Học Ngôn ngữ ký hiệu mặt bao lâu

Làm cha mẹ đôi khi chăm sóc trẻ sẽ cảm thấy rất khó khăn để hiểu những suy nghĩ và mong muốn của trẻ khi trẻ chưa biết nói. Để giúp cha mẹ có thể hiểu trẻ hơn, ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ đã ra đời và mang lại rất nhiều lợi ích.

Trẻ con luôn luôn tìm cách nào đó để truyền tải ý muốn của chúng. Từ trước khi trẻ được sinh ra, trẻ giao tiếp thông qua cử động và phản ứng trước kích thích từ bên ngoài. Khi nghe thấy tiếng nói của cha mẹ hay một đoạn nhạc quen thuộc, thậm chí tiếng chó sủa bé cũng sẽ đá hoặc đạp trong bụng mẹ. Trẻ sơ sinh muốn sự tương tác từ thời điểm trẻ có thể cử động và không bị cách biệt với thế giới bên ngoài.

Vì vậy, sau khi sinh, trẻ tiếp tục sự tương tác bằng cách khóc, cử động chân tay, nhìn chằm chằm và cố gắng tập trung bằng đôi mắt. Nhưng trước khi trẻ có thể tập nói và nói được rõ ràng, trẻ có thể thấy thất vọng trong nỗ lực truyền tải thông tin. Trẻ biết những gì trẻ muốn, nhưng để cha mẹ có thể hiểu được cần có sự thấu hiểu lẫn nhau.

Ngôn ngữ ký hiệu của trẻ là gì?

Những người ủng hộ việc áp dụng ngôn ngữ ký hiệu của trẻ cho rằng kỹ thuật này là phương tiện giúp trẻ chưa biết nói giao tiếp với cha mẹ và người chăm sóc. Với các  kỹ năng đã được xây dựng cho cộng đồng người khiếm thính, cha mẹ có thể dạy cho trẻ sơ sinh truyền đạt những gì trẻ muốn bằng cách sử dụng bàn tay của trẻ. Ngược lại, các bậc cha mẹ sử dụng giọng nói, khuôn mặt và bàn tay của mình để truyền đạt lại. Về cơ bản, ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ được xây dựng nhằm giúp trẻ sơ sinh sử dụng các kỹ năng theo bản năng để giúp cha mẹ hiểu trẻ.

Tôi có thể bắt đầu dạy trẻ học khi trẻ nhiêu tuổi?

Không có yêu cầu nhất định về độ tuổi tốt nhất để bắt đầu dạy trẻ học ký hiệu. Phần lớn chương trình khuyên rằng không nên áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì giai đoạn đó, trẻ em không kiểm soát được nhiều các cử động tay. Từ sáu đến chín tháng được xem là thời gian tốt nhất để bắt đầu dạy trẻ. Nếu cha mẹ muốn dạy trẻ sớm hơn cũng không có hại gì, nhưng không nên để trẻ cảm thấy miễn cưỡng.

Thu hút sự chú ý của trẻ và giữ sự chú ý đó trong mười giây là một sự khởi đầu tốt và là một trong những dấu hiệu rằng trẻ đã sẵn sàng.

Nhưng trước đó, cha mẹ có thể có những bước chuẩn bị bằng cách tiếp nhận những dấu hiệu hoặc tín hiệu của trẻ về những gì trẻ muốn. Âm vực và âm thanh của trẻ khi khóc, nét mặt của trẻ, cách trẻ cử động hoặc trả lời cha mẹ là những cách mà trẻ giao tiếp. Cha mẹ cần có thời gian để nắm bắt được các dấu hiệu này và không phải lúc nào cũng nhìn thấy.

Những lợi ích của việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của trẻ là gì?

