Khí bơm bóng cười là khí gì năm 2024

Bóng cười là thú chơi mới, thu hút nhiều bạn trẻ, nhất là ở Hà Nội và TP HCM. Đây là một trong những chất gây nghiện mới nhưng lại chưa cấm ở Việt Nam

Với từ khóa “bóng cười” chỉ trong 0,28 giây trang google cho 35 triệu kết quả tìm kiếm.

Điều này cho thấy “bóng cười” đang thực sự hot như thế nào trên internet cũng như ngoài đời thường!

Tại Hà Nội, qua những tuyến phố Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Hữu Huân… vào mỗi buổi chiều tối sẽ thấy rất nhiều bạn trẻ, ngồi ở những quán cà phê, quán bia vỉa hè. Trên bàn của họ hoặc là chai bia hoặc là ly nước giải khát và trong tay đang ôm 1 quả bóng bay lớn…

Những thứ nhìn như quả bóng bay này không giống những quả bóng bay thông thường, khí được bơm vào trong những quả bóng này được xác định là N2O – một loại khí được sử dụng trong y tế với tác dụng gây mê.

Khí bơm bóng cười là khí gì năm 2024

Không khó để bắt gặp những hình ảnh này trên đường phố Hà Nội.

Cách sử dụng bóng cười giống như hút thuốc lá, chỉ khác ở chỗ thay cho hút khói thuốc thì ở đây là hút khí N2O trong quả bóng bay.

Hút thuốc lá thì hút cho đến khi điếu thuốc cháy hết, còn hút bóng cười là hút đến khi khí trong quả bóng xẹp hết.

Nhiều bạn trẻ cho biết, hút bóng cười có cảm giác sảng khoái, tê tê. Chính vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện trên thị trường, bóng cười đã được rất nhiều bạn trẻ sử dụng như một thú chơi mới thú vị.

Trong vai một người muốn kinh doanh bóng cười, chỉ cần gọi điện tới số điện thoại được quảng cáo trên facebook, chúng tôi đã được người bán bình khí N2O có tên Hải, chủ quán happy balloons tư vấn nhiệt tình: “Vâng, e có thể tư vấn cho anh, quán như anh thì bán hợp lý, có bán thêm cái ấy thì hay. Bên e làm 24/24h, em đảm bảo với anh bên em là khí loại 1 luôn. Cửa hàng em trên phố cổ, trong Sài Gòn em cũng bán”.

Khí bơm bóng cười là khí gì năm 2024

Bóng cười được sử dụng thoải mái tại các tụ điểm vui chơi của giới trẻ,

các tuyến phố đi bộ ở Hà Nội và rao bán tràn lan trên các trang mạng.

Giới trẻ thích thú, rủ nhau sử dụng, hoạt động kinh doanh bóng cười càng nhộn nhịp hơn. Cũng chỉ cần lướt facebook, liên hệ theo số điện thoại được quảng cáo, một người có tên Khánh cho biết, anh có 3 quán cà phê ở khu vực phố cổ Hà Nội, trong đó có quán ở địa chỉ 50A Đào Duy Từ. 3 quán cà phê của anh từ ngày kinh doanh thêm bóng cười, lượng khách đến quán đã đông hơn hẳn.

Bây giờ, anh không chỉ bán bóng cười tại 3 quán cà phê này cho khách có nhu cầu mà còn bán buôn bình khí N2O loại 5kg và 20kg cho các quán cà phê, quán bia có nhu cầu kinh doanh bóng cười.

Người đàn ông tên Khánh nhiệt tình tư vấn: “Nó là khí N2O anh ạ, dùng thì nó gây tê tê… Bình 5kg, anh có thể bơm được 50 quả, bình 20kg thì anh bơm được 200 quả. Nếu anh lấy 10 bình/lần, em để cho anh giá rất mềm luôn, 750.000 đồng/bình. Với quy mô quán của anh như vậy, ngày anh có thể bán được 4 -5 bình. Rồi anh cũng có thể bán bình khí này cho các quán khác nữa nếu anh muốn làm đại lý”.

Một bình khí N2O loại 5kg với giá bán buôn là 750.000 đồng bơm được 50 quả bóng cười. Tại nhiều quán cà phê, quán bia giá bán mỗi quả bóng cười dao động từ 50.000 đồng – 200.000 đồng.

Nếu tính trung bình mỗi quả bóng cười với giá bán ra là 100.000 đồng, mỗi bình bơm được 50 quả thì chỉ với số vốn 750.000 đồng, người kinh doanh bóng cười sẽ thu về được 5 triệu đồng.

Với lợi nhuận khủng như vậy nên dù chưa biết bóng cười có tác hại đối với sức khỏe người chơi như thế nào, những người kinh doanh vẫn thoải mái mua – bán. Còn các bậc phụ huynh thì không khỏi lo lắng.

Bác Nguyễn Thanh Minh ở phố Tạ Hiện – con phố có hoạt động kinh doanh bóng cười sôi động nhất thủ đô bày tỏ: “Tôi thấy thanh niên bây giờ hút bóng cười nhiều mà không hiểu nó có lợi ích cũng như tác hại cụ thể như thế nào? Tôi đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước làm rõ và có biện pháp quản lý cho hiệu quả…”

Trước đây, khí N2O được sử dụng trong y tế với tác dụng gây mê nhưng các bác sĩ cũng sử dụng hết sức hạn chế.

