Hướng dẫn làm những món ngon ngày tết

Mâm cỗ Tết đầy đủ sung túc bao giờ cũng có giò lụa trắng tinh đẹp mắt bày biện lên đó. Miếng giò lụa thơm ngon, dai dai, đậm đà hương vị, béo ngậy của thịt heo xay mịn. Đây là món ăn ngon và cực kỳ dễ làm ngay tại nhà mà chị em nội trợ có thể bắt đầu học cách làm từ hôm nay.

8. Lạp xưởng

Món ngon ngày Tết trong mâm cỗ truyền thống của người Việt thường có lạp xưởng. Món ăn này xuất phát từ Trung Quốc và ngày nay nó đã trở nên rất quen thuộc trong món ăn Tết của người Việt. Nhìn qua công thức làm lạp xưởng sạch tại nhà bạn cảm thấy hơi phức tạp nhưng thực ra làm từng bước lại rất đơn giản. Bạn có thể tham khảo các công thức làm lạp xưởng chuẩn như: - Cách làm lạp xưởng cơ bản - Cách làm lạp xưởng mai quế lộ - Cách làm lạp xưởng tôm - Cách làm lạp xưởng tôm trứng muối

9. Chả quế

Nếu những năm trước bạn thường dùng giò lụa, giò thủ rồi thì năm nay hãy thêm một món mới là chả quế nhé. Chả thịt heo hoặc chả thịt gà được gói thành những cây dài như xúc xích. Hương vị của chả quế thơm ngon, mùi vị thanh đạm, ăn kèm với cơm cháo, bánh tét, xôi nếp cực kỳ phù hợp. Bạn có thể mua chả quế ngoài hàng hoặc tự làm tại nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cách làm chả quế rất đơn giản nhưng hơi tốn thời gian, cho nên bạn cần làm sẵn và bảo quản trong tủ lạnh để tết dùng là vừa.

10. Trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo là món ngon ngày Tết hấp dẫn được nhiều gia đình yêu thích. Bạn cần ngâm trứng gà bình thường vào dung dịch gồm trà đặc, vôi, tro gỗ, muối,… Cần khoảng 3 tháng để trứng chín tới, lòng trắng chuyển sang màu đen/xám/xanh sẫm và trong veo như thạch. Trong khi lòng đỏ trứng lại có màu xanh đen mềm mại rất hấp dẫn.

11. Khô bò

Tết có đĩa bò khô nhâm nhi, uống bia uống rượu và trò chuyện thì còn gì tuyệt bằng. Vậy nên bạn hãy bắt đầu học làm khô bò ngày hôm nay để tầm 2 tháng nữa đem ra đón khách là vừa vặn.

12. Các loại thịt, rau củ ngâm mắm thơm lừng

Trong số những món ngon ngày Tết độc đáo của người Việt không thể thiếu những món thịt ngâm mắm, rau củ ngâm mắm. Điển hình nhất phải kể đến món thịt heo ngâm mắm, bắp bò ngâm mắm, tai heo ngâm và củ cải ngâm mắm. Ví dụ như món thịt heo ngâm mắm là món ăn đặc trưng trong ngày Tết ở miền Trung. Miếng thịt heo được ngâm đủ ngày tháng, mất đi những vị béo ngậy của mỡ, để lại miếng thịt cưng cứng, cắt mỏng ra ăn cùng bánh tráng và rau sống thì tuyệt khỏi phải bàn.

14. Thịt đông

Món thịt đông dễ làm, miếng thịt cắt ra trong veo, đẹp mắt, mát mát, ngọt ngọt cực kỳ hấp dẫn. Chính vì vậy, món thịt đông chưa bao giờ có thể thiếu trong cái tết truyền thống của người Việt.

