Hướng dẫn đầu tư chứng khoán pdf năm 2024

chúng tôi không đưa ra các chỉ dẫn hay công cụ cụ thể để “thu lợi trên thị trường cổ phiếu”, bởi vì mục tiêu của chúng tôi là giúp các bạn tìm ra một chiến lược hay phong cách phù hợp với cá tính và phác thảo quy trình thực hiện chiến lược đó. Chúng tôi sẽ đạt được mục đích nếu sau khi đọc xong cuốn sách này, bạn có thể hình dung rõ ràng về mẫu nhà đầu tư có nhiều điểm tương đồng nhất với bạn; có khả năng lựa chọn phong cách hay chiến lược đầu tư phù hợp; và dần hình thành cảm giác. Một quy trình có phương pháp là rất cần thiết để thực hiện một chiến lược.

LỜI GIỚI THIỆU

Chiến lược đầu tư của bạn là gì? Bạn đầu tư cổ phiếu theo cách nào? Bạn có làm theo lời khuyên của bạn bè hay của các nhà đầu tư cổ phiếu trên kênh truyền hình về tin tức và thương mại tài chính CNBC không? Khi tìm thấy một cổ phiếu ưa thích, bạn xác định thời điểm nên mua bằng cách nào và vào thời điểm nào? Bạn có bán cổ phiếu đó nếu có lãi 20% không? Bạn có mua thêm nếu nó giảm giá 50% không? Bạn nắm giữ bao nhiêu loại cổ phiếu cùng một lúc? Trong danh mục đầu tư của bạn, bao nhiêu phần trăm là dưới dạng tiền mặt? Khi nào bạn cần thay đổi tỷ lệ nắm giữ tiền mặt này?

Các quyết định cho những vấn đề nêu trên chính là các yếu tố tạo nên chiến lược đầu tư của bạn.

Một chiến lược đơn giản chỉ là kế hoạch thực hiện một mục tiêu nào đó. Một huấn luyện viên bóng đá sẽ không nghĩ đến trận đấu tiếp theo nếu chưa có một chiến thuật cụ thể. Một nhà chỉ huy quân sự luôn phải vạch ra các chiến lược để giành thắng lợi trong cuộc chiến. Liệu có ai khởi nghiệp mà không có một vài chiến lược trong tay? Ở mức tối thiểu, bạn cũng cần một chiến lược về vốn, một chiến lược marketing sản phẩm và một chiến lược phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp mình.

Là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong cuộc sống, hoạt động đầu tư chắc chắn đòi hỏi phải có chiến lược. Trước hết, chúng ta phải có chiến lược lựa chọn cổ phiếu. Thứ hai là chiến lược mua vào và bán ra để biết thời điểm mua vào và bán ra thích hợp nhất. Cuối cùng là chiến lược quản lý danh mục đầu tư. Chiến lược này thể hiện tỷ lệ danh mục đầu tư dưới dạng tiền mặt và tỷ lệ cổ phiếu; số lượng loại cổ phiếu hay quỹ; và mức độ đa dạng hóa trong mối tương quan giữa các ngành công nghiệp và các khu vực của danh mục đó.

Tại sao chúng ta phải có trong tay tất cả các chiến lược này? Bởi vì đầu tư không phụ thuộc vào trực giác. Thực tế, nó hoàn toàn trái ngược với trực giác. Chẳng hạn, trực giác mách bảo chúng ta hãy tránh xa thị trường đầu cơ giá xuống. Nhưng nếu tất cả cổ phiếu đều có khuynh hướng hạ giá thì đó lại là thời điểm nên mua vào. Tại sao ư? Nguyên nhân là khi thị trường xuống thấp cực điểm, tất cả mọi người đều có ý định bán tháo cổ phiếu và thực tế, họ đã làm như vậy. Do đó, khả năng hồi phục lại của thị trường rất lớn. Và mọi chuyện cũng tương tự đối với thị trường đầu cơ giá lên ở mức cực đại. Khi một người rửa ô tô nói chuyện về cácgiao dịch trong ngày, khi chúng ta chứng kiến một ngành kinh doanh được ưa chuộng đỉnh điểm, đó chính là thời điểm nên bán ra.

Khi mọi người xung quanh có vẻ như đang giàu lên nhờ thị trường, thì đương nhiên sẽ có một động lực thôi thúc bạn tham gia vào vòng xoáy làm giàu. Nhưng nếu tất cả mọi người đều tham gia vào thị trường, thì thị trường sẽ trở nên bão hòa và các khoản đầu tư thông minh dần mất đi.

