Hội đồng giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất Mỏ

Năm 2022, có tổng số 447 ứng viên được các Hội đồng Giáo sư cơ sở xét duyệt chuyển lên 26/28 Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành.

Trong 26 hội đồng, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế có nhiều số ứng viên nhất với 59 ứng viên, tiếp đến là Hội đồng Giáo sư ngành Y học có 53 ứng viên, Hội đồng Giáo sư liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm với 50 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Tâm lý học, Luyện Kim có số ứng viên ít nhất là mỗi ngành 1 ứng viên; Hội đồng giáo sư ngành Ngôn ngữ học và Văn học, mỗi ngành có 3 ứng viên.

Số lượng ứng viên ở từng lĩnh vực lần lượt như sau:

Hội đồng Giáo sư liên ngành Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản: 15 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Cơ học: 5 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư liên ngành Cơ khí - Động lực: 25 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Công nghệ Thông tin: 19 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Dược học: 4 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư liên ngành Điện-Điện tử-Tự động hóa: 22 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Giao thông Vận tải: 17 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Giáo dục học: 15 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm: 50 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ: 18 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế: 59 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Luật học: 6 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Luyện kim: 1 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Ngôn ngữ học: 3 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp: 20 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Sinh học: 25 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư liên ngành Sử học-Khảo cổ học-Dân tộc học: 2 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Tâm lý học: 1 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Thủy lợi: 8 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Toán học: 17 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư liên ngành Triết học-Xã hội học-Chính trị học: 8 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư liên ngành Văn hóa-Nghệ thuật-Thể dục Thể thao: 9 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Văn học: 3 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Vật lý: 27 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư liên ngành Xây dựng-Kiến trúc: 15 ứng viên.

Hội đồng Giáo sư ngành Y học: 53 ứng viên.

Trong số 26 ngành có ứng viên xét công nhận tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư, các ngành Dược học; Giáo dục học; Luyện kim; Ngôn ngữ học; Tâm lý học; Văn hóa - Nghệ thuật - Thể dục Thể thao; Văn học; liên ngành Xây dựng - Kiến trúc năm nay không có ứng viên nào xét công nhận giáo sư.

Ngoài 26 ngành trên, như thường lệ, Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học quân sự và Hội đồng Giáo sư ngành Khoa học An ninh không công khai ứng viên.

Danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2022 TẠI ĐÂY

[TN&MT] - Sáng 15/4, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư năm 2021 và Hội nghị Khoa học toàn quốc về Trái đất, mỏ, môi trường lần thứ IV năm 2021 với chủ đề: Chuyển đổi số và công nghệ số trong khoa học Trái đất, mỏ, môi trường.

Dự buổi Lễ có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi; Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Trần Hồng Thái; Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ Mai Trọng Nhuận; Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh Huỳnh Quyền; đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng Giáo sư Nhà nước và nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực Trái đất, mỏ, môi trường.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu tại Hội nghị

Yêu cầu bức thiết từ thực tế

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, khoa học Trái đất cùng với các ngành mỏ, môi trường với hoạt động bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên, môi trường của con người và vai trò của chuyển đổi số và công nghệ số trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Trong những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu với Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhằm tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững cùng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Cùng với đó, Bộ cũng đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong ngành Tài nguyên và Môi trường từ Trung ương đến địa phương quán triệt nguyên tắc bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên, môi trường phải ngày càng bền vững. Mỗi hành động chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường đều đã và đang thể hiện quan điểm, phương châm này.

Trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư cho 8 nhà nghiên cứu về khoa học Trái đất, mỏ và môi trường năm 2021

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, Việt Nam đã trải qua thời gian dài phát triển dựa vào các nguồn tài nguyên, lao động giá rẻ, trên thực tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, nước ta hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam cần thể hiện trách nhiệm trong giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

“Chúng ta cần hướng tới xây dựng một xã hội có ý thức tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí xử lý, giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên, hạn chế tối đa chất thải, khí thải ra môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân”, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh.

Quang cảnh Hội nghị

Đồng tình với ý kiến của Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi cho rằng, để nhận diện và ứng phó kịp thời, hiệu quả với các thách thức toàn cầu hiện nay về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, thực hiện tốt 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, thế giới đang đặt kỳ vọng vào sự phát triển các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: Big data, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo...

Nhiều học giả trên thế giới cho rằng, việc có thực hiện được các mục tiêu phát triển bền vững hay không ở các quốc gia phụ thuộc phần lớn vào khả năng ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư tại quốc gia đó.

