Học điện công nghiệp ở đâu

HỌC ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TẠI PLCTECH

Điện công nghiệp là gì?

Với sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp tự động hóa, rất nhiều doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đã triển khai ứng dụng những công nghệ ngày càng tiên tiến vào quá trình hoạt động, sản xuất. Điện công nghiệp từ đó trở thành một thành phần không thể thiếu trong mỗi hệ thống như vậy.

Nhắc đến điện công nghiệp là chúng ta nhắc tới các thiết bị, linh phụ kiện điện dành cho mảng công nghiệp. Nó bao gồm các thiết bị điện đóng cắt Aptomat, Contactor…các thiết bị điện điều khiển: PLC, HMI, Relay, Timer, Counter, biến tần, Step, Servo. Các thành phần khác như Nút bấm, Switch, Limit Switch, Sensor…Và hệ thống các cơ cấu chấp hành liên quan như động cơ, xilanh…

Các thiết bị điện này được ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, máy móc tự động, hệ thống dây chuyền, máy móc phục vụ quá trình sản xuất. Chúng ta có thể thấy chúng được hiện diện ở khắp mọi nơi.

Đây cũng là các phần kiến thức các bạn được trang bị trong khóa học Điện Công Nghiệp tại PLCTECH.

Đi dây tủ điện công nghiệp

Phân biệt điện công nghiệp và điện tử công nghiệp?

Như đã nói ở trên, Điện công nghiệp chúng ta đi sâu về cách sử dụng các thiết bị điện công nghiệp, ứng dụng chúng để xây dựng lên các hệ thống điều khiển, để điều khiển các cơ cấu chấp hành mà chúng ta mong muốn, đặc biệt trong các máy móc, dây chuyền tự động.

Lớp học đào tạo điện công nghiệp

Điện tử công nghiệp chúng ta chú trọng tới các IC, vi xử lý, bảng mạch điện tử của các thiết bị điện công nghiệp như mạch bo mạch PLC, biến tần, Servo, Máy CNC, hoặc là các bộ điều khiển tồn tại dạng bảng mạch… Như vậy người làm điện tử công nghiệp sẽ đi sâu vào xử lý các lỗi liên quan tới phần cứng của thiết bị, hoặc lập trình vi điều khiển, vi xử lý, thiết kế bo mạch cho một ứng dụng nào đó. Chứ không quá đi sâu vào ứng dụng của các thiết bị điện công nghiệp để lập lên một yêu cầu công nghệ cụ thể.

Cần trang bị kiến thức gì để có thể làm về điện công nghiệp?

Từ định nghĩa điện công nghiệp chúng ta có thể thấy người làm điện công nghiệp cần tích hợp rất nhiều kiến thức chuyên môn. Như vậy để làm tốt về điện công nghiệp chúng ta cần trang bị các kiến thức liên quan sau:

Một là, Hệ thống điện: 1 pha, 3 pha, điện áp xoay chiều, điện áp một chiều, các cấp điện áp khác…

Hai là, Các thiết bị điện công nghiệp: Aptomat, Contactor, Relay, Timer, Counter, Nút bấm, Sensor…Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính toán chọn lựa thiết bị phù hợp với một yêu cầu cụ thể.

Ba là, Thiết kế, đọc hiểu bản vẽ điện.

Bốn là, Lập trình PLC, ứng dụng PLC vào các bài toán điều khiển tự động.

Năm là, Thiết kế màn hình giao diện HMI, WinCC, lập trình SCADA.

Sáu là, Điều khiển các cơ cấu chấp hành đặc trưng như Biến tần, động cơ bước, động cơ Servo, Van…

Ngoài ra chúng ta cần trang bị các kiến thức về nguyên lý máy, hệ thống tự động, truyền tải, phân phối điện. Nó sẽ bổ trợ rất tốt cho chúng ta khi học và làm điện công nghiệp.

Đối tượng tham gia học Điện Công Nghiệp?

Chương trình khóa học điện công nghiệp phù hợp với:

– Học sinh, sinh viên các ngành Điện – Tự động hóa – Hệ thống điện – Cơ điện tử…

– Kỹ sư ngành Điện – Tự động hóa tại các nhà máy.

– Quản lý của nhà máy và máy móc công nghiệp.

– Kỹ sư thiết kế hệ thống máy móc, dây chuyền, hệ thống tự động hóa.

– Công nhân, kỹ thuật viên vận hành máy móc.

– Người đang tham gia vào việc chế tạo, cải tiến, sửa chữa máy móc tự động.

– Người muốn chuyển việc sang làm điện công nghiệp mà chưa có kiến thức nền tảng.

Đăng ký ngay

Học điện công nghiệp tại PLCTech

Mục tiêu sau khóa học

Sau khóa học điện công nghiệp 3,5 tháng, học viên có thể:

– Nắm rõ nguyên lý hoạt động, đấu nối, tính toán chọn lựa thiết bị điện công nghiệp, xây dựng, thiết kế, lắp đặt tủ bảng điện một cách chuyên nghiệp cho một bài toán cụ thể.

Lập trình thành thạo PLC và các cơ cấu chấp hành.

– Thiết kế thuần thục màn hình cảm ứng HMI.

– Lập trình WinCC, SCADA một cách chuyên nghiệp.

– Đấu nối, cài đặt và điều khiển biến tần.

– Đấu nối, cài đặt, lập trình điểu khiển động cơ Servo, động cơ Step.

– Sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tiến máy móc tự động, dây chuyền, hệ thống điện công nghiệp.

….

Đăng ký ngay

Tại sao nên học điện công nghiệp tại PLCTech?