Việc phán đoán khi nào thị trường đầu cơ giá xuống sẵn sàng hồi phục trở lại hoặc khi nào thị trường đầu cơ giá lên sụp đổ không hề dễ dàng. Bởi vì, không thể phán đoán chỉ dựa vào trực giác và thiên hướng đầu tư của bạn. Đương nhiên, bạn cũng không thể phán đoán dựa vào cảm xúc. Thực tế, cảm xúc, đặc biệt là nỗi sợ hãi khi thua lỗ hay niềm vui sướng quá mức khi thành công, là kẻ thù số một của nhà đầu tư. Chúng ta rất dễ bị cảm xúc chi phối, nên nếu không có các chiến lược và công cụ thích hợp để thực hiện chúng nhằm hạn chế ảnh hưởng của cảm xúc, chúng ta sẽ không thể trở thành nhà đầu tư thành công.

Một chiến lược đầu tư thành công thể hiện ở sự gia tăng của các khoản lợi nhuận. Chúng tôi đã chứng minh được rằng, nếu bạn sử dụng một chiến lược đầu tư có phương pháp và tuân thủ theo các nguyên tắc thì lợi nhuận hàng năm của bạn có thể tăng gấp đôi so với khi đầu tư tùy tiện. Việc tăng gấp đôi lợi nhuận cho thấy nhiều “điều kỳ diệu” về tiền vốn của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn đầu tư một khoản tiền tiết kiệm là 10 đô la với tỷ lệ tăng lợi nhuận là 5%, khoản tiền của bạn sẽ tăng gấp đôi trong một năm. Nhưng nếu tỷ lệ đó là 10%, số tiền đầu tư ban đầu của bạn sẽ được nhân bốn trong một năm. Thậm chí, còn đáng ngạc nhiên hơn, tỷ lệ tăng lợi nhuận gấp đôi lên là 20% thay vì 10%, thì số vốn đầu tư ban đầu của bạn sẽ gấp mười sáu lần trong một năm và gần bốn mươi lần trong hơn 20 năm [Xem biểu đồ I].

cuốn sách này nữa. Nếu mọi việc theo đúng nguyên tắc và phương pháp, chúng ta không cần phải lo lắng gì nữa. Nhưng nếu bạn tùy tiện hoặc ngẫu nhiên lựa chọn cổ phiếu, nếu bạn mua và bán chúng dựa trên cảm xúc nhiều hơn là tính toán, nếu bạn hoạt động không hiệu quả trên thị trường như bạn mong muốn thì có lẽ, bạn cần có một chiến lược đầu tư. Mục đích của cuốn sách này là giới thiệu với bạn về các chiến lược, phương pháp và phong cách đầu tư khác nhau, nhằm giúp bạn có các quyết định phù hợp nhất với phẩm chất, tính cách của mình, bởi vì những phẩm chất của bạn sẽ điều khiển cách thức bạn tiếp cận thị trường.

Tiếp cận thị trường gần giống với việc tiến hành một cuộc chiến tranh. Cách tiếp cận của bạn có giống thủ lĩnh Attila the Hun hoặc ngoại trưởng Mỹ Colin Powell hay không phụ thuộc nhiều vào cá tính của bạn. Với cá tính của mình, bạn sẽ tự nhiên hình thành một phong cách đầu tư cụ thể: tăng trưởng, giá trị, đà phát triển hay kỹ thuật. Chiến lược đầu tư dựa trên phong cách của bạn là một kế hoạch, chiến thuật tổng thể nhằm giành chiến thắng trong cuộc chiến. Chiến lược này được tạo nên bởi vô số các chiến lược, phương pháp hay kỹ thuật nhỏ hơn trong việc lựa chọn, mua, bán và quản lý các loại cổ phiếu. Cũng giống như một vị tướng, bạn có thể tận dụng phương pháp được công nghệ hóa để tiến hành chiến lược. Một vị tướng thắng trận và một nhà đầu tư thành công đều thực hiện các chiến lược của riêng mình mà không quan tâm đến ý kiến chung hay cảm xúc.

Hãy tìm ra một chiến lược hay một phương pháp mà bạn có thể sử dụng nhất quán từ đầu đến cuối, không phụ thuộc vào những gì đám đông xung quanh bạn đang làm. Chiến lược đó phải phù hợp với phong cách đầu tư của bạn, đồng thời phong cách đầu tư ấy phải hòa hợp với các phẩm chất của bạn. Trong cuốn sách viết về cách tạo ra các khoản lợi nhuận khổng lồ của các thương nhân hàng đầu, tác giả Jack Schwager kết luận: “Những thiên tài chơi cổ phiếu” luôn trung thành với một chiến lược hay một phương pháp duy nhất. Nhưng điều khác biệt của các thiên tài này so với những người xung quanh là khả năng theo đuổi liên tục, trung thành với một phương pháp khi họ phải đối mặt với những khó khăn của thị trường hay khi mọi thứ dường như chống lại họ. Bạn chỉ có thể làm được điều đó nếu bạn hành động đúng như cá tính của mình. Dĩ nhiên, mỗi người cần phải thích nghi với những thay đổi của thị trường nhưng việc có một phương pháp hay chiến lược phù hợp với cá tính sẽ loại bỏ cảm xúc ra khỏi các quyết định của bạn.

