Hình ảnh dùng chất hóa học làm chín trái cây năm 2024

Con người thích ăn trái cây chín tới vì độ ngon ngọt và dinh dưỡng hơn hẳn so với trái còn xanh. Do đó, xu hướng của các bà nội trợ là chọn trái đã chín chứ hiếm khi mua trái xanh về đợi chín, do màu sắc nhìn bắt mắt hơn cùng tâm lý mua về ăn ngay.

Hình ảnh dùng chất hóa học làm chín trái cây năm 2024

Trái cây chín nhìn lúc nào cũng hấp dẫn

Vì thế, để có thể thu hút khách hàng, không ít chủ vườn hay thương lái ép trái chín nhanh bằng việc ngâm vào dung dịch nước pha với một hóa chất đặc biệt, hoặc bôi trực tiếp hóa chất vào cuống sau khi hái. Tùy theo liều lượng hóa chất mà trái có thể chín đúng lúc đem bán.

Hình ảnh dùng chất hóa học làm chín trái cây năm 2024

Ngâm chuối trong nước pha hóa chất để thúc chín (Ảnh minh họa).

Nghe đến việc ăn một thực phẩm được ngâm hóa chất chắc nhiều người không khỏi chùn tay. Liệu những hóa chất này có gây độc cho cơ thể không? Thậm chí, có ý kiến cho rằng nó có thể gây ung thư nữa. Còn thực tế thì...

Nguốn gốc thật của hóa chất làm chín trái

Theo tìm hiểu của các cơ quan báo chí và nhà khoa học trong nước, hóa chất thúc trái cây mau chín mà chủ vườn và thương lái hay sử dụng là ethephon, hay còn gọi bằng tên thương mại là ethrel.

Hình ảnh dùng chất hóa học làm chín trái cây năm 2024

Ethephon có danh pháp khoa học là 2-chloroethylphosphonic acid (C2H 6ClO3P), được phát hiện vào năm 1965 và đăng ký sử dụng đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973.

Đây là chất điều hòa tăng trưởng thực vật được sử dụng rộng rãi trên bông, lúa mì, cà phê, dứa, nho, táo và nhiều loại trái cây khác.

Nhưng sau khi xâm nhập vào quả, ethephon đã làm gì để quả chín?

Thông thường, các loại trái cây như chuối, táo, lê, mít... muốn chín cần phải có một chất: ethylene - chất được xem như hormone "lão hóa" ở thực vật.

Ethylene sẽ chịu trách nhiệm cho sự "thay da đổi thịt" ở hoa quả khi chín: làm quả mềm ra, đổi màu...

Ethephon hoạt động dựa trên chính cơ chế này. Sau khi thấm vào trái cây, ethephon sẽ bị phân giải thành ethylene, qua đó thúc đẩy quá trình chín nhanh ở trái cây. Càng nhiều ethylene được tạo thành thì trái cây càng mau chín.

Hình ảnh dùng chất hóa học làm chín trái cây năm 2024

Ethylene là hóa chất chủ chốt kích thích quá trình chín trái cây

Ethephon có gây hại gì không?

Ethephon khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây kích ứng da và mắt. Tuy nhiên, chất này không gây ung thư và được đánh giá khá an toàn với con người.

Lượng chất sử dụng trên thực vật sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành các sản phẩm không độc là phosphate, ethylene, và clorua, hoặc bay hơi hết trong quá trình vận chuyển trái cây.

Hình ảnh dùng chất hóa học làm chín trái cây năm 2024

Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Ý, Chile, Australia,… đã cấp phép sử dụng ethephon như chất làm chín trái cây hợp pháp trong nông nghiệp.

Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có thể mặc nhiên tận hưởng những trái chín thơm ngọt đã qua xử lý ethephon. Nguyên nhân là vì các sản phẩm hóa chất làm chín trái trên thị trường nhiều loại không rõ nguồn gốc, nhãn mác, vì thế khả năng chúng bị lẫn tạp chất độc hại trong quá trình sản xuất có thể xảy ra.

Đồng thời, lượng ethephon cho phép một người hấp thu mỗi ngày là 0,05 mg/kg, nhưng việc sử dụng ethephon hiện nay đa phần vẫn mang tính tự phát không theo liều lượng hay thời gian cụ thể, dẫn đến khả năng trái cây có dư lượng hóa chất vượt ngưỡng. Tất cả điều này đều tiềm ẩn rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng.

"Chất làm chín trái cây Ethephon an toàn với sức khỏe con người", là khẳng định của các nhà khoa học tại buổi Tọa đàm Đánh giá đúng chất làm chín trái cây Ethephon và vấn đề công nghệ sinh học đối với ngành nông sản chế biến, do Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp trang trại nông thôn Việt Nam và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/12.

Xuất khẩu giảm vì tin đồn

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp trang trại nông thôn Việt Nam, gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin nhiều nông dân và thương lái buôn bán hoa quả ở miền Đông Nam bộ, Đắk Lắk sử dụng một loại hóa chất có tên là Ethephon để thúc chín các loại hoa quả như chuối, mít, đu đủ, sầu riêng... và cho rằng chất này chỉ được dùng để kích thích mủ cây cao su, có độc với sức khỏe con người.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây là thông tin hoàn toàn sai lầm, ảnh hưởng lớn đến uy tín nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Dưới góc độ của một doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vinamit chia sẻ rõ hơn những ảnh hưởng của tác động này đến tình hình chế biến, xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian gần đây.

