẫn do các Ban Quản lý rừng, DNNN quản lý. Nhiều địa phương quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng quá lớn với mục đích hưởng vốn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước. Diện tích rừng và đất rừng hiện nay giao cho UBND cấp xã lên tới 2,8 triệu ha; thực tế ở cấp xã thiếu lực lượng và phương tiện để bảo vệ giữ rừng, trách nhiệm của UBND xã trong nhiệm vụ giữ gìn rừng chưa rõ ràng, rất lúng túng, bất cập trong công tác quản lý. Những hạn chế nêu trên dẫn đến hậu quả: nhân dân vùng rừng thiếu đất sản xuất, tiến độ và kết quả trồng rừng mới trong Dự án trồng mới năm triệu ha rừng còn quá ít. Giao đất, giao rừng theo kiểu bình quân/hộ đã tạo được một số mô hình trang trại rừng, vườn rừng sản xuất nông - lâm kết hợp, nhưng lại tạo ra manh mún, phân tán, gây khó khăn cho sản xuất lâm nghiệp hàng hóa. Cơ chế khoán rừng và đất rừng chậm được hoàn thiện. Ở một số địa phương, nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, rừng vẫn tiếp tục bị xâm hại.

Quản lý ngành còn bất cập chưa đủ mạnh. Nhiều lĩnh vực còn chồng chéo. Hiện nay, việc giao đất rừng là do ngành tài nguyên và môi trường đảm nhiệm, chủ yếu làm các thủ tục khi giao đất, chưa gắn giao đất với giao rừng. Trong nông nghiệp, sau khi giao đất cho nông dân sử dụng ổn định, lâu dài, lập tức được đưa ngay vào sản xuất. Ngược lại, với diện tích rừng và đất rừng sau khi giao cho nhân dân mới chỉ là bước đầu. Họ rất lúng túng trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi và thiếu kiến thức về kỹ thuật để đưa hết diện tích đất rừng vào sản xuất. Nhưng công tác khuyến lâm còn rất yếu cả về tổ chức và nội dung hoạt động, chưa phải là chỗ dựa cho người trồng rừng.

Ðể khắc phục những yếu kém tồn tại nêu trên, trong thời gian tới các cấp, các ngành có liên quan từ trung ương đến địa phương phải coi giao đất, giao rừng gắn với bảo vệ, phát triển rừng là nội dung cốt lõi của xã hội hóa lâm nghiệp. Do vậy, khi tiến hành giao đất, giao rừng cần làm rõ đối tượng các loại rừng bao gồm rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất và rừng tự nhiên, loại rừng nào có thể giao, cho thuê hoặc khoán đến các thành phần kinh tế, gắn với các chế tài rõ ràng, minh bạch ngay từ đầu. Ðiều chỉnh phương thức giao, ưu tiên hạn mức diện tích rừng và đất rừng giao cho các doanh nghiệp, hộ gia đình có năng lực sản xuất lâm nghiệp hàng hóa. Các địa phương nhanh chóng hoàn chỉnh việc rà soát, đánh giá thực trạng việc sử dụng đất lâm nghiệp đã giao đến từng đối tượng, gắn với quy hoạch lại ba loại rừng, sớm thu hồi những diện tích rừng, đất rừng bị bao chiếm bất hợp pháp không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả để giao lại cho các đối tượng có năng lực sản xuất. Ðời sống nông dân miền núi còn rất nghèo. Ðịa bàn rừng khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới thường tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Do vậy, chính sách hỗ trợ đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng sớm được sửa đổi theo hướng người trực tiếp bảo vệ rừng, trồng rừng được Nhà nước hỗ trợ, bù đắp những đóng góp của họ trong việc giữ gìn môi trường sinh thái, tạo nguồn nước và phòng hộ, v.v. Trước mắt, hỗ trợ về giống cây ngắn ngày để họ có điều kiện sản xuất nông - lâm kết hợp lấy ngắn nuôi dài. Những diện tích rừng, đất rừng sau khi giao nhưng chưa có khả năng sinh lợi, Nhà nước hỗ trợ về lương thực, vốn với mức phù hợp để họ có thể sinh kế sống chung với rừng. Các cơ quan, khoa học lâm nghiệp sớm xác định và đưa ra tập đoàn giống cây lâm nghiệp phù hợp từng vùng, từng địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế có sức cạnh tranh với các loại cây nông nghiệp khác, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, giảm sức ép phá rừng làm nương rẫy.

Hoàn thiện nội dung giao đất, giao rừng gắn với bảo vệ, làm giàu rừng theo hướng bền vững là góp phần tích cực thực hiện chiến lược bảo vệ, phát triển rừng đồng thời cũng là nội dung phát triển nông thôn mới trên địa bàn miền núi nước ta.

Hoàng Hiển và Vũ Dũng

Mục lục bài viết

  • 1. Giao rừng và cho thuê rừng
  • 2. Thu hồi rừng

1. Giao rừng và cho thuê rừng

Cụ thể là:

- Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng đối với các ban quản lí rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế; đơn vị vũ trang nhân dân; hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống ở đó để quản lí, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra, Nhà nước còn có thể cho các tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

- Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng đối với các ban quản lí rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lí, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt đồng thời, Nhà nước còn có thể cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường [Xem: Mục 2 chương II Luật bảo vệ và phát triển rừng và Chương III Nghị định của Chính phù số 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng].

- Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiến và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an ninh; ban quản lí rừng phòng hộ trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã được giao cho ban quản lí. Nhà nước cũng giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng ttồng có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật đầu tư. Nhà nước còn có thể cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình cá nhân trong nước thuê rừng sản xuất trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc kinh doanh cảnh quan du lịch sinh thái. Nhà nước cũng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng sản xuất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo luật đầu tư, kết hợp với sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặc kinh doanh cảnh quan du lịch sinh thái.

- Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng được quy định cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Theo đó, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao rừng cho các tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ờ nước ngoài và cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giao và cho các hộ gia đình, cá nhân thuê rừng.

2. Thu hồi rừng

Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có thể sẽ bị thu hồi diện tích rừng đã được giao ưong các trường hợp sau đây:

- Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích côrig cộng như để đảm bảo quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế theo quy hoạch...

- Chủ rừng không còn hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng.

Chẳng hạn như: Chủ rừng là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế họp pháp; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng...

- Chủ rừng vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ và sử dụng rừng, phát triển rừng.

- Rừng được giao không đúng thẩm quyền hoặc không được gia hạn khỉ đã hết thời hạn.

Trong trường hợp Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng cho các mục đích còng cộng hoặc trong trường hợp chủ rừng tự nguyện trả lại rừng hay thời hạn sử dụng rừng đã hết thì chủ rừng được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư, tài sản bị thu hồi. Việc bồi thường này được thực hiện bằng các hình thức như: Giao rừng, cho thuê rừng khác có cùng mục đích sử dụng; giao đất để ttồng rừng mới; bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền tại thời điểm có quyết định thu hồi. Đây là khoản tiền mà Nhà nước phải trả cho chủ rừng tương xứng với các khoản thu nhập chủ rừng có thể được hưởng trong thời gian còn lại mà chủ rừng được giao, được thuê từ khai thác lâm sản; kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học theo quy chế quản lí và sử dụng rừng. Thẩm quyền thu hồi rừng được quy định trùng với thẩm quyền giao rừng. Nghĩa là, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao loại rừng nào thì cũng có thẩm quyền thu hôi loại rừng đó.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề