Hướng dẫn cách nuôi cá la hán năm 2024

KHPTO - Cá la hán không còn ở thời thượngđẳng, tuy nhiên, vẫn còn là sở thích của nhiều người, những chú cá đẹp cũng đáng giá bạc triệu. Thông thường, chỉ cần khoảng 500 ngàn đồng là sở hữu được chú cá con khá đẹp. Cá la hán dễ nuôi [họ cá rô], gần gũi và thông minh, tuổi thọ kéo dài khoảng 10 năm. Do tốc độ sinh sản nhanh nên cá la hán mau rớt giá, vì vậy nếu định đầu tư cá la hán với ước mơ làm giàu cần tìm hiểu kỹ càng.

CHỌN CÁ LA HÁN CON

Cá la hán có nhiều loại, người chơi thường chú trọng nhất là đầu cá phải có gù lớn. Cá nhỏ rất khó nhận ra đẹp, xấu, do vậy, với người ít kinh nghiệm thì tốt nhất mua cá con ở thời điểm cá bằng hai ngón tay. Nên chọn cá có thân và miệng ngắn, vây vừa phải phù hợp tuổi cá, cá đực thường có vết đen trên vây lưng, tỏ vẻ hung dữ hơn…

CHO CÁ ĂN

Thức ăn cho cá la hán đa dạng, thường là cá con, tép, tôm, trùn chỉ, thịt bò, thức ăn khô dạng hạt đóng gói… Tùy “sở thích” của từng loài và cách tập cho ăn của người nuôi. Nên tập cá ăn xen kẽ nhiều loại thức ăn để chúng thích nghi, phòng khi thiếu hoặc không mua được thức ăn “quen miệng”, nếu cho ăn thịt bò thì xắt vừa miệng cá và không cho ăn liên tục. Tùy độ tuổi, tình trạng cá có thể cho ăn 2 - 3 lần/ngày. Thấy cá bơi gần mặt nước là đói bụng. Không cho cá ăn quá no và để thức ăn dư thừa trong hồ.

CHĂM SÓC CÁ

Cá la hán rất dữ nên không thể nuôi 2 con một hồ. Hồ nuôi không cần để cây thủy sinh vì chúng cắn phá rất nhanh. Nhiều người để sỏi lọc nước nhưng cá không chịu để yên bao giờ. Hồ nuôi cá la hán nhất thiết phải có bộ phận lọc nước, sục khí, khoảng 3 - 7 ngày thay nước/lần, cũng có thể 2 - 4 tuần/lần [tùy lọc nước hoạt động tốt]. Khi thay nước có thể thêm ít muối [tùy kích thước hồ] để sát trùng, nên thêm ban đầu rất ít cho cá không bị sốc, sau đó thay từ từ, 20 - 70%. Sau khi thay nước, màu sắc cá bị nhạt, điều này bình thường và sau đó chúng sẽ lên màu trở lại. Không để nước trong hồ bị dơ do cá rất nhạy cảm với môi trường, sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của cá cũng như phát sinh bệnh. Đặt hồ cá nơi thoáng mát [không sáng quá và để ánh nắng chiếu vào, cũng không quá tối], có thể đặt thêm gương soi để kích thích tính “hiếu chiến” của cá, điều này có lợi cho phát triển đầu cá.

CÁ “LÊN ĐẦU” VÀ “LÊN MÀU”

Ngoài yếu tố di truyền do giống loài, tạo dáng hình xấu - đẹp từng con thì cách chăm sóc tốt [thức ăn, môi trường nước…] góp phần đáng kể để cá la hán lên đầu và lên màu. Không phải cá la hán nào cũng có đầu gù đẹp, đều này rất hên xui khi chọn cá lúc còn nhỏ. Thường bầy cá vài trăm con, chỉ vài con cá đẹp mà thôi.

Ngoài cách chăm sóc như trên, người nuôi bố trí thêm đèn màu góp phần kích thích cá lên màu. Cá sẽ lộng lẫy hơn khi có đèn chiếu sáng. Tốt nhất là đèn có màu hồng tím, có thể mở đèn suốt đêm hoặc tắt lúc bạn đi ngủ [mở 4 - 6 giờ/ngày, bắt đầu lúc 5 - 6 giờ chiều]. Ngoài ra, có thể làm cá “sung” lên bằng cách đặt gương soi, cho ăn thêm cá xiêm mái…, và tùy vào túi tiền mua thêm thức ăn lên màu ở các tiệm bán cá. Có nhiều loại khác nhau, tuy nhiên cần tránh loại có hóa chất làm cá bị triệt sản. Nhiều người cho cá ăn thêm trùn quế sẽ lên màu rất đẹp.

CHO CÁ LA HÁN ĐẺ

Cá la hán rất dễ sinh sản, nếu có chú cá trống đẹp thì có thể chọn mua cá mái để “tiếp quản” bầy cá mới. Chọn cá mái ưng ý [kích thước nhỏ hơn cá trống, tránh cá mái đánh nhau với cá trống lúc đẻ] cho vào hồ kiếng. Đặt một tấm ngăn bằng kiếng để hạn chế chúng đánh nhau và tập làm quen nhau, đến khi cả hai nhìn nhau “âu yếm” thì lấy vách ngăn ra. Khi chúng hợp nhau thì bắt đầu dọn ổ đẻ trứng. Đặåt thêm giá thể để trứng bám vào, cá đẻ khoảng 1 - 3 giờ, lúc cá đẻ không nên làm động mạnh hay làm cá giật mình.

Để hạn chế cá bố mẹ ăn trứng và cá con, sau khi cá đẻ, lấy trứng bám trong giá thể ra ấp riêng trong hồ khác. Lấy nước trong ao bố mẹ hoặc nước đã xử lý tốt. Trong lúc ấp mở sục khí [nhẹ, để xa], tắt máy lọc tránh cá con bị hút vào. Cá con mới nở 2 - 4 ngày không cần cho ăn, sau đó cho ăn bo bo hoặc ít lòng đỏ trứng gà luộc hòa với nước. Cần thay nước 1 - 2 ngày/lần. Tiếp tục cho cá ăn bo bo, đến khoảng 10 ngày tuổi tập cho ăn trùn chỉ.

Chú ý cá sau khi đẻ phải tách đôi cá bố mẹ ra. Chăm sóc tốt, cá nở đều. Nếu ổ trứng bị hư cũng đừng lo lắng, cá sẽ tiếp tục đẻ khoảng 1 tháng sau.

Cá La Hán sở hữu vẻ ngoài độc đáo, màu sắc tươi sáng nên được nhiều người lựa chọn nuôi làm cảnh tại nhà. Nhìn chung kỹ thuật nuôi cá La Hán không quá phức tạp nhưng khi cá bước vào giai đoạn sinh sản mọi người cần phải hết sức chú ý. Vậy kinh nghiệm nuôi cá La Hán sinh sản thế nào? Nội dung bài viết dưới đây Nuoitrong.com sẽ chia sẻ cụ thể và hữu ích nhất tới bạn.

Giới thiệu về cá La Hán

– Tên tiếng Anh: Flowerhorn

–Thuộc bộ: Perciformes

– Họ: Cichlidae

– Nguồn gốc: Xuất hiện đầu tiên ở Malaysia, hiện nay được yêu thích ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

– Kích thước trung bình 30 – 40cm

Cá La Hán gây ấn tượng bởi sở sữu nhiều màu sắc khác nhau như đỏ hồng, xanh, ánh bạc, màu ánh vàng, ngũ sắc,… Tùy theo sở thích mà mọi người có thể thoải mái lựa chọn.

Loài cá này thường sống ở trong môi trường nước ngọt có nhiệt độ từ 25 – 30 độC với độ pH dao động từ 6.5 – 7.8

Cá La Hán là động vật ăn tạp, hình thức sinh sản chính của cá là đẻ trứng, mỗi lứa để khá nhiều và thời gian sinh trưởng nhanh. Cá La Hán được đánh giá là dòng có sức khỏe khá tốt, ít bị sâu bệnh. Nếu được nuôi trong môi trường lý tưởng cá sẽ có tuổi thọ trung bình lên tới 10 năm.