Rõ ràng, việc để một chất mà ngay cả ngành y tế cũng hạn chế sử dụng được mua - bán một cách dễ dàng, sôi động và nhất là người sử dụng lại thoải mái, công khai là điều bất ổn.

Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, gần như ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc bóng cười, thậm chí có người nhập viện nhiều lần sau thời gian dài sử dụng chất gây ảo giác này./.

“Bóng cười” còn gọi là “funky ball”, thực chất là quả bóng bay được bơm khí N2O, chất khí này khiến người hút có cảm giác phấn khích, ảo giác gây cười,có vị ngọt, không màu. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười.

Khi mà những tác dụng phụ của “ma túy đá”, “thuốc lắc” “ketamine” khiến một bộ phận “dân chơi” phải e dè, thì họ tìm đến những thú vui có phần dị thường để tạo khoái cảm. Hít “bóng cười” gần đây nổi lên với những đồn đoán về cảm giác “phê” nhẹ, tạo tràng cười điên loạn. Vậy “bóng cười” là gì, tác hại của chúng đối với sức khỏe ra sao, hãy cùng tìm hiểu.

Khí bơm bóng cười là khí gì năm 2024

Bóng cười, ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball). Bóng cười hiện đang tạo nên một "cơn sốt" trong giới trẻ.

Loại khí trong bóng cười khi hít vào có khả năng tác động mạnh lên 1 điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng.

Bóng cười được sử dụng công khai trong các quán bar

Mới chỉ du nhập vào Việt Nam không lâu, nhưng bóng cười đã nhanh chóng trở thành trào lưu được giới trẻ yêu thích thậm chí coi nó như một thú vui mỗi khi đi hộp đêm, hít một hơi bạn sẽ cười không ngừng nghỉ.

Đây cũng là 1 hóa chất gây mê nên nếu dùng ở một lượng lớn khí cười có thể dẫn đến hôn mê. Cách đây không lâu trên mạng xã hội chia sẻ clip một cô gái hít bóng cười và ngất xỉu ngay sau đó khiến nhiều người lo ngại.

Những quả bóng cười này được người bán bơm khí ga bằng một dụng cụ bơm chuyên dụng. Sau đó người mua sẽ cầm bóng để hít hà, khí hết cũng là lúc quả bóng lép xẹp. Khí nitrous oxide lan tỏa, ngấm vào cơ thể sẽ tạo cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười cho người sử dụng.

Tác hại của bóng cười với sức khỏe

Theo một số ý kiến cho rằng, bóng cười ngoài gây cười thì không có tác hại gì, nhưng thực tế, bóng cười ẩn chứa nhiều mối nguy hại.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng bóng cười gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh người sử dụng, hệ tim mạch, nặng hơn là không kiểm soát được bản thân, trầm cảm thậm chí là tử vong.

Bóng cười gây ra nhiều tác hại với sức khỏe

Theo báo chí, vào năm 2010, diễn viên Mỹ Demi Moore sau khi hít loại bóng cười này trong những buổi tiệc đã phải nhập viện với triệu chứng co giật, run rẩy. Cuối năm 2012, một sinh viên Trường Đại học Illinois là Benjamin Collen, 19 tuổi, đã tử vong vì bị ngạt khí N2O.

Đặc biệt, việc lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ bị nghiện, giống như khi nghiện ma túy hay các chất kích thích. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về việc hạn chế, cấm mua bán kinh doanh và sử dụng bóng cười.

Tại sao khí N2O gây cười?

Bóng cười (hay còn được gọi là Funkyball) là những quả bóng bay được bơm đầy khí N2O. Đây là một hợp chất không màu, không mùi và không hương vị. Khi hít phải loại khí này sẽ khiến cơ thể có cảm giác hưng phấn, vui vẻ có thể cười nói mất kiểm soát, gây ảo giác khiến không gian xung quanh màu sắc và rực rỡ hơn.

Hụt bóng có tác hại gì?

Theo TS - BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), bóng cười (chứa khí N2O) khi sử dụng nhiều, lạm dụng thì thực sự gây hại cho sức khỏe như ngộ độc cấp, hôn mê, co giật, hôn mê loạn nhịp tim, tụt huyết áp.

Ma túy cười là gì?

Bóng cười hay còn được gọi là "funky ball" là loại bóng được bơm đầy bởi hợp chất hóa học N2O (dinitơ monoxit hay nitrous oxide). Loại bóng này được giới trẻ sử dụng như một thú vui, khi "hít - thổi" khí N2O sẽ tạo cảm giác hưng phấn, ảo giác và gây cười cho người sử dụng.

Thành phần chính của bóng cười là khí gì và cho biết hiểm hóa từ bóng cười?

Khí N2O là loại khí sử dụng trong “bóng cười”, mang lại cảm giác hưng phấn, ảo giác. Ảnh minh họa: hanoimoi.vn. Theo báo cáo của Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) và các đơn vị có liên quan khẳng định, N2O chưa đủ cơ sở pháp lý được công nhận là thuốc chữa bệnh tại Việt Nam.