Hầu hết các nhà đầu tư nghiệp dư đều cảm thấy khó khăn khi theo đuổi một phương pháp, nguyên nhân là do phương pháp đó không phù hợp với tính cách

của họ. Chẳng hạn, nếu bạn là người thiếu kiên nhẫn và thích hành động, bạn không thể trở thành một nhà đầu tư giá trị giỏi, nhưng bạn có thể thành công khi mua và bán những cổ phiếu theo đà phát triển. Tại sao vậy? Bởi vì các nhà đầu tư giá trị đôi khi phải đợi nhiều năm mới gặt hái được thành quả trong khi các nhà đầu tư theo đà phát triển mua cổ phiếu đang tăng giá vùn vụt và bán ngay khi đà phát triển của chúng bắt đầu chậm lại.

Ngoài hai phong cách đầu tư phổ biến trên, còn có rất nhiều phong cách đầu tư khác. Chúng ta sẽ nghiên cứu chúng trong các chương tiếp theo. Trong phần này, chúng tôi muốn nhấn mạnh một điều:Lựa chọn phong cách đầu tư phù hợp với cá tính sẽ giúp bạn tránh khỏi những bực dọc, lo lắng vàđảm bảo thành công của bạn trong đầu tư.

Nhà quản lý quỹ cũng có phong cách đầu tư

Việc xác định phong cách đầu tư quan trọng ngay cả khi bạn là đầu tư vào quỹ tương hỗ, vì người ta thường phân biệt các quỹ tương hỗ dựa trên chiến lược và phong cách đầu tư khác nhau. Khi hiểu rõ điều này, bạn có thể lựa chọn chính xác quỹ phù hợp với các mục tiêu đầu tư của mình. Nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng chuyển quỹ khi chúng không đáp ứng được các mục tiêu của bạn. Mặc dù cuốn sách này chỉ tập trung vào phong cách và chiến lược đầu tư của một nhà đầu tư cổ phiếu riêng lẻ, nhưng chúng tôi tin rằng nó vẫn rất hữu ích đối với các nhà đầu tư quỹ tương hỗ.

CÂU CHUYỆN VỀ HAI LOẠI CỔ PHIẾU

Như chúng tôi đã nói trong phần đầu cuốn sách, đầu tư hoàn toàn không dựa trên trực giác. Giảm tổn thất và tăng lợi nhuận là một trong các nguyên tắc đầu tư phủ định vai trò của trực giác. Song, hầu hết chúng ta đều làm ngược lại. Nếu nhìn thấy lợi nhuận từ cổ phiếu, chúng ta có xu hướng bán ngay. Chúng ta không thích phải thừa nhận sự thua lỗ. Do vậy, chúng ta thường nắm giữ cổ phiếu với suy nghĩ rằng giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại và lợi nhuận thu được có thể bù đắp khoản lỗ. Thậm chí, chúng ta còn mua nhiều cổ phiếu đang xuống giá với mong muốn giảm chi phí trung bình trên một cổ phiếu. Trong cả hai trường hợp này, chúng ta hành động dựa trên trực giác và cảm xúc. Lối tư duy này có tác động rất lớn nhưng sai lầm. Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó qua hai loại cổ phiếu thực tế.

xúc. Nó khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ khi thu được lợi nhuận và tồi tệ khi thua lỗ.

Chúng ta thấy mình thật thông minh khi bán cổ phiếu MSCA và mua thêm cổ phiếu VIGN. Giá cổ phiếu VIGN dao động xung quanh mức 18 đô la khi chúng ta mua thêm cổ phiếu. Mặc dù giá cổ phiếu MSCA tăng 10%, chúng ta vẫn có một khoản lợi nhuận kha khá. Tuy nhiên, đến ngày 5/12, chúng ta sẽ cảm thấy mình thật ngốc nghếch. Giá VIGN giảm xuống còn 12 đô la. Như vậy, chúng ta đã lỗ 50% vốn đầu tư ban đầu và lỗ tiếp 30% vốn đầu tư lần hai vào VIGN. Tệ hơn nữa, cùng lúc đó, cổ phiếu MSCA tăng lên 38 đô la, tức là tăng 50% so với mức giá ban đầu.