15. Thịt kho tàu

Món thịt kho tàu ngon tuyệt, từng miếng thịt ngấn mỡ, thơm béo mà không ngậy, cắn ra là tan ngay trong miệng. Thêm những cái trứng gà ngấm vị mặn mà, bùi bùi nữa thì đúng là hơn cả tuyệt vời. Tùy theo khẩu vị của từng vùng miền mà cũng có cách nấu thịt kho tàu miền Bắc, thịt kho tàu kiểu miền Nam để hợp gu gia đình bạn nhé.

18. Các loại mứt [mứt dừa, mứt quất, mứt gừng,…]

Tết đâu thể thiếu những loại mứt ngon lành chiêu đãi khách khứa. Bạn có thể tìm hiểu và tự tay làm mứt gừng, mứt dừa, mứt cà rốt, mứt quất ngon tuyệt để dành sẵn từ trước Tết.

- Chân gà bóp muối và gừng, rửa sạch bằng nước nhiều lần cho hết mùi hôi. Luộc chân gà và để sôi trong khoảng 10 phút, khi đun mở nắp nồi, không luộc quá lâu.

- Chân gà chín, ngâm chân gà vào một chậu nước lạnh có pha chút giấm. Dùng dao nhọn và sắc khứa một dọc theo chân gà, dùng mũi dao lách riêng phần da, gân để giữ lại, còn xương bỏ đi.

- Ngó sen xé sợi, cà rốt bà sợi và cắt nhỏ các loại rau. Ngâm ngó sen vào thố, thêm giấm, đường, muối. Trộn vào cà rốt muối, giấm, đường.

- Tỏi, ớt giã nhuyễn. Pha nước mắm, đường và nước lọc. Khuấy đều cho đường tan, thêm tỏi ớt vào chén nước mắm.

- Ngó sen, cà rốt dùng tay vắt sạch nước, trộn với chân gà đã rút xương, thêm rau răm, húng lũi, nước mắm vắt vào vài giọt chanh. Đeo bao tay nylon, trộn đều, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị. Múc gỏi chân gà ngó sen. Trang trí đầu hành trắng thêm hấp dẫn.

chân gà - ​món ngon chống ngán ngày Tết

2. Gân bò trộn cóc non

Gân bò trộn cóc non đang là món ăn vặt khá hot trong thời gian gần đây, bởi độ cay độ giòn và độ chua ngọt vừa phải, khiến ai khi nếm thử lần đầu cũng muốn ăn hoài ăn hoài. Món gân bò trộn cóc non này rất thích hợp trên bàn nhậu của các anh ngày Tết, nhâm nhi một miếng gân bò, lâu lâu một miếng bia, thêm miếng cóc non giòn chua là nhức nhối rồi.

Nguyên liệu làm Gân bò trộn cóc non

  • 300g Gân bò trong
  • 300g Cóc non
  • 1/2 muỗng cà phê Muối
  • 10g Đầu hành lá
  • 70ml Nước mắm
  • 50ml Giấm
  • 70g Đường trắng
  • 10g Tỏi băm
  • 10g Gừng băm
  • 20g Sả
  • 10g Ớt băm
  • 10g Ớt bột

Hướng dẫn làm Gân bò trộn cóc non

- Gân bò khi mua thường đã được người bán luộc sơ, đem về sửa sạch lại với nước muối. Sau đó bắc nồi nước, thêm vào muối, cho gân bò vào luộc lại 30 phút cùng với đầu hành trắng.

- Gắp gân bò ra cho vào tô nước đá lạnh, ngâm 15 phút để gân bò được giòn hơn rồi cắt gân bò ra thành những miếng nhỏ vừa ăn.

- Pha nước mắm trộn gồm: nước mắm, giấm, đường cát, sả cắt lát, tỏi băm, gừng băm, ớt băm, ớt bột. Cho tất cả nguyên liệu vào một chén, khuấy đều.

- Cóc non ngâm nước muối, rửa sạch, cắt làm 4. Đổ gân bò vào thau cóc, rưới nước mắm trộn rồi dùng tay bóp đều để nước mắm được ngấm vào cóc và gân bò. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.