Hình ảnh dùng chất hóa học làm chín trái cây năm 2024

Ethephon cũng được sử dụng trong ngành chế biến của tất cả các nước và đã mang lại giá trị lớn cho nền công nghiệp hàng hóa.

Theo ông Viên, trong năm 2012-2013, tình hình xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam khá tốt. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, đã có nhiều cảnh báo về tình trạng nhúng trái cây trong hoá chất, gây ung thư và kết quả của tình trạng này là ngay từ đầu năm 2015 tình hình xuất khẩu từ gạo, khoai lang, các loại trái cây đến nông sản đều sụt giảm; giá khoai lang, khoai môn đang ở mức giá 20.000-30.000 đồng/kg đã giảm còn 4.000-5.000 đồng/kg.

Trước thông tin này, nhiều thị trường nhập khẩu đã bắt đầu dè dặt, đánh giá chất lượng nông sản Việt có chất lượng kém chỉ sau Trung Quốc. Người tiêu dùng kể cả thị trường châu Á, Bắc Mỹ dè dặt hơn khi đặt hàng sản phẩm của Việt Nam.

Nếu xuất khẩu trực tiếp vào Bắc Mỹ, các doanh nghiệp nhập khẩu của nước này phải mua bảo hiểm cho người tiêu dùng lên đến 50%. Trong khi sản phẩm Thái Lan, Đài Loan và một số nước khác trong khu vực chỉ mua trong bảo hiểm từ 5-15%.

"Điều này doanh nghiệp xuất khẩu tìm đường lách qua khi phải bán qua thị trường khác như Đài Loan, Thái Lan hoặc bị ép phải bán với mức giá rẻ. Ngay cả Vinamit cũng được các nhà phân phối Hoa Kỳ, khuyến cáo nên bán tốt nhất hàng qua nước khác rồi hãy bán hàng cho họ để người tiêu dùng nước họ cảm thấy yên tâm hơn", ông Viên nói.

Hiểu đúng về chất làm chín Ethephon

Trong thời gian qua, hình ảnh nhiều loại nông sản được nhúng vào nước được cho là hoá chất và chữ "nhúng" đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo khẳng định giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp, từ lâu các nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi Ethephon trong ngành trồng trọt cả trong và sau thu hoạch để kích thích sự chín đều và đồng loạt của các loại quả, tạo điều kiện cho công nghệ sau thu hoạch.

Cách đây 20 năm, Nhà nước cũng đã cho tiến hành dự án "Chuyển giao sản xuất thử nghiệm và ứng dụng chế phẩm Ethephon từ Cộng hòa Liên bang Nga vào Việt Nam".

Tiến sỹ khoa học Trần Hạnh Phúc, Viện sinh học nhiệt đới, chủ nhiệm dự án cấp Nhà nước "Sản xuất thử nghiệm Ethephon"cũng khẳng định, tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại. Kết quả xuất khẩu các loại trái cây như xoài, mít... cũng là nhờ có Ethephon. Ethephon cũng được sử dụng trong ngành chế biến của tất cả các nước và đã mang lại giá trị lớn cho nền công nghiệp hàng hóa.

Hình ảnh dùng chất hóa học làm chín trái cây năm 2024

Tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại.

Ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, việc phát triển nông nghiệp hiện đại không thể thiếu những ứng dụng của công nghệ sinh học. Trong ngành chế biến nông sản, không ai có thể chờ từng trái cây chín rồi mới đưa vào sản xuất, nhất là các loại trái rất khó chín đều như mít, sầu riêng, chuối.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cũng khẳng định, Ethephon không gây độc hại nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng giai đoạn, sử dụng sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Theo đó, không nên dùng Ethephon ép chín trái cây quá nhanh. Cụ thể, thay vì ép chín trong 1 ngày, nông dân nên sử dụng liều lượng cho quá trình chín trong 3-4 ngày. Đồng thời, chế phẩm này cũng có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa sạch, nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm.

Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Phong, Viện cây ăn quả miền Nam, nguyên nhân chất Ethephon bị hiểu sai là do hóa chất trôi nổi nhập lậu từ Trung Quốc với nhãn mác tự dán cũng ghi chất thúc chín trái cây.

Mặt khác, một số doanh nghiệp kinh doanh không lành mạnh, không ghi đúng chức năng phù hợp của chất Ethephon, họ trộn với nhiều loại hóa chất khác quảng cáo có thể dùng trong nhiều mục đích từ phân bón, đển giấm chín trái cây... với mục đích chỉ để bán được sản phẩm của mình.

Do đó, tiến sỹ Nguyễn Văn Phong đề nghị cơ quan chức năng cần quản lý chặt các sản phẩm cho chứa chất Ethephon trong các hóa chất sinh học dùng trong nông nghiệp.