Tiêu chuẩn để đánh giá một chú cá La Hán đẹp đó là thân hình phải có nhiều “châu” nghĩa là những vảy óng ánh. Màu sắc trên thân cá càng sặc sỡ và cái đầu phải có cái gù càng to càng giá trị.

Đặc tính của loài cá này là thích sống một mình, không thích bị xâm chiếm lãnh thổ. Tuy nhiên chúng cũng có thể sống chung cùng với một số loài cá khác.

Hiện nay cá La Hán có nhiều chủng loại khác nhau nhưng có 4 loại phổ biến và được ưa chuộng nhất đó là:

Cá La Hán thái đỏ: Loài cá này đang rất được ưa chuộng bởi chúng có màu sắc sặc sỡ, có nhiều vệt sáng lấp lánh, kết hợp với phần đầu gù khá to

Cá La Hán King Kamfa: Loài cá này được nhập khẩu từ nước ngoài và chúng có giá thành khá cao.

Cá La Hán King Lai: Là quá trình lai tạo giữa cá La Hán Kamfa và La Hán Kim Cương. Con lai của chúng mang vẻ ngoài bắt mắt

Cá La Hán Kim Cương: Còn có tên gọi khác là cá La Hán Phúc Lộc Thọ. Loài cá này được lai tạo từ cá đực Kim Cương và cá Rồng Xanh. Vẻ đẹp bên ngoài của cá khá nổi bật nhờ những chi tiết trông giống chữ viết in trên thân của cá. Màu mắt của cá có màu đỏ và đầu to nhô khá cao về phía trước.

Kinh nghiệm nuôi cá La Hán sinh sản đạt tỷ lệ con giống cao

Sau khoảng 7 – 8 tháng tuổi cá La Hán trưởng thành sẽ bắt đầu sinh sản. Nếu bạn muốn nhân giống được nhiều chú cá La Hán để nuôi thì cần phải cập nhật những kiến thức chăm sóc. Điều này sẽ đảm bảo cho đàn cá bột sinh ra được khỏe mạnh, giúp cho những người nuôi cá cảnh sẽ có được đàn cá con chất lượng phục vụ cho mục đích của mình.

2.1 Tuyển chọn cá bố mẹ giúp tăng chất lượng cá bột

Cá La Hán cũng như nhiều loài cá khác, phần lớn đều được thừa hưởng gen từ bố mẹ vì thế việc chăm sóc đàn cá bố mẹ tốt sẽ quyết định đến chất lượng của đàn cá con.

Để có đàn cá bột đạt tiêu chuẩn bạn nên chọn cá bố mẹ có ngoại hình đẹp, đầu gù to, có hoa văn đẹp mắt. Người nuôi nên lựa chọn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá tim bò, tôm nhỏ, thịt xay,… Càng đa dạng thức ăn thì cá càng khỏe mạnh và nhanh lớn.

Bên trong bể nuôi cá cần có hệ thống lọc nước, nhiệt độ phải phù hợp từ 28 – 30 độ C. Độ pH trong bể lý tưởng nhất là bằng 7.

Một số lưu ý khi chọn cá giống để nuôi

– Không chọn những con cá bị trầy xước, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh sản sau này.

– Ưu tiên chọn những con cá bố có bụng tinh dịch màu trắng, gù đầu to, màu sắc đẹp, sặc sỡ

– Để quá trình tạo ra những chú cá bột được tốt bạn nên chọn những con cá mẹ có bụng to, lỗ sinh dục dài, châu đẹp và đuôi lớn

2.2 Độ tuổi và kích thước phù hợp nhất để cá La Hán giao phối

Độ tuổi thích hợp nhất để sinh sản đối với cá đực là từ 7 – 8 tháng tuổi, lúc này chiều dài của cá sẽ đạt từ 18cm trở lên, như vậy mới đáp ứng được điều kiện sinh sản. Đối với cá mái tiêu chuẩn phải từ 08 tháng tuổi khi chiều dài cơ thể đạt khoảng 15cm. Khi cả cá bố mẹ đều đạt chuẩn lúc này bạn có thể cho chúng bắt đầu giao phối và sinh sản.

