Hình thức xử lý vi phạm thất thoát là gì

Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta sẽ mắc sai lầm khiến cho doanh nghiệp bị thất thoát tiền ví dụ như lơ đãng trong công việc, tính toán nhầm số liệu dẫn đến sai lệch, nghe theo chỉ đạo của sếp … Tuy nhiên cũng có những người cố tình làm những hành vi để gây ra hậu quả trực tiếp, làm tổn hại đến tài sản của công ty. Vậy khi làm thất thoát tiền của doanh nghiệp thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật Thiên Thanh tìm hiểu.

Quy định về tài sản của doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

  • Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  • Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

– Bất động sản bao gồm:

  • Đất đai;
  • Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  • Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  • Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

– Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

– Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

– Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

  • Tài sản chưa hình thành;
  • Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi làm thất thoát tiền của doanh nghiệp

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 584 của Bộ luật Dân sự:

– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự, các thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  • Tài sản bị mất, bị huỷ hoại, hoặc bị hư hỏng;
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự, cụ thể:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Xử lý hình sự khi làm thất thoát tiền của doanh nghiệp

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về tội làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp, do đó, không thể truy cứu trách nhiệm trực tiếp hành vi làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp về Tội làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp được. Tuy nhiên vẫn có những quy định liên quan đến hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với yếu tố lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức hoặc Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hoặc Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Tội tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức xử phạt tội tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội là Tội cướp tài sản, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Tội cưỡng đoạt tài sản, Tội cướp giật tài sản, Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, Tội trộm cắp tài sản, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 quy định về việc xử phạt tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật hình sự 2015 quy định về việc xử phạt tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như sau:

Chủ Đề