Quay lại thời điểm trước đó, điều chúng ta cần làm là bán hết cổ phiếu VIGN càng nhanh càng tốt và nắm giữ MSCA cho tới cuối tháng 12. Nhưng hành động này lại đi ngược với trực giác. Khi hành động dựa trên cảm xúc và trực giác, đa số mọi người không thể cưỡng lại được cám dỗ kiếm lợi nhanh chóng và tiếp tục mua thêm một loại cổ phiếu đang xuống giá. Thực tế, bạn nên áp dụng một chiến lược khác, ngược lại hoàn toàn với chiến lược trên: Giảm bớt thua lỗ và tăng lợi nhuận. Để làm được điều đó, chúng ta cần có một chiến lược hay phương pháp loại bỏ cảm xúc ra khỏi những quyết định.

Chúng tôi sẽ giới thiệu và phân tích chi tiết chiến lược này trong Chương 4. Chiến lược này sẽ chỉ ra các dấu hiệu cho thấy nên mua MSCA vào đầu tháng 11 và nắm giữ nó cho đến cuối tháng 12, và bạn sẽ thu được một khoản lợi nhuận rất lớn. Chiến lược này cũng giúp bạn tránh xa cổ phiếu VIGN hay nếu bạn đã trót mua nó thì chiến lược này sẽ giúp giảm thiệt hại bằng cách đưa bạn thoát ra nhanh chóng và không bao giờ quay trở lại.

Câu chuyện về hai loại cổ phiếu trên cho thấy lý do khiến chúng ta cần có một chiến lược mua vào và bán ra các loại cổ phiếu – một chiến lược tự động loại bỏ tất cả cảm xúc của bạn về cổ phiếu. Nếu cần ghi nhớ điều duy nhất trong cuốn sách này, bạn hãy nhớ, luôn phải có một chiến lược tốt khi mua vào và bán ra các loại cổ phiếu.

BỐ CỤC

Trong cuốn sách này, chúng tôi thừa nhận những kiến thức cơ bản về thị trường. Chúng tôi cho rằng, cơ bản, các bạn đã biết cổ phiếu là gì và thị trường cổ phiếu hoạt động như thế nào. Mục đích của chúng tôi là giới thiệu với bạn các ý tưởng

lựa chọn phong cách đầu tư phù hợp với cá tính của bạn và sau đó lựa chọn các chiến lược và phương pháp đầu tư phù hợp với phong cách đó.

Trong hai chương đầu, chúng tôi đề cập đến một số vấn đề cơ bản để dẫn dắt đến các chiến lược và phong cách đầu tư. Chương 1 tóm tắt các nhân tố khiến cổ phiếu tăng giá, đó là kiến thức thị trường và niềm tin của nhà đầu tư. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề cập đến một số sự kiện ảnh hưởng đến các nhân tố này. Chương 2 trình bày ba chiến lược phổ biến hình thành nên quy trình đầu tư: lựa chọn cổ phiếu, tính toán thời điểm mua vào, bán ra và quản lý danh mục đầu tư. Mặc dù quy trình đầu tư này là tiêu chuẩn cho mọi phong cách đầu tư nhưng các chiến lược lựa chọn, tính toán thời điểm mua, bán cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư của mỗi cá nhân sẽ khác nhau, tùy vào phong cách hay phương pháp đầu tư của từng người.

Chúng tôi bắt đầu thảo luận về các phong cách đầu tư ở Chương 3. Chương này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về tám phong cách khác nhau và giới thiệu biểu đồ PQ – biểu đồ về số thương tâm lý. Biểu đồ này đánh giá mỗi phong cách đầu tư theo mười tiêu chí khác nhau dựa vào tâm lý và phẩm chất cá nhân. Các chương từ Chương 4 đến Chương 7 trình bày bốn phong cách đầu tư chính: đầu tư tăng trưởng, đầu tư giá trị, đầu tư theo đà phát triển và đầu tư kỹ thuật; trong đó có thảo luận về các phẩm chất cần có đối với mỗi phong cách. Trong mỗi chương sẽ có phần nói đến cách thức áp dụng một phong cách vào quỹ tương hỗ đầu tư và các quỹ ETF[1], cách thức tìm kiếm các nguồn thông tin trên mạng về phong cách đó và những lời khuyên để đầu tư thành công.