Những người ủng hộviệc áp dụng ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ cho rằng điều này rất có lợi. Có một số lợi ích chung như sau:

  • Tăng cường giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ. Thông thường, ban đầu cha mẹ có thể mất thời gian và công sức vào việc học ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ. Nếu cha mẹ thấy rằng việc này có lợi và họ có thể nhớ cách áp dụng thì họ có thể áp dụng với những đứa trẻ sau này.
  • Ngôn ngữ ký hiệu của trẻ tạo ra một công cụ truyền đạt những gì trẻ muốn trước khi trẻ biết nói và trước khi các kỹ năng ngôn ngữ đã phát triển đầy đủ.
  • Điều này có thể giảm sự thất vọng cho trẻ khi trẻ không thể giao tiếp vì còn quá nhỏ.
  • Ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ giúp xây dựng lòng tin và lòng tự trọng. Khi trẻ cảm thấy cha mẹ đang cố gắng để hiểu trẻ, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn.
  • Giúp quá trình chuyển tiếp đến giai đoạn tập nói dễ dàng hơn. Ký hiệu của trẻ tạo ra sự chuyển tiếp tự nhiên và dễ dàng hơn để trẻ tập nói vì vậy với những trẻ đã quen thuộc với ký hiệu sẽ cảm thấy có động lực hơn để học nói.
  • Về lợi ích lâu dài, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng được. Khi một đứa trẻ học nói và có thể sử dụng từ ngữ để truyền đạt những gì trẻ muốn, ngôn ngữ ký hiệu sẽ không còn hiệu quả. Mặc dù những lợi ích của việc tăng cường sự tương tác là suốt đời. Những trẻ có khả năng kết nối cảm xúc mạnh thông qua tương tác với cha mẹ, có xu hướng cảm thấy an toàn hơn khi lớn lên.

VietNamNet - Cô gái ấy muốn xây dựng một trung tâm, không chỉ có người khuyết tật mà cả những người bình thường có thể học một loại ngôn ngữ khá lạ lẫm: Ngôn ngữ kí hiệu (NNKH).

Học Ngôn ngữ ký hiệu mặt bao lâu
- Cô gái ấy muốn xây dựng một trung tâm, không chỉ có người khuyết tật mà cả những người bình thường có thể học một loại ngôn ngữ khá lạ lẫm: Ngôn ngữ kí hiệu (NNKH). Bởi với cô, ước mơ đó là không chỉ là sự say mê mà còn là sự tri ân với những “người thân” trong đại gia đình khuyết tật.

Học 3 ngày biết NNKH

Cô gái đó tên Lê Thanh Hoa, một cô gái Hà Nội gốc xinh xắn với giọng nói thật nhẹ nhàng, dễ gần. Mọi người có thể ấn tượng về ngoại hình hay giọng nói của cô ấy, nhưng sẽ càng ấn tượng hơn khi xem cô gái ấy “hát”… bằng tay.

Đầu năm thứ 4 đại học, Hoa trở thành học viên của lớp dạy NNKH do những thành viên còn lại của một dự án phi chính phủ hỗ trợ cho người khiếm thính của Thụy Điển tổ chức. Được một thời gian, lớp học dần tan rã vì ai cũng có những công việc riêng. Nhưng chính Hoa là người vận động những thành viên của lớp tiếp tục theo học.

Chính chương trình mừng sinh nhật cho lớp cũng là thời điểm đánh dấu một bước ngoặt lớn cho con đường Hoa đến với NNKH. Hoa là người đứng ra tổ chức nhưng đồng thời cũng kiêm luôn vai trò MC (người dẫn chương trình). Là MC cho chương trình bình thường đã khó, với vai trò dẫn cho một cộng đồng cả người khiếm thính và người bình thường lại càng khó hơn. Vừa phải dẫn nói, vừa phải sử dụng NNKH, không phải ai cũng làm được. Trong khi đó, đến lúc cầm tờ nội dung, Hoa cũng mới chỉ là học viên mới bắt đầu tham gia lớp học.

Nhưng khi nhìn cô thành thạo với những cử chỉ điêu luyện, ít ai biết rằng cô đã phải học từng từ trong tờ nội dung kịch bản dẫn với thầy  giáo là người khiếm thính. Sáng chiều học cùng thầy, đến tối về hai thầy trò lại chat (nói chuyện) với nhau đến khuya. Cuối cùng, chương trình cũng tổ chức thành công và Hoa đã có thể sử dụng NNKH thành thạo chỉ sau… 3 ngày.