Với PLCTech các bạn có thể tiếp cận với một lộ trình học khoa học, rút ngắn thời gian tìm hiểu bởi phương pháp học chuyên nghiệp, chủ đạo là thực hành, lộ trình dành cho người mới bắt đầu, người chuyển từ ngành khác sang học điện công nghiệp. Rất nhiều các bạn sau khi học điện công nghiệp đã có thể làm việc ngay, ứng dụng vào các bài toán thực tế vô cùng hiệu quả, các bạn được đánh giá rất cao khi đi xin việc mà có nền tảng điện công nghiệp tốt.

Chương trình học điện công nghiệp của PLCTech mang lại tất cả những trang bị cần thiết nhất của một người làm điện công nghiệp đã nêu phần trên. Giúp học viên nhanh chóng nắm bắt vấn đề và ứng dụng ngay sau khi học xong.

Cam kết đầu ra cho học viên có thể làm được ngay sau khi học, có thể học lại hoàn toàn FREE những nội dung mà mình còn chưa hiểu, chưa nắm bắt được. Hỗ trợ học viên sau khóa học.

Lập trình PLC tại PLCTech

Thực hành khí cụ điện

Phòng thực hành tự động hóa 

Thực hành lập trình PLC

Các bạn cần tư vấn thêm về khóa học điện công nghiệp, vui lòng liên lạc với chúng tôi:

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP PLCTECH

Hà Nội: Số 11 Ngõ 2E Dịch Vọng – Cầu Giấy

HCM: 97 Đường Số 3 – Hiệp Bình Phước – TP. Thủ Đức

SĐT/Zalo: 0984 957 127

Website: //plctech.com.vn/

Fanpage: //www.facebook.com/PLCTechHN

Email: 

Nước ta đang trong quá trình phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó hệ thống điện công nghiệp giữ một vai trò quan trọng then chốt cho sự phát triển đó.

[Thông báo: hết lớp học]

Thông báo hiện tạichương trình học nghề có việc cho nghề điện công nghiệpđược Hướng nghiệp Việt tuyển chọn giới thiệu và tư vấn đã đầy lớp, Hướng nghiệp Việt sẽ thông báo các lớp mới khi các trường có thêm các suất học mới.

Nhu cầu sản xuất công nghiệp trên khắp cả nước đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu đấu nối, sử dụng điện công nghiệp rất nhiều.

Thi công hộp phân phối điện công nghiệp trong nhà máy

Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Trong đó nhu cầu thực hiện các công việc kỹ thuật rất lớn, vì vậy các đơn vị đào tạo có nhiều chương trình đào tạo cấp độ trung cấp nghề, cao đăng nghề để đào tạo người học có được các kiến thức - kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu lao động kỹ thuật.

Khác với kỹ sư Điện công nghiệp chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống, đảm bảo hệ thống truyền tải điện ổn định với trách nhiệm cao, nhiều chất xám và kinh nghiệm chuyên môn. Người công nhân kỹ thuật điện công nghiệp [đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng] sẽ phụ trách các khâu thi công kỹ thuật, đấu nối thi công hệ thống điện theo các bản vẽ kỹ thuật, và vận hành hệ thống điện, máy điện theo các nguyên lý chỉ dẫn đã được xây dựng.

ĐẶC ĐIỂM NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ mà người công nhân kỹ thuật điện đảm trách:

- Vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong từng công ty sản xuất có sử dụng máy điện; đồng thời có thể đảm trách vận hành các máy điện trong công ty, mạng động lực phân xưởng, xí nghiệp.

- Vận hành bảo trì hệ thống điện công nghiệp trong khu công nghiệp, khu dân cư; thi công hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất; hệ thống bảo vệ an ninh, an toàn điện;

- Tính toán, sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện AC, máy điện DC và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng;

Giám sát hệ thống điện công nghiệp tại trung tâm điều khiển

Theo đuổi nghề điện công nghiệp

Xét về chống chỉ định y học, xét về khuyết tật:

Nghề Điện Công Nghiệp đòi hỏi sức khỏe để đi khảo sát thực tế, tham gia đánh giá chất lượng thi công hệ thống điện. Cần sức khỏe để di chuyển khảo sát trên nhiều địa hình phức tạp khác nhau – Di chuyển thi công giữa các hệ thống điện – Tai tay khỏe để có thể thực hiện đấu nối điện

Điều kiện lao động:

- Đối với công nhân xây lắp và vận hành hệ thống điện công nghiệp: làm việc ngoài trời, đôi khi làm việc trên các địa hình phức tạp;

Những thuận lợi và khó khăn khi theo đuổi nghề nghiệp

- Thuận lợi lớn là có thể học nghề nhanh trong vòng 1.5 năm đến 2 năm là đã có thể tham giao lao động nghề nghiệp. Việc học không đòi hỏi tư duy nhiều, mà cần chăm chỉ luyện tập và nhanh nhạy trong các thao tác. Điều này thuận lợi cho rất nhiều thanh niên cần học để có việc ổn định kiếm nguồn thu nhập.

Cơ hội việc làm nghề điện công nghiệp

- Điện công nghiệp có độ phủ rộng khắp nước, vì vậy bạn có thể xin được các vị trí trong điện lực các địa phương.

- Đồng thời bạn có thể có nhiều cơ hội để trở thành công nhân bảo trì hệ thống điện trong tất cả các nhà máy sản xuất.

- Hoặc bạn cũng có thể tham gia lao động chuyên môn tại các nhà máy sản xuất phụ kiện phục vụ công nghiệp điện.

Đăng ký theo học nghề ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Đăng ký để được Hướng nghiệp Việt hỗ trợ thông tin, tư vấn chọn lựa và chọn nơi theo học phù hợp với khả năng của bạn.

Đăng ký nghề ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Video liên quan

Chủ Đề