Chương 8 nghiên cứu vai trò của vốn hóa thị trường đối với một chiến lược đầu tư. Vốn hóa thị trường là cách thức đo lường giá trị của một công ty, được xác định bởi giá thị trường của các cổ phiếu thường đã phát hành. Một số người thích mua những cổ phiếu có tỷ lệ vốn hóa lớn hoặc trung bình, trong khi một số người khác lại thích mua những cổ phiếu có tỷ lệ vốn hóa nhỏ hoặc rất nhỏ. Những sở thích này gây ra rất nhiều mâu thuẫn trong các tỷ lệ vốn hóa khác nhau, nên vốn hóa thị trường biến động khác so với các thị trường khác. Điều này cho phép chúng ta sử dụng chúng như một chiến lược đầu tư phụ.

Chương 9 nghiên cứu các chiến lược cho năm phong cách đầu tư phụ: đầu tư cơ bản, đầu tư doanh thu, thương mại năng động, đầu tư kết hợp và phong cách lướt sóng. Tất cả các phong cách này đều bắt nguồn hoặc kết hợp từ bốn phong cách chính. Trong chương này, chúng tôi cũng nhắc đến các chiến lược như: đầu tư từ trên xuống và giao dịch nội bộ [mua bán nhờ biết được các thông tin nội bộ] và

CHƯƠNG 1

Ebook miễn phí tại : Sachvui

Nhận thức của thị trường và niềm tin

của nhà đầu tư: Những nhân tố làm

biến động giá cổ phiếu

Trước khi nói về các chiến lược đầu tư, chúng ta cần thảo luận về nguyên nhân và cách thức biến động giá cổ phiếu.

Ai cũng biết, trong một chừng mực nào đó, giá cổ phiếu có liên quan đến doanh thu. Nhưng thực tế, giá cổ phiếu tăng hay giảm lại phụ thuộc vào sự thay đổi nhận thức của thị trường về lợi nhuận của cổ phiếu trong tương lai và mức độ tin tưởng đạt được doanh thu đó của các nhà đầu tư. Nếu biến động giá cổ phiếu chỉ phụ thuộc vào việc một công ty có đáp ứng được hay không các mục tiêu doanh thu thì giá cổ phiếu của một công ty không đạt được mục tiêu doanh thu trên một cổ phiếu [EPS] dù chỉ là một xu sẽ giảm mạnh theo cùng một tỷ lệ. Ví dụ, nếu công ty A dự đoán kiếm được 12 xu trong quý hai [mức dự đoán theo thỏa thuận] nhưng chỉ đạt được 11 xu, thấp hơn 8% so với dự đoán. Như vậy, giá cổ phiếu của công ty cũng sẽ giảm xấp xỉ với tỷ lệ phần trăm như vậy. Nhưng thực tế lại thường khác hẳn.

Khi doanh thu của một công ty thấp hơn dự đoán 1 xu, giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm 30, 40 hay thậm chí 50% hoặc hơn nữa. Tại sao vậy? Bởi vì doanh thu giảm xuống trong thời gian này là điềm báo chẳng lành cho những gì sắp diễn ra trong thời gian tới [chẳng hạn, công ty không đạt được mức tăng trưởng doanh thu mục tiêu]. Nói cách khác, các nhà đầu tư lo sợ tỷ lệ tăng trưởng kỳ vọng 20% của công ty trong vài năm tới sẽ chỉ còn là 10 hay 15%. Nhận thức này tuy không hợp lý nhưng vẫn làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào tiềm năng doanh thu trong tương lai của công ty, do đó, dẫn tới giá cổ phiếu sụt giảm

nghiêm trọng.

Bạn có thể cho rằng mức sụt giảm 30, 40 hay 50% giá cổ phiếu mỗi quý là cái giá quá đắt và không công bằng đối với một công ty chỉ thiếu 1 xu trong kế hoạch. Nhưng nó có ảnh hưởng đến sự thay đổi mức tăng trưởng kỳ vọng trong tương lai. Nếu bạn xem lại biểu đồ I trong Phần giới thiệu, bạn sẽ thấy khoản đầu tư 10 đô la sẽ tăng trưởng tương ứng với từng tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận khác nhau. Với tỷ lệ tăng lợi nhuận 20%, khoản đầu tư của bạn sẽ tăng 16 lần trong hơn một năm, gấp bốn lần so với mức tỷ lệ tăng lợi nhuận 10%. Tỷ lệ phần trăm vẫn không thay đổi bất kể bạn có tính gộp tỷ lệ lãi suất hay tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hay không. Nếu bạn lo sợ tỷ lệ tăng trưởng của công ty đang giảm từ 20% xuống 10%, tức là giảm một nửa, thì không có nghĩa là giá cổ phiếu của công ty sẽ giảm 50% hoặc nhiều hơn.

