Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào năm 2024

Theo đó, có thể thấy rằng Nhà nước Việt Nam sẽ hợp tác quốc tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng độc lập, chủ quyền.

Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào năm 2024

Mua bán người (Hình từ Internet)

Việc thực hiện hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Thực hiện hợp tác quốc tế
1. Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo về phòng, chống mua bán người.
2. Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với các cơ quan hữu quan của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.

Theo đó, việc thực hiện hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người thực hiện theo quy định trên.

Việc phòng chống mua bán người cần được hợp tác quốc tế như thế nào để giải cứu và hồi hương nạn nhân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Hợp tác quốc tế trong việc giải cứu và hồi hương nạn nhân
1. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
..

Như vậy, theo quy định trên thì Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.

Bên cạnh đó, Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BLĐTBXH-BNG quy định như sau:

Trao trả nạn nhân
1. Cục Lãnh sự khi nhận được công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà nạn nhân là công dân (hoặc thường trú) trả lời đồng ý nhận trở về, kèm theo giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh đã được cấp cho nạn nhân, có trách nhiệm thống nhất với phía nước ngoài về thời gian, cửa khẩu, phương tiện chuyên chở nạn nhân về nước (trường hợp phía nước ngoài không bố trí được phương tiện chuyên chở thì có thể đề nghị các tổ chức quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ), sau đó thông báo bằng văn bản và chuyển giấy tờ xuất, nhập cảnh của nạn nhân cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Lãnh sự có trách nhiệm thực hiện:
a) Cấp thị thực xuất cảnh, tạm trú cho nạn nhân (được miễn thu lệ phí, thời hạn của thị thực, tạm trú phù hợp với thời hạn đưa nạn nhân về nước);
b) Thông báo kế hoạch đưa nạn nhân về nước cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang lưu giữ nạn nhân; Công an cửa khẩu sân bay quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng cửa khẩu đường bộ nơi nạn nhân sẽ xuất cảnh; các tổ chức quốc tế (nếu có liên quan) để phối hợp đưa nạn nhân về nước;
c) Chuyển cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi lưu giữ nạn nhân giấy tờ xuất nhập cảnh và các tài liệu liên quan đến nạn nhân để thực hiện thủ tục đưa nạn nhân về nước.

Như vậy, có thể thấy rằng Nhà nước sẽ hợp tác quốc tế trong việc giải cứu và hồi hương nạn nhân theo quy định trên.

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc trong mọi thời đại. Việt Nam coi giáo dục là quốc sách. Phát triển giáo dục được xác định là một trong 03 khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam rất quan tâm đến việc đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục; hiện nay Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tái cấu trúc mạnh mẽ ngành giáo dục. Trong những năm vừa qua, chất lượng giáo dục của Việt Nam có chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao thông qua kết quả đánh giá học sinh quốc tế như PISA, PASEC và SEA-PLM.

Với tinh thần “giáo dục cần dựa trên những nguyên tắc hợp tác, cộng tác và đoàn kết”, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam lựa chọn chủ đề của nhiệm kỳ này là "Nỗ lực chung nhằm tái định hình việc học và tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục khu vực ASEAN và hơn thế nữa trong bối cảnh mới”.

Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào năm 2024
Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc hội nghị

Để phù hợp với chương trình hành động của ASEAN về giáo dục giai đoạn 2021-2025, cũng như hướng tới tăng cường thúc đẩy khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục trong bối cảnh mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một số ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch kênh giáo dục 2022-2023 như sau: (i) Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học; (ii) Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu; (iii) Bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế; (iv) Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đảm bảo an toàn không gian mạng cho người học; và (v) Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

“Một năm vừa qua, những ưu tiên này đã được chúng ta hiện thực hóa bởi rất nhiều hoạt động theo đúng tinh thần “nỗ lực chung”, trong đó có những hoạt động chính như: Hội nghị giáo dục với chủ đề “Hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục”; Tài liệu phục hồi và thích ứng trong giáo dục: hướng dẫn cho các quốc gia ASEAN do Campuchia chủ trì xây dựng; Tuyên bố ASEAN về chuyển đổi số trong giáo dục do Philippines chủ trì xây dựng; và Lộ trình thực hiện Không gian giáo dục đại học ASEAN 2025 được công bố tại Hà Nội”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chia sẻ.