Học Ngôn ngữ ký hiệu mặt bao lâu
Lê Thanh Hoa cô gái nhỏ với ước mơ lớn – Nguồn: Ngonngukihieu.org

Sau thời gian đó, tình yêu của cô gái trẻ với “ngôn ngữ không lời” ngày càng sâu đậm. “Suốt 2 tháng trời, ngày nào cũng thế, mình dành tới 22 tiếng một ngày cho việc học NNKH. Ăn cũng học, thậm chí tối đi ngủ cũng nghĩ đến nó”. Kết quả là, chỉ sau 2 tháng, Hoa đã có thể đi làm phiên dịch cho chi hội người điếc Hà Nội trong khi, với người khác, để lên cấp độ phiên dịch có thể sẽ phải mất ít nhất nửa năm hoặc lâu hơn nữa.

Không phải ngẫu nhiên mà Hoa đạt được thành quả như thế. Với cô, học NNKH là vì niềm đam mê nhưng cũng là vì tình yêu với những người khuyết tật câm điếc.

“Học NNKH cũng giống như học ngoại ngữ, thay vì chăm chăm cầm tờ giấy để học thuộc từ, cách tốt nhất, bạn nên “nói chuyện” nhiều hơn với thầy, với các bạn, sử dụng nhiều hơn NNKH để giao tiếp với nhau”, Hoa chia sẻ phương pháp học hiệu quả.

Cô gái đa năng

Tốt nghiệp ngành kế toán của đại học Kinh tế quốc dân, Hoa không tìm những việc theo đúng chuyên ngành đã học mà tập trung vào một công việc nghe cái tên khá xa lạ: Công tác xã hội.

Nhiều người hiểu nhầm công việc của cô, cho rằng Hoa đi làm “từ thiện”. Nhưng Hoa quan niệm rất rõ ràng rằng “mình không cho họ tiền, không ủng hộ họ bất cứ cái gì thì sao gọi là từ thiện.” Giúp đỡ họ là công việc, là trách nhiệm chứ không phải là sự thương hại.

Hiện nay, Hoa tham gia cộng tác với khá nhiều trung tâm, tổ chức. Ngoài việc làm cộng tác viên cho một số tổ chức phi chính phủ về cộng đồng người khuyết tật nói chung và phiên dịch NNKH cho cộng đồng người câm điếc (NCĐ) nói riêng, Hoa còn là một chuyên viên về các khiếm khuyết tâm lý cho trẻ em, hỗ trợ và tham gia làm các sự kiện vì cộng đồng và xã hội.

Học Ngôn ngữ ký hiệu mặt bao lâu
Ngoài vai trò là một giảng viên và một phiên dịch NNKH, Hoa còn tham gia công tác xã hội với nhiều công việc khác.

Hàng tuần, cô vẫn dành hai đến ba buổi qua trung tâm Nghị lực sống để giúp nấu cơm cho những người khuyết tật. Đôi khi, nhiều người thấy cô đang tất bật chuẩn bị cho một chương trình của NCĐ hay có khi đang chơi cùng các em nhỏ với vai trò một chuyên viên tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, làm phiên dịch NNKH vẫn là nghề chính của cô gái nhiều duyên nợ với những người khiếm thính này.

Bên cạnh đó, cô còn phó chủ nhiệm của câu lạc bộ NNKH với hơn 100 thành viên thường trực và gần 200 thành viên không thường trực, thường xuyên tham gia tất cả các lĩnh vực liên quan đến cộng đồng nhưng người khuyết tật vẫn là đối tượng quan tâm chính mà câu lạc bộ hướng đến.

“Đã là gia đình thì không thể từ bỏ”

Thuở bé, ước mơ của Hoa là lớn lên sẽ mở một hiệu sách của riêng mình. Nhưng sau khi biết đến và trót yêu thứ “ngoại ngữ” này, cô đành tạm gác ước mơ nhỏ để dồn đam mê và công sức cho ước mơ lớn: Xây dựng một trung tâm đào tạo NNKH có chất lượng cao. Thậm chí, Hoa đã từ bỏ học bổng đi nghiên cứu sinh về phiên dịch NNKH tại Nhật (của tổ chức Jica của Nhật Bản), hay không tham gia hội thảo nâng cao nhận thức và lãnh đạo cho người khuyết tật ở Thái Lan để có thời gian tập trung nghiên cứu và làm dự án.

