Hướng dẫn chia ổ cứng 1tb

Ngay cả khi kết hợp với bộ vi xử lý khủng cùng bộ nhớ lớn nhưng đáp ứng dữ liệu từ HDD chậm sẽ kéo theo sự tụt giảm của cả hệ thống. Do đó việc nâng cấp lên SSD thường mang lại sự thay đổi đáng kể về mặt hiệu năng. Tuy nhiên với đa phần người dùng thì những chiếc SSD vẫn còn quá đắt, vì vậy giải pháp tình thế chính là cố gắng cải thiện khả năng của HDD.

Tốc độ truy cập của HDD phụ thuộc khá nhiều vào địa điểm vật lý mà dữ liệu được lưu trữ trên phiến đĩa do cơ chế làm việc quay và dùng đầu đọc. Như vậy tìm được nơi có khả năng lưu trữ tốt nhất chính là chìa khoá để tối ưu hoá ổ đĩa cứng của bạn.

Tìm nơi lưu trữ tối ưu và dùng nó làm phân vùng chính

Về cơ bản, chúng ta sẽ đi tìm khu lưu trữ tối ưu và tách thành một khu riêng dành cho file hệ thống và các phần mềm. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ hỏi tại sao lại phải làm như vậy? để một phân vùng to có phải lưu được nhiều thứ hơn không?

Xin được trả lời rằng nếu làm như vậy, lượng dữ liệu tích luỹ trong quá trình sử dụng máy tính sẽ vô tình chiếm mất khu vực có tốc độ truy xuất cao và đẩy các file ứng dụng, file thực thi cài sau xuống phần tồi hơn, làm giảm hiệu năng của hệ thống khi sử dụng đến các phần mềm đó.

Quay trở lại với mục tiêu đặt ra ban đầu là tìm nơi lư trữ tối ưu, để có thể làm được việc này, bạn sẽ cần phải có phần mềm bench điểm như HD Tune hay HD Tach [ở đây dùng HD Tune].

Nhằm xác định chính xác khả năng của thiết bị, chiếc HDD sẽ được gắn vào một hệ thống có sẵn như một ổ cứng thứ cấp. Sau đó hãy chạy chương trình benchmark.

Trong thử nghiệm ở bài viết này, HDD được sử dụng là Western Digital Velocriaptor 1TB 10.000 rpm. Ổ cứng này có tốc độ trải từ 210 MB/s tới 116 MB/s, như vậy là chiếc ổ này có khả năng đọc ghi dữ liệu ở vòng ngoài phiến đĩa nhanh hơn rất nhiều so với phía trong.

Chúng ta sẽ sử dụng phần tốt nhất để tạo phân vùng chính dùng cho việc cài đặt hệ điều hành cũng như các phần mềm. Các dữ liệu khác [các dữ liệu ít dùng tới] có thể được lưu trữ trong phần còn lại của chiếc ổ.

Để tạo phân vùng chính tại phần có tốc độ đọc ghi tốt nhất bạn có thể dùng chương trình quản lý đĩa cứng có sẵn của hệ điều hành [với Window 7 là Disk Management] hoặc phân vùng ổ đĩa khi cài hệ điều hành mới.

Dung lượng phần chính cũng khá quan trọng, bạn nên chọn vùng đĩa có tốc độ đồng đều để đạt hiệu quả tốt. Trong trường hợp thử nghiệm, 200 GB là tốt nhất, vì thế ta sẽ nhập số 204.800 MB [200 x 1024] vào phần tạo phân vùng.

Thử nghiệm hệ thống sau khi đã thực hiện xong các bước tối ưu

Sử dụng các chương trình benchmark là HD Tune 5.0 và PC Mark 7 trên phân vùng mới tạo của ổ đĩa cứng WD 1TB thử nghiệm, chúng ta thu được kết quả:

Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy tốc độ trung bình cũng như thời gian truy cập dữ liệu đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên hiệu năng của hệ thống chỉ tăng chút ít, chỉ khoảng 2%.

Như vậy, cách tối ưu HDD không thể đem lại cho bạn hiệu năng hệ thống vượt trội như nâng cấp hẳn lên SSD được, tuy nhiên nó cũng đem lại đôi chút hiệu quả cho hệ thống.

Nếu như bạn vẫn chưa có tiền để nâng cấp hoàn toàn thì tối ưu những gì đang có là một phương án rất đáng lưu tâm, đôi khi một chút hiệu năng cũng đem lại sự khác biệt trong sử dụng thực tế.

Thao tác phân vùng ổ cứng [HDD] thực tế không khó như bạn nghĩ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện việc này trên Windows 10. Với cách này, bạn có thể phân vùng cả ổ đĩa gắn trong [internal HDD], ổ đĩa gắn ngoài [external HDD] và ổ đĩa SSD.

Thao tác phân vùng ổ cứng [HDD] thực tế không khó như bạn nghĩ. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện việc này trên Windows 10. Với cách này, bạn có thể phân vùng cả ổ đĩa gắn trong [internal HDD], ổ đĩa gắn ngoài [external HDD] và ổ đĩa SSD.