Như bạn thấy, doanh thu hiện tại là nhân tố dễ nhận biết nhất khi định giá cổ phiếu trên thị trường. Vỏ bọc cấu trúc dễ đổ vỡ này là nhận thức của thị trường về các khoản doanh thu trong tương lai và niềm tin đạt được chúng của các nhà đầu tư.

Nhận thức của thị trường bị tác động bởi rất nhiều yếu tố. Một bản báo cáo nghiên cứu tuyệt vời với các khoản doanh thu cao có thể khiến thị trường bất ngờ và chú ý đến công ty đó. Điều này cũng diễn ra tương tự khi một công ty tung ra sản phẩm mới hay có sự tham gia của đội ngũ quản lý mới, năng động và tháo vát. Các yếu tố này đều được coi là động lực tăng doanh thu trong tương lai. Mối quan hệ này được thể hiện trong tỷ số giá trên thu nhập [P/E]. P/E được tính bằng cách chia giá cổ phiếu của công ty cho thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu [EPS] trong 12 tháng gần nhất. Trên thực tế, P/E là mức thị trường đồng ý trả cho doanh thu tương lai của công ty và phụ thuộc vào nhận thức của thị trường về những khoản doanh thu đó. Những nhân tố này giúp giải thích tại sao chúng ta cần xem xét sự chênh lệch lớn về tỷ số P/E của các loại cổ phiếu.

Hãy xem xét ví dụ về Công ty Phần mềm Advent và Công ty Morgan Stanley. Theo dự đoán, lợi nhuận thu về khi mua cổ phiếu Advent trong năm tài khóa 2001 là khoảng 0,9 đô la. Cũng trong năm đó, lợi nhuận dự đoán của Morgan Stanley là 3,88 đô la. Tháng 8/2001, khi chúng tôi viết chương này, tỷ số P/E của Advent là 51, dựa trên lợi nhuận dự kiến và giá cổ phiếu là khoảng 46 đô la/cổ phiếu. Còn Morgan Stanley có tỷ số P/E bằng 13, dựa trên lợi nhuận dự kiến và giá cổ phiếu khoảng 50 đô la/cổ phiếu. Các con số này cho thấy, thị trường sẵn sàng trả giá cao gấp 51 lần lợi nhuận cho Advent nhưng chỉ cao gấp 13 lần lợi

phương tiện truyền thông. Đến thời điểm đó, công chúng mới bắt đầu biết được thông tin “mới” này.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy làn sóng thông tin trở nên mạnh hơn là khi giá cổ phiếu giảm mạnh. Thực tế, giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm. Giá mở cửa có thể cao hơn hoặc thấp hơn 10-20% so với giá đóng cửa ngày hôm trước. Nhưng sẽ mất vài tuần hoặc vài tháng để sự thay đổi nhận thức thị trường tác động đến giá cổ phiếu. Lý do của sự chậm trễ này là các nhà đầu tư theo tổ chức mất nhiều thời gian để củng cố [hay giảm bớt] vai trò của một loại cổ phiếu thông qua số lượng cổ phiếu họ đang nắm giữ. Do đó, cho dù là làn sóng hiểu biết bắt đầu từ tâm điểm thông tin thì sự thay đổi trong nhận thức về thị trường chỉ hoàn tất cho đến khi các tổ chức củng cố hoặc giảm bớt địa vị của họ đối với cổ phiếu.

Tăng trưởng doanh thu

Internet là nguồn cung cấp thông tin phong phú về các khoản doanh thu trong quá khứ và các khoản doanh thu dự kiến. Các khoản doanh thu trong quá khứ thường được coi là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong một, ba và năm năm trước. Khoảng thời gian càng dài và tỷ lệ tăng trưởng càng nhanh thì càng củng cố chắc chắn lòng tin của các nhà đầu tư. Dự đoán doanh thu được đưa ra cho quý sau, năm hiện tại và những năm tài khóa sắp tới. Một dự đoán rất quan trọng thường được đưa ra là dự đoán tỷ lệ tăng EPS trong một đến năm năm tới [Bạn có thể so sánh tỷ lệ tăng EPS dự kiến với tỷ số P/E khi muốn xác định xem tỷ số P/E có hợp lý hay không]. Hãy chắc chắn là bạn luôn có trong tay thông tin của một số nhà phân tích. Năm nhà phân tích sẽ đáng tin cậy hơn một người. Bạn sẽ thấy tin tưởng hơn khi cả năm cùng dự đoán một mức doanh thu giống nhau, thay vì xem xét các dự đoán tràn ngập khắp mọi nơi. Do đó, dự đoán này sẽ được coi là mục tiêu thống nhất hay “chính thức” mà công ty đó cần đạt được.