Ông Tạ Đình Thi

Ông Tạ Đình Thi cũng nhấn mạnh, chuyển đổi số, công nghệ số là xương sống, nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng và ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan tới nội dung này. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh yêu cầu phát triển nền kinh tế số và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ. Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi phát biểu tại Hội nghị

Đưa chuyển đổi số trở thành động lực phát triển

Theo các chuyên gia về khoa học Trái đất, môi trường, chuyển đổi số đang mang lại các cơ hội to lớn đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít các thách thức, đặc biệt đối với các quốc gia như Việt Nam. Những thách thức có thể kể đến như: xuất phát điểm về khoa học, công nghệ còn thấp, nhận thức về chuyển đổi số trong đại bộ phận người dân chưa cao, tỷ lệ doanh nghiệp hiểu biết về chuyển đổi số còn ít, nguồn lực đầu tư đặc biệt đầu tư cho đổi mới sáng tạo còn hạn chế, khung chính sách pháp lý chưa đáp ứng với vai trò kiến tạo cho kinh tế số… Những thách thức này là rào cản không nhỏ trong quá trình thực hiện chuyển đổi số toàn diện của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi cho rằng, chúng ta phải thay đổi nhận thức, tư duy khoa học và hành động quyết liệt để đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành động lực phát triển, góp phần phát triển nhanh và bền vững đất nước. Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 749/QĐ-TTg về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và đề ra tầm nhìn đến năm 2030 “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”.

Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo, cũng như những lĩnh vực liên quan khác, cũng đề ra yêu cầu phải chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt đặt ra yêu cầu về xây dựng cơ sở dữ liệu và số hóa các hoạt động điều tra cơ bản, dự báo, hướng đến phát triển nền kinh tế số.

Ở khía cạnh khác, ông Tạ Đình Thi cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội có chức năng giúp Quốc hội khi quyết định các vấn để về lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường. “Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẵn sàng phối hợp triển khai những hoạt động liên quan tới chuyển đổi số và công nghệ số trong khoa học Trái đất, mỏ và môi trường nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước như đã nêu trên”, ông Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, một trong những giải pháp quan trọng để góp phần giải quyết những thách thức toàn cầu về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu hiện nay là tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giúp chúng ta tạo ra lợi thế của những nước đi sau như Việt Nam so với các nước phát triển do không bị hạn chế bởi quy mô cồng kềnh, quán tính lớn; tạo điều kiện cho Việt Nam bứt phá nhanh chóng, đạt được những mực tiêu phát triển bền vững. Do đó, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ nói chung, chuyên ngành khoa học Trái đất cùng với các ngành mỏ và môi trường nói riêng phải thể hiện được vai trò tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phục vụ công tác chỉ đạo, tham mưu quản lý Nhà nước đối với vấn đề tài nguyên và môi trường.

Ông Trần Hồng Thái ký kết Biên bản thỏa thuận ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh

Ở góc độ khác, ông Tạ Đình Thi cho rằng, để đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học trái đất, mỏ, môi trường đòi hỏi phải có sự chung tay của toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, từ các nhà lãnh đạo, quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học và của từng người dân. Trong đó, đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ bao gồm các Giáo sư, Phó Giáo sư và các nhà khoa học được coi là hạt nhân trong việc góp phần thực hiện chuyển đổi số và là nhân tố quan trọng đưa khoa học, công nghệ trở thành động lực phát triển đất nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nhân dịp này, Hội nghị cũng chứng kiến Lễ trao quyết định cho 8 tân Phó Giáo sư về lĩnh vực Trái đất, mỏ, môi trường năm 2022; khánh thành Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước liên ngành khoa học ái đất, mỏ và môi trường và Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận ghi nhớ hợp tác giữa Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh.

Trong khuôn khổ Hội nghị Khoa học toàn quốc về Trái đất, mỏ, môi trường lần thứ IV năm 2021, các đại biểu đã nghe nhiều báo cáo khoa học như: Khoa học Trái đất, Mỏ, Môi trường đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ, chuyển đổi số hướng tới một xã hội phát triển bền vững, an toàn và thịnh vượng; Mô phỏng khối đá phục vụ đánh giá ổn định bờ mỏ, áp dụng đánh giá cho mỏ than Khe Sim, Quảng Ninh; Dự báo khai thác dầu khí sử dụng thuật giải di truyền dựa trên việc huấn luyện mạng nơ-ron hồi quy có bộ nhớ ngắn hạn định hướng dài hạn...

Video liên quan

Chủ Đề