GIÁO DỤC ASEAN: TÁI THIẾT VÀ SẴN SÀNG THÍCH ỨNG

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh rằng đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, nếu tính luân phiên tổ chức trong ASEAN thì 20 năm nữa, Việt Nam mới lại có vinh dự đăng cai. Sự kiện còn đặc biệt hơn khi được tổ chức trực tiếp sau 2 năm cả thế giới, trong đó có ngành Giáo dục, phải chống chọi với đại dịch COVID-19 và việc học tập ở khắp nơi trên thế giới đều bị gián đoạn.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định rằng giáo dục luôn được xác định là ưu tiên hàng đầu của cộng đồng ASEAN; là một trong ba mục tiêu được ghi trong Hiến chương ASEAN. Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, luật định dành ít nhất 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục. Con người là trung tâm của quá trình phát triển, mọi sự phát triển kinh tế - xã hội đều vì con người, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.

Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào năm 2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị

Nhìn lại 2 năm vừa qua, có thể nói, đại dịch Covid-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng học tập trên toàn cầu và làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các trẻ em, nhất là ở các nước đang phát triển. Ở các nước ASEAN, trong thời gian hai năm qua, hoạt động học tập của ít nhất 180 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng do trường học đóng cửa, có đến 35 triệu học sinh đã không được đến trường trong gần hai năm học vừa qua. Việc các trường học phải đóng cửa trung bình 136 ngày trong 18 tháng qua, tính đến tháng 5/2022, đã tác động rất tiêu cực đến thể chất, tinh thần và hoạt động học tập của học sinh.

Sau những hệ quả nói trên và tiếp theo việc mở lại trường học, Phó Thủ tướng đặt vấn đề về mục tiêu tái thiết lại nền giáo dục với những chuẩn mực mới để tăng khả năng thích ứng trước những thay đổi, thách thức khó lường trong tương lai, như chủ đề của hội nghị năm nay.

“Những ảnh hưởng của đại dịch đến hoạt động học tập của học sinh ngày càng rõ rệt. Hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu chúng ta không cùng nhau hành động, hành động mạnh mẽ hơn và hành động ngay từ lúc này!”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thông qua Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 và những ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam vinh dự làm Chủ tịch luân phiên của hợp tác giáo dục ASEAN năm 2022 và 2023, Phó Thủ tướng bày tỏ sự tin tưởng, những người đứng đầu ngành Giáo dục các nước ASEAN sẽ cùng xây dựng và thực thi chính sách giáo dục đúng đắn, hiệu quả, trước mắt để khôi phục và duy trì tính liên tục của hoạt động học tập. Về trung và dài hạn, bằng cách xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt và tự cường hơn, từng quốc gia và cả cộng đồng ASEAN sẽ sẵn sàng ứng phó với những thách thức có thể gây ra gián đoạn học tập hay ảnh hưởng nghiêm trọng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam chủ trì, cùng các bộ ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động được thống nhất tại hội nghị này, phù hợp với tinh thần của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa Xã hội ASEAN đến năm 2025, góp phần để Việt Nam và ASEAN hoàn thành các Mục tiêu Phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc.

Các nước sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hợp tác giáo dục, cùng nhau thảo luận vì các mục tiêu phát triển bền vững của khu vực hướng tới đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc cũng là mong muốn của ngài Ekkaphab Phanthavong - Phó Tổng Thư ký ASEAN trong lời phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị.

