Hóa trị liệu ngắn ngày lao hòa nhập cộng đồng năm 2024

- Isoniazid: Isoniazid là thuốc chống lao có khả năng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ thuốc ở vị trí tổn thương và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn. Thuốc có tính đặc hiệu cao, chỉ có tác dụng chống lại Mycobacterium tuberculosis và các Mycobacterium không điển hình khác như M. bovis, một số chủng M. kansasii.

Nội dung

Isoniazid được dùng phối hợp với các thuốc chống lao khác theo các phác đồ của Chương trình chống Lao Quốc gia hoặc dự phòng lao cho các nhóm người bệnh sau:

+Tất cả những người bệnh nhiễm HIV [người lớn và trẻ em] đã được khám sàng lọc hiện không mắc bệnh lao tiến triển.

+ Trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây là người bệnh lao phổi AFB [+] không đa kháng.

Chống chỉ định: Không dùng cho người có tiền sử gặp phản ứng có hại khi dùng thuốc ở mức độ nặng, phản ứng quá mẫn nặng bao gồm cả viêm gan do thuốc hoặc bị sốt, ớn lạnh, bị đau khớp cấp do dùng thuốc. Người đang có bệnh gan cấp hoặc đã có tiền sử tổn thương gan có liên quan đến isoniazid. Isoniazid trong phác đồ dự phòng được tạm dừng lại khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh gan cấp.

Bệnh lao phổi [ho lao] là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra.

- Rifampicin: Rifampicin là kháng sinh bán tổng hợp, thuốc ức chế hoạt tính enzym tổng hợp ARN phụ thuộc ADN của vi khuẩn bằng cách tạo phức bền vững thuốc - enzym. Rifampicin có hoạt tính với các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium, đặc biệt là vi khuẩn lao, phong và Mycobacterium khác như M. bovis, M. avium.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với rifampicin và dẫn xuất, rối loạn chuyển hóa porphyrin.

- Pyrazinamid: Pyrazinamid được phối hợp với các thuốc chống lao khác theo phác đồ để điều trị lao mới và lao tái phát, chủ yếu ở giai đoạn tấn công ban đầu; điều trị lao kháng đa thuốc trong suốt liệu trình điều trị.

Pyrazinamid diệt trực khuẩn lao trong đại thực bào có pH acid và tế bào đơn nhân. Khi đáp ứng viêm giảm và pH tăng thì hoạt tính diệt khuẩn của pyrazinamid giảm. Tác dụng phụ thuộc vào pH của pyrazinamid giúp hiểu rõ hiệu quả điều trị trên lâm sàng của thuốc trong giai đoạn 8 tuần đầu hóa trị liệu ngắn ngày.

Chống chỉ định: Tổn thương gan nặng, gout cấp tính, rối loạn chuyển hóa porphyri, mẫn cảm với thuốc…

- Streptomycin: Streptomycin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn do gắn vào tiểu phần 30S của ribosom làm cho vi khuẩn đọc sai mã thông tin trên ARNm dẫn đến rối loạn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc có hoạt tính đặc biệt chống M. tuberculosis và M. bovis. Ngoài ra, streptomycin cũng còn có hoạt tính chống một số vi khuẩn Gram dương và Gram âm hiếu khí.

Chống chỉ định: Mẫn cảm với streptomycin hoặc với các aminoglycosid khác [mẫn cảm chéo], bệnh nhược cơ, phụ nữ có thai…

- Ethambutol: Ethambutol có tác dụng kìm khuẩn lao đặc biệt ở kỳ đang nhân lên do ức chế sự nhập acid mycolic vào thành tế bào trực khuẩn lao. Ngoài ra, thuốc có thể gây rối loạn tổng hợp acid nhân do ức chế cạnh tranh với các polyamin và tạo phức chelat với các ion Zn2+ và Cu2+

Chống chỉ định: Mẫn cảm với ethambutol, viêm dây thần kinh thị giác, thị lực kém.

2. Các tác dụng phụ thường gặp

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc trị bệnh lao:

- Rối loạn chức năng gan [như vàng da, vàng mắt, tăng transaminase]: Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất và nguy cơ này tăng lên theo tuổi người bệnh.

- Phản ứng trên tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị…

- Các tác dụng phụ khác: Chán ăn, ban da, ngứa, rối loạn kinh nguyệt, tăng acid uric máu [do thuốc ức chế sự thải trừ acid uric] có thể dẫn tới đợt gout cấp.

- Đối với streptomycin có thể gây ảnh hưởng tới thính giác, do tổn thương dây thần kinh số VIII, gây tổn thương ốc tai và tổn thương dây tiền đình gây chóng mặt, chẹn dẫn truyền thần kinh - cơ, phản ứng quá mẫn và gây độc cho thận.

Cần dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Bốn nguyên tắc điều trị bệnh lao

- Phối hợp các thuốc chống lao: Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao [diệt khuẩn, kìm khuẩn, môi trường vi khuẩn], do vậy phải phối hợp các thuốc chống lao trong điều trị.

+ Với bệnh lao còn nhạy cảm với thuốc: Phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì.

+ Với bệnh lao đa kháng: Các thuốc được phối hợp theo nguyên tắc riêng tùy thuộc vào phác đồ được Bộ Y tế ban hành [căn cứ vào thể bệnh, lứa tuổi, các bệnh lý phối hợp và tiền sử điều trị].

- Dùng thuốc đúng liều: Các thuốc chống lao tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến. Đối với lao trẻ em cần được điều chỉnh liều thuốc hàng tháng theo cân nặng.

- Dùng thuốc đều đặn: Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa.

- Dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: Thời gian điều trị phải kéo dài theo đúng phác đồ, không ngắt quãng và cũng không điều trị thuốc quá thời gian để ngăn ngừa tái phát hay các đột biến kháng thuốc.

4. Những lưu ý khi dùng thuốc chống lao phổi

- Một số thuốc chống lao có thể uống trước/trong/sau bữa ăn. Do đó, cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo thuốc phát huy hết tác dụng.

- Thận trọng khi dùng thuốc điều trị bệnh lao với một số thuốc khác vì làm gia tăng độc tính của thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh khác: Thuốc chống nấm, paracetamol, thuốc kháng acid, thuốc tránh thai, thuốc điều trị gout…

Chủ Đề