Cô luôn trăn trở rằng trong khi ở nước ngoài có hẳn một trường chuyên đào tạo về NNKH chuyên nghiệp thì ở Việt Nam, đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội, vẫn chưa có một trung tâm đào tạo NNKH bài bản, vẫn còn phân tán nhỏ lẻ, chất lượng chưa cao. Các giáo viên giảng dạy trong trường phần lớn đều không hiểu rõ và nắm rõ về NNKH, mà dạy chính bằng phương pháp sử dụng hình ảnh và khẩu hình miệng.

Học Ngôn ngữ ký hiệu mặt bao lâu
Lớp học NNKH ở trường ĐH KHXH & NV

Điểm nổi bật của dự án ở chỗ đây là trung tâm đầu tiên và duy nhất ở Hà Nội hiện nay đào tạo bằng NNKH song song cùng ngôn ngữ khẩu hình cho NCĐ. Dựa trên việc thành lập một trung tâm đào tạo ngôn ngữ kí hiệu uy tín để thuận tiện trong việc đào tạo, đổi mới và tập trung các trung tâm nhỏ lẻ trong địa bàn Hà Nội, tạo môi trường cho người khuyết tật và gia đình các em có cơ hội được hòa nhập và giao lưu với nhau, là môi trường tốt cho các bạn trẻ học tập và tìm hiểu về NNKH.

Mong muốn của cô gái 8x chính là các em nhỏ được đào tạo các kiến thức tốt nhất để có thể học tập, sinh hoạt và làm việc như những người bình thường. Trong tương lai dự án, cô mong muốn sẽ đưa đào tạo ngôn ngữ kí hiệu vào các trường học để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc học tập kèm liên hệ với miêu tả bằng hình ảnh của ngôn ngữ kí hiệu nhằm tăng trí tưởng tượng và khả năng nhớ lâu của các em.

Sau một thời gian đào tạo, những học viên đạt tới cấp độ phiên dịch sẽ được cấp chứng chỉ có giá trị tương đương một tấm bằng ngoại ngữ. Trong tương lai, mô hình lớp học này sẽ cung cấp một lượng lớn phiên dịch viên cho các trung tâm, đài truyền hình hay các trường học.

Hiện nay, sau gần hai năm ấp ủ, dự án đang được triển khai với 5 lớp học tại nhiều địa điểm được mở và lớp học chính là ở trường THCS Trưng Vương – 52 Lí Thường Kiệt. Lớp học do chính những thầy giáo là người khiếm thính đứng lớp và cô giáo Hoa sẽ là người trợ giảng đồng thời làm phiên dịch giữa các thầy và trò.

Trên con đường biến giấc mơ thành hiện thực, không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Sau khi dự án hợp tác với Thụy Điển kết thúc, Hoa vẫn chưa tìm được nhà đầu tư đồng cảm với mình. Nhiều lúc cũng khó khăn, chán nản vì thiếu vốn và cộng sự, các tình nguyện viên vì vướng bận việc riêng mà không thể cùng tiếp tục nhưng Hoa không bao giờ có ý định sẽ từ bỏ. Bởi với cô: “Những người khuyết tật là gia đình thứ hai của Hoa. Hoa làm việc đó là vì gia đình. Mà đã là gia đình thì có ai từ bỏ được không?”.

Nét cười tươi sau câu nói ẩn chứa sự dịu dàng nhưng đã thể hiện sự quyết tâm của cô gái trẻ trót đam mê với ngôn ngữ không lời. Trong thời gian tới, cùng với việc tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng mô hình các lớp học, Hoa sẽ vẫn tiếp tục đi tìm nguồn tài trợ. Bởi cô gái với biệt danh “Nấm xinh” này tin tưởng rằng dự án của mình sẽ thành công một ngày không xa.

Vũ Hương