2.3 Cách bố trí không gian giao phối cho cá

Để bắt cặp cá bố và cá mẹ sinh sản tự nhiên bạn cần phải chuẩn bị bể cá có kích thước tối thiểu là 50 x 40 x 40. Trong thời gian mới đầu bạn cần phải ngăn cách 2 con bằng một tấm kính. Nếu quan sát thấy chúng không còn có dấu hiệu xung đột nhau, thay vào đó là vẫy đuôi, thường xuyên lại gần nhau thì bạn tháo tấm kính không màu ra để chúng có thể tiến hành giao phối. Bể nuôi cá La Hán sinh sản cần đảm bảo tốt các yếu tố sau:

– Nhiệt độ nước thích hợp cho việc sinh sản là từ 28 – 30 độ C.

– Độ pH trong bể cá bằng 7 là phù hợp nhất

– Ánh sáng bên trong bể cần phải sáng hơn so với bên ngoài

– Bố trí đặt bể cá tại vị trí ít người qua lại nhằm tránh tiếng ồn, tạo không gian yên tĩnh cho cá.

2.4 Cá La Hán đẻ trứng như thế nào?

Khi đẻ trứng những chú cá mái sẽ có xu hướng làm sạch bể hoặc giá thể. Thời gian này bạn cần phải thường xuyên quan sát biểu hiện của con cá mái, khi thấy bộ phận sinh dục của cá lòi ra thì cá sẽ đẻ trứng trong khoảng từ 5 – 7 tiếng tiếp theo đó.

Những con cá mái thường sẽ chọn những lúc trời nắng ấm, có nhiệt độ cao để bắt đầu đẻ trứng. Thời gian cụ thể sẽ dao động từ 11 – 13h trưa hoặc 15 – 16 chiều

2.5 Kỹ thuật ấp trứng sau khi cá La Hán mái đẻ

Hiện nay có 02 cách ấp trứng sau khi cá đẻ mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

Cách thứ nhất: Bạn cho cá mẹ và cá bố tự ấp trứng với nhau. Tuy nhiên cách làm này không được khuyến khích cho lắm, bởi lẽ đặc tính của loài cá này là có xu hướng ăn con của mình.

Cách thứ hai: Bạn sẽ bắt 1 trong 1 con cá La Hán đực hoặc mái ra khỏi bể. Điều chỉnh cho tốc độ nước chảy chậm lại, giảm mức nhiệt độ xuống còn 20 – 25cm. Đồng thời bạn cũng tắt máy lọc nước hoặc giảm cường độ của máy sủi không khí. Sau khoảng 48h tỷ lệ trứng sẽ nở đạt khoảng 60 – 65%, tỷ lệ sống sau khoảng 3 ngày sẽ lên đến 90%.

Cách chăm sóc cá bột sau khi nở

Những chú cá con sau khi nở thường có sức khỏe khá yếu ớt, chính vì thế đảm bảo xây dựng môi trường sống hợp lý cho cá là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó chế độ ăn uống phù hợp cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng ở trong thời điểm này.

3.1 Môi trường sống

Khi đàn cá con nở bạn cần phải xây dựng bể có kích thước tối thiểu là 0.6×0.3×0.4m. Nguồn nước trong bể cần phải sạch sẽ, không lẫn nào để bảo vệ sức khỏe cho cá.

Bên trong bể cần phải có thêm hệ thống lọc nước trong bể, bể lọc sẽ giúp cho nước luôn sạch tạ ra các dòng đối lưu giúp cá có thể dễ dàng bơi lội hơn.

3.2 Cách cho cá bột ăn

Khi mới nở dưới bụng của cá sẽ có noãn hoàng dưới bụng để cung cấp dinh dưỡng cho cá. Sau khoảng 02 ngày thì phần noãn hàng sẽ dần dần mất đi, khi đó bạn sẽ cung cấp thức ăn phù hợp cho cá.

Cá La bột có thể ăn một số loại thức ăn như:

– Artemia: Đây là loại ấu trùng thường xuyên được dùng làm thức ăn cho cá. Nó cung cung cấp đầy đủ lượng đạm, các axit béo và các axit amin cần thiết cho cá.

– Trùn chỉ: Đây là một món ăn yêu thích của cá bột. Tuy nhiên phải lựa chọn những con trùn chỉ thật sạch để cá không bị mắc bệnh khi ăn. Thông thường những con trùn chỉ sạch sẽ có màu đỏ trên da.