Sự tự tin của các nhà đầu tư là một bức tường chắn khác trong cấu trúc định giá cổ phiếu. Để duy trì giá trị của một chứng khoán, sự tin tưởng vào doanh thu tương lai có ý nghĩa quan trọng như việc nhận thức tỷ lệ tăng EPS trên thị trường. Hãy suy nghĩ về điều này. Với một chứng khoán mà bạn chắc chắn rằng giá của nó sẽ tăng 30%/năm, bạn sẽ sẵn lòng trả giá cho nó cao hơn một loại cổ phiếu mà bạn không chắc chắn như vậy, đúng không? Dĩ nhiên, càng tin tưởng

chắc chắn vào việc sẽ đạt được doanh thu hay tỷ lệ tăng trưởng, bạn càng sẵn lòng “đánh cược” rằng điều đó sẽ xảy ra.

Sự tin tưởng đó phụ thuộc vào tình hình hoạt động của công ty trong quá khứ. Nếu một công ty liên tục đạt được hay vượt quá chỉ tiêu lợi nhuận trong nhiều quý thì các nhà đầu tư tin tưởng rằng công ty đó cũng sẽ tiếp tục làm được như vậy. Nếu một công ty tăng trưởng ở mức 20%/năm trong nhiều năm thì niềm tin là nó sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức 20% trong những năm tiếp theo cũng dễ dàng được hình thành. Một lịch sử doanh thu bền vững khiến chúng ta có niềm tin vào các doanh thu dự kiến trong tương lai. Sự tin tưởng vào doanh thu trong tương lai của công ty được thể hiện bằng tỷ số P/E cao hơn – giá cổ phiếu cao hơn doanh thu hiện tại. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư sẵn sàng trả cao hơn gấp 50 lần giá trị hiện tại cho chứng khoán của Advent trong mùa hè năm 2001. Bởi họ tin tưởng mãnh liệt rằng Advent sẽ đạt được, thậm chí là vượt qua chỉ tiêu doanh thu đã đề ra.

Sự tin tưởng thường không đến và đi nhanh chóng. Nếu có một làn sóng nhận biết làm thay đổi nhận thức của thị trường về một công ty, thì cũng có một làn sóng tin tưởng thay đổi cùng thời gian. Sau khi công ty kế toán Euron phá sản vào mùa thu năm 2001, sự mất lòng tin tràn ngập thị trường, dẫn tới sự sụt giảm giá cổ phiếu của hàng loạt công ty gặp rắc rối về tài chính.

Nhận thức của thị trường và sự tin tưởng của nhà đầu tư về mức tăng trưởng doanh thu trong tương lai của một công ty là những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và tỷ số P/E. Những thay đổi của một trong hai, hoặc cả hai yếu tố sẽ gây ra sự biến động giá cổ phiếu. Trong Chương 1, chúng tôi sẽ tập trung nói về hai yếu tố này.

SỰ KIỆN LÀM THAY ĐỔI NHẬN THỨC HAY NIỀM TIN

Đôi khi, lịch sử doanh thu và dự kiến doanh thu chính là các số liệu đáng tin cậy mà bạn có thể dựa vào để đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu cho mình. Song, bạn vẫn cần theo dõi danh mục đầu tư để đề phòng các sự kiện có thể thay đổi nhận thức của thị trường hoặc niềm tin của các nhà đầu tư. Hai yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu một yếu tố bị ảnh hưởng, yếu tố còn lại cũng bị ảnh hưởng theo.

Hãy xem xét một số sự kiện có thể thay đổi nhận thức về doanh thu trong tương lai của một loại cổ phiếu và mức độ tin tưởng vào khoản doanh thu này. Các

công ty sẽ gặp khó khăn trong các quý tiếp theo. Đôi khi, giá cổ phiếu sụt giảm lại chính là do bỏ sót những chi tiết khả quan của công ty. Như sau này, khi nói về các phong cách đầu tư, chúng tôi có nói đến mối nguy hiểm khi mua cổ phiếu của các công ty được kỳ vọng cao có giá cổ phiếu dựa trên những dự đoán doanh thu cao khác thường trong tương lai xa. Thậm chí, một thay đổi rất nhỏ trong nhận thức của thị trường hay mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư cũng gây ra biến động lớn cho giá của những cổ phiếu kiểu như vậy.

Nếu một công ty thường xuyên thông báo doanh thu đạt hay vượt quá cả sự kỳ vọng của thị trường thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ vươn lên một tầm cao mới nhờ nhận thức và niềm tin của các nhà đầu tư về tương lai tươi sáng của công ty này.