Ngài Ekkaphab Phanthavong cho rằng đây là lúc các nước ASEAN cùng nhau tái khởi động các hoạt động kinh tế-xã hội. Đồng thời, Phó Tổng Thư ký ASEAN đặc biệt cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã nỗ lực tổ chức chuỗi sự kiện Hội nghị Bộ trưởng, quan chức cấp cao Giáo dục ASEAN quan trọng này.

VIỆT NAM THỂ HIỆN VAI TRÒ DẪN DẮT GIÁO DỤC ASEAN

Đại diện các nước đánh giá cao việc Việt Nam đảm nhận hiệu quả vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN nhiệm kỳ 2022-2023, dẫn dắt ngành giáo dục ASEAN theo sự chỉ dẫn trong Kế hoạch Công tác ASEAN về Giáo dục giai đoạn 2021-2025 cũng như đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 cùng các Hội nghị liên quan.

Các đại biểu đồng thời ghi nhận Không gian giáo dục đại học ASEAN thông qua công bố Lộ trình thực hiện Không gian giáo dục đại học ASEAN 2025; ghi nhận vai trò của các đối tác SEAMEO, UNICEF và UNESCO; những tiến bộ thực chất trong việc thực hiện Kế hoạch Công tác ASEAN giai đoạn 2021-2025

Hội nghị thống nhất về sự cần thiết của việc mở cửa trường học trở lại an toàn và duy trì việc mở cửa các trường học, khắc phục tình trạng hao hụt kiến thức và gia tăng khả năng thích ứng cho hệ thống giáo dục trong ASEAN và các quốc gia thành viên trước đại dịch, thảm họa và tình huống khẩn cấp trong tương lai. Nhu cầu chuyển đổi số các hệ thống giáo dục trong ASEAN cùng sự cần thiết của việc đảm bảo sức khỏe tinh thần và phúc lợi cho các bên liên quan trong nền giáo dục toàn ASEAN cũng được nhấn mạnh tại Hội nghị.

Dự kiến, từ nay đến hết nhiệm kỳ, Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam sẽ tập trung triển khai thúc đẩy, chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh vì đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến việc học, dẫn đến việc hổng kiến thức của học sinh mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần của các em.

Tăng cường giáo dục về biến đổi khí hậu nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam thực hiện tại Hội nghị COP 26 và sẽ phối hợp với các nước đối tác tổ chức các chương trình trực tuyến bồi dưỡng cho giáo viên về phương thức giảng dạy về biến đổi khí hậu. Tạo không gian chung để sinh viên các nước ASEAN và ASEAN+3 chia sẻ về khởi nghiệp trong giới trẻ.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục – Đào tạo tiếp tục chủ trì thực hiện 3 dòng hành động trong Kế hoạch Hành động trong giáo dục trong ASEAN giai đoạn 2021-2025 và một dòng hành động trong Kế hoạch Hành động ASEAN + 3 về Giáo dục giai đoạn 2018-2025.

Thế nào là hợp tác hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào?

- Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. - Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng đôi bên cùng có lợi và không phương hại đến lợi ích của người khác. Việt Nam hợp tác ngoại giao với Hàn Quốc.

Mối quan hệ hợp tác là gì?

Hợp tác: Là mối quan hệ các loài tham gia đều có lợi nhưng không nhất thiết phải có đối với mỗi loài. Ví dụ: chim sáo- trâu rừng, chim mỏ đỏ -linh dương. sống bám trên cá lớn.

Sự hợp tác quốc tế mang lại lợi ích gì cho ta?

Những lợi ích mà việc hợp tác quốc tế mang lại đó là: Hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu; Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển; Hợp tác quốc tế để đạt được mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại; Nước ta có điều kiện đi tắt đón đầu khoa học kĩ thuật tiên tiến, rút ...

Song hợp tác là gì?

Hợp tác là kỹ năng sống cơ bản hình thành do sự kết nối, hỗ trợ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể để cùng nhau đóng góp công sức vào công việc chung, cùng hướng đến mục đích chung.