Công cụ Device Manager trên Windows có sẵn tiện ích tên Disk Management. Nó có khả năng phân vùng ổ đĩa và cũng rất dễ sử dụng.

Nếu bạn sử dụng Windows 10 Creators Update hoặc mới hơn, bạn thậm chí có thể phân vùng ổ đĩa USB hoặc thẻ nhớ SD.

Yêu cầu

Để có thể phân vùng ổ cứng trên Windows 10, bạn cần phải có quyền quản trị [Administrator]. Và dĩ nhiên, bạn phải có ổ cứng trong tay và nó đã được kết nối với hệ thống.

Nếu bạn đang phân vùng ổ đĩa gắn ngoài, bạn cần đặt nó trên một mặt phẳng ổn định, tránh trường hợp nó bị ngắt kết nối đột ngột trong khi đang phân vùng.

Khái niệm cần nắm vững

Ổ cứng là một thành phần cơ học. Để hiểu cách các phân vùng trên ổ cứng hoạt động, chúng ta sẽ ví ổ cứng như một căn hộ và ban đầu nó chỉ có một phòng tắm. Căn hộ này tương tự như một không gian lưu trữ lớn và phòng tắm chính là phân vùng nhỏ dùng để phục hồi ổ cứng khi cần thiết.

Thao tác chia phần không gian lưu trữ lớn trên ổ đĩa ra thành các phân vùng nhỏ khác nhau cũng giống như việc bạn chia căn hộ ra thành các phòng khác nhau. Bạn có thể quyết định số lượng phòng, cũng như kích thước của từng phòng.

Có một điều bạn cần lưu ý là số lượng phân vùng được phép chia trên một ổ đĩa sẽ bị giới hạn tùy vào loại ổ đĩa. Cụ thể, nếu ổ đĩa của bạn là loại MBR, bạn chỉ có thể tạo tối đa 4 phân vùng. Nếu nó là loại GPT, bạn có thể tạo vô số phân vùng.

Kiểm tra loại ổ đĩa

Mở Disk Management bằng cách bấm phím Start, gõ disk management và nhấn Enter.

Nhấp chuột phải lên ổ đĩa, hoặc một trong những phân vùng của nó và chọn Properties. Chuyển sang thẻ Hardware và tiếp tục nhấn nút Properties.

Trên cửa sổ mở ra, bạn chọn thẻ Volumes và nhấn nút Populate. Tìm đến mục Partition style để xem liệu ổ đĩa của bạn là loại MBR hay GPT.

Phân vùng ổ đĩa

Quay lại công cụ Disk Management. Giả sử tại thời điểm này, ổ đĩa của bạn chưa có phân vùng. Nhấp chuột phải lên nó và chọn Shrink Volume.

Lưu ý: Nếu ổ đĩa của bạn có chứa dữ liệu, tại đây, Windows 10 sẽ tính toán lượng không gian trống còn lại có thể sử dụng để chia phân vùng. Việc này nhằm đảm bảo bạn không bị mất dữ liệu. Khi chia phân vùng trên ổ đĩa có dữ liệu, bạn cần lưu ý trừ ra phần không gian chứa dữ liệu. Chẳng hạn, nếu bạn có ổ đĩa dung lượng 1TB, và nó đã chứa 800GB dữ liệu, bạn không thể và không nên tạo phân vùng có kích thước 500GB.

Nhập kích thước phân vùng muốn tạo vào ô Enter the amount of space to shrink in MB. Kích thước ở đây sẽ được tính bằng MB. Sau đó, bạn nhấn nút Shrink.

Bây giờ, bạn sẽ thấy ổ đĩa đã được chia thành 2 phân vùng.

Tuy nhiên, phân vùng mới vẫn ở dạng thô [RAW] và chưa thể sử dụng. Để có thể sử dụng nó, bạn nhấp chuột phải và chọn New Simple Volume. Ở cửa sổ hiện ra, bạn nhấn hai lần nút Next.

Ở bước tiếp theo, Disk Management sẽ gán một ký tự đại diện cho phần vùng mới.

Bên cạnh đó, nó cũng sẽ hỏi bạn có muốn định dạng phân vùng vừa tạo ra hay không.

Bạn chỉ việc giữ nguyên các thông số như mặc định và nhấn nút Next. Sau cùng, bạn nhấn nút Finish và đợi trong giây lát. Khi hoàn tất, phân vùng mới sẽ xuất hiện trên Disk Management.

Nếu nó xuất hiện dưới dạng không gian lưu trữ thô [RAW], bạn nhấp chuột phải lên nó và chọn Format từ trình đơn chuột phải.

Nếu muốn, bạn có thể chia nhỏ ổ đĩa ra thành nhiều phân vùng khác theo cách tương tự. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về giới hạn số lượng phân vùng mỗi loại ổ đĩa được phép tạo ra như đã đề cập ở trên.

Nếu bạn muốn chia phân vùng để cài đặt Windows, bạn nên sử dụng công cụ chia và định dạng ổ đĩa có sẵn trên bộ cài đặt.

Chủ Đề