  1. Khi các nhà phân tích thay đổi dự đoán

Nhiều cuốn sách đã chứng minh rằng một trong những yếu tố dự đoán chính xác nhất biến động tích cực hay tiêu cực của giá cổ phiếu chính là sự thay đổi dự đoán của các nhà phân tích trong một tháng. Báo cáo nghiên cứu đầu tiên của nhà phân tích thường mang tính tích cực. Thông thường, nhà phân tích này làm việc cho công ty và tìm kiếm những điều tốt đẹp để ca ngợi. Sự thay đổi những dự đoán đó rất có ý nghĩa, bởi vì nhà phân tích này đã đi tiên phong khi nói rằng: “Tôi vừa thay đổi suy nghĩ” hay “Tôi đã sai”. Chẳng hạn, nếu một nhà phân tích nói rằng: “Tháng trước tôi nói công ty sẽ thu được 1 đô la trên mỗi cổ phiếu và bây giờ tôi vẫn nghĩ vậy”. Đó là một lời nói rất tích cực vì hai lý do. Trước hết, nhà phân tích này đã đi đầu trong việc tăng mức dự đoán và thứ hai, thông báo này cho thấy một vài sự kiện mới hay sự tiến bộ của công ty. Không quá ngạc nhiên khi việc dự đoán doanh thu tăng cao hơn dẫn tới những thay đổi tích cực của giá chứng khoán.

Thay đổi tiêu cực trong dự đoán của các nhà phân tích tác động tới giá cổ phiếu mạnh hơn những thay đổi tích cực. Thực tế, tính phá hủy của nó rất lớn. Một nhà phân tích phải rất dũng cảm mới dám dự đoán thấp đi, vì những điều họ nói không có lợi cho khách hàng của công ty.

Khá nhiều nhà phân tích thay đổi dự đoán. Nhiều nhà phân tích thay đổi mức dự đoán sẽ gây ảnh hưởng lớn tới giá cổ phiếu hơn là một nhà phân tích đưa ra thay đổi.

  1. Công ty cảnh báo: “Chúng tôi rất tiếc phải thông báo với các bạn...”

Khi một công ty cảnh báo các cổ đông rằng công ty không đáp ứng được mức doanh thu dự kiến, hãy coi chừng! Năm 2001, việc các công ty cảnh báo mình không thể theo đúng kế hoạch như dự kiến thường xuyên xảy ra. Đây là lý do giải thích vì sao chúng ta lún sâu vào thị trường đầu cơ giá xuống vào quý ba. Các công ty lần lượt đưa ra những dự đoán thấp hơn về tình hình hoạt động trong tương lai của mình. Điều đó sẽ gây bất lợi cho giá cổ phiếu của công ty, nhất là khi đó là sự thật. Tiết lộ của công ty là một trong những cách tốt nhất để biết chuyện gì có thể xảy ra với doanh thu trong tương lai.

Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ. Một số công ty, chẳng hạn như Microsoft, gây sức ép cho các nhà phân tích để buộc họ đưa ra những dự đoán thấp hơn mức thực tế mà công ty có thể đạt được. Rồi sau đó, công ty này liên tiếp đáp ứng được hay vượt quá mong đợi của thị trường phố Wall. Song nhìn chung, nếu một công ty thông báo sẽ khó hoạt động tốt như mong đợi, bạn hãy tin tưởng cảnh báo đó.

Hội thảo về doanh thu

Mạng Internet đã thu hẹp khoảng cách giữa Ban quản lý công ty với các nhà đầu tư cá nhân. Khi tham gia các cuộc họp về doanh thu, bạn có thể nhận được trực tiếp thông báo doanh thu từ một nguồn tin đáng tin cậy. Các cuộc họp hàng quý giữa Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính và các nhà phân tích thường được công bố công khai trên mạng.

  1. Lãi suất thay đổi: Khi Greenspan[2] lên tiếng

Việc cắt giảm tỷ lệ lãi suất có thể gây ra hai tác động đến cổ phiếu. Cả hai tác động này thường mang tính tích cực. Khi tỷ lệ lãi suất giảm, người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu, còn các doanh nghiệp cũng thu được lợi nhuận cao, nên họ sẵn sàng bỏ tiền vào các chương trình nghiên cứu sản phẩm mới và mở rộng quy mô. Tất cả các hoạt động này đều kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Việc kỳ vọng những khoản lợi nhuận cao hơn sẽ dẫn đến tăng doanh thu. Do đó, các nhà đầu tư sẽ thấy tin tưởng hơn vào tiềm năng doanh thu trong tương lai của công ty. Như vậy, tỷ lệ lãi suất thấp tác động tích cực lên cả nền kinh tế. Đó là lý do tại sao Quỹ Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất trong năm 2001 với hy vọng bảo vệ quốc gia khỏi một cuộc suy thoái.

Chủ Đề