– Bobo: Bobo hay còn gọi là bo bo đỏ là động vật giáp xác thân nhỏ. Vì bobo là loại thức ăn có kích thước nhỏ nên đây là nguồn thức ăn phong phú cho cá bột.

Cách nuôi Cá La Hán con mau lên đầu và có màu sắc đẹp nhất

Khi có được những đàn cá con chất lượng việc chăm sóc hằng ngày để cá nhanh lên đầu, màu sắc đạt chất lượng tiêu chuẩn là vô cùng chất lượng.

4.1 Kỹ thuật nuôi cá La Hán nhanh lên đầu

Để những chú cá La Hán con nhanh lên đầu bạn cần phải đảm bảo chất lượng nguồn nước, đây sẽ là tiêu chí mà bạn cần phải quan tâm đặc biệt lên hàng đầu. Song song với đó là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Sau mỗi bữa ăn lượng thức ăn thừa cần phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh làm ô nhiễm cho nguồn nước.

Để đàn cá nhanh lên đầu bạn thi thoảng dùng ngón tay hoặc gương để cá đuổi theo, kích thích sự hưng phấn, điều đó sẽ giúp cá La Hán nhanh lên đầu hơn.

Hoặc bạn cũng có thể kích thích bằng cách tăng giảm nhiệt độ nước trong bể nuôi. Có nghĩa là lúc đầu cá sẽ nuôi ở trong môi trường nhiệt độ nước tương đối cao, sau đó bạn hạ nhiệt độ xuống một lần sau hai ngày. Khi nhiệt độ nước giảm xuống khoảng 26 độ C lúc này lại bắt đầu quá trình tăng nhiệt độ nước lên. Mặc dù hiệu quả tốt hơn nhưng nó lại không thích hợp cho người mới nuôi cá La Hán chưa có nhiều kinh nghiệm.

4.2 Kỹ thuật nuôi cá La Hán lên màu sắc chuẩn nhất

Để những chú cá La Hán của bạn lên màu đẹp bạn cần phải cho chúng ăn đa dạng các loại thức ăn công nghiệp. Như thế sẽ giúp tăng màu sắc cho cá tốt nhất. Bên trong thức ăn cần chứa thành phần Astaxanthin sau đó bạn có thể cho ăn thêm các thức ăn như: Tôm ngâm qua nước muối sẽ giúp sắc tố trên thân cá lên chuẩn và đẹp nhất.

Trong quá trình nuôi, bạn cần phải tuân thủ tốt nguyên tắc cho cá ăn, hằng ngày ăn với lượng thức ăn vừa phải, chia ra nhiều lần. Việc cân đối dinh dưỡng sẽ giúp cho cá không bị suy dinh dưỡng, màu sắc lên không đậm dễ bị mất màu.

Trong ngày nên có khoảng thời gian nhất định để bật đèn khi nuôi cá, ánh sáng tốt nhất đó là ánh sáng màu đỏ hoặc hồng. Thời gian chiếu sáng trong ngày là từ 6 – 8 tiếng/ngày. Bạn cũng nên sử dụng các loại vật liệu lọc để ổn định chất lượng nước hoặc sử dụng màu nền xanh dương cho bể cá để đạt được hiệu quả ổn định về màu sắc.

Thông thường khi cá đạt chiều dài từ 3 – 5cm màu sắc trên cơ thể của cá sẽ lên màu rõ.

4.3 Cá La Hán bột có thể lớn bằng cỡ nào?

Trung bình một chú cá La Hán trưởng thành sẽ có kích thước bình thường là khoảng 30 – 40cm. Để những chú của cá của bạn lớn nhanh bạn cần phải chuẩn bị cho cá môi trường sống thoải mái, như thế mới không hạn chế sự phát triển của cá La Hán.

Cách nuôi cá La Hán sinh sản cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật, có như vậy cá con sinh ra mới khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt. Những chia sẻ của Nuoitrong.com trên đây mong rằng là thông tin hữu ích đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công trong việc chăm sóc đàn cá La Hán sinh sản của mình.

Chủ Đề