Món ăn này rất thích hợp để làm món ăn vặt cho chị em hoặc làm mồi nhậu cho cánh mày râu nhâm nhi trò chuyện.

gân bò - món chống ngán ngày Tết

3. Gỏi cuốn tôm thịt

Đây chính là món thường xuyên xuất hiện nhất trong ngày thường, thế nhưng đây cũng chính là món ăn “cứu rỗi” bao tử bạn trong những ngày Tết khi mà đầy ắp những món dầu mỡ. Gỏi cuốn tôm thịt dễ làm cực kỳ, làm thức ăn nhẹ hay ăn vặt cũng được, vừa ăn no căng bụng lại không ngán gì hết!

Nguyên liệu làm Gỏi cuốn tôm thịt

  • 200g Tôm tươi
  • 250g Thịt ba chỉ
  • 10 miếng Bánh tráng
  • 300g Bún tươi
  • 50g Húng quế
  • 20g Hẹ

Hướng dẫn làm Gỏi cuốn tôm thịt

- Rau húng quế và hẹ rửa và nhặt sạch, cắt bớt lá của hẹ. Còn tôm thì cho vào nồi nước sôi luộc chín, lột vỏ, xẻ làm đôi. Thịt ba chỉ cũng luộc chín với nước có cho vào một ít nước mắm, vớt ra để nguội rồi cắt mỏng.

- Bắt đầu cuốn gỏi, thấm hơi ướt bánh tráng, xếp từng lớp bún, tôm, thịt, rau sống vào, thêm hẹ trang trí rồi cuốn lại chặt tay. Có thể chấm gỏi cuốn với mắm nêm, tương đen, nước mắm chua ngọt đều được.

gỏi cuốn - món ăn ngày tết không ngán

Gỏi cuốn tôm thịt dùng làm món khai vị hoặc dùng ăn chơi, đổi bữa cho những ngày chán cơm đều tiện lợi vô cùng. Gỏi cuốn ít tinh bột và có thể cho nhiều rau nên không sợ tăng cân bạn nhé!

\>> Xem thêm: Cách làm Bò bía đơn giản

4. Cá chép om dưa

Làm món cá chép om dưa vào những ngày chán ăn ngày Tết quả là một ý tưởng không tồi, đây là món ngon phổ biến bên cạnh các món ăn đón Tết miền Bắc, mang hương vị chua thanh tự nhiên từ cải chua và cà chua, và hơn hết món ăn này rất bổ dưỡng cho sức khỏe của mọi người. Món cá chép om dưa này kết hợp với bún hay ăn cùng cơm đều rất ngon.

Nguyên liệu làm Cá chép om dưa

  • 1 con Cá chép [1kg]
  • 150g Dưa cải chua
  • 2 trái Cà chua
  • 100g Thịt ba chỉ
  • 50g Hành lá
  • 50g Thì là
  • 25g Hạt nêm
  • 1 muỗng canh Tiêu
  • 25ml Nước mắm
  • 20g Đường trắng
  • 5g Muối
  • 2 muỗng canh Dầu ăn
  • 15g Tỏi băm
  • 500ml Nước dùng gà

Hướng dẫn làm Cá chép om dưa

- Cá chép làm sạch vẩy, cắt vây, bỏ ruột và rửa sạch nhớt. Sau đó ướp cá chép với hạt nêm, tiêu xay và nước mắm trong 10 phút để hương vị cá được đậm đà.

- Làm nóng dầu ăn, cho 15gr tỏi băm vào phi vàng. Sau đó thêm thịt ba chỉ đã được cắt miếng nhỏ vào xào đều tay đến khi phần mỡ săn lại.Tiếp theo cho 2 quả cà chua cắt múi vào, xào đến khi cà chua chín và tiết ra màu đỏ đẹp.

- Thêm dưa cải chua, xào sơ trên chảo rồi nêm nếm với đường trắng, nước mắm, hạt nêm, muối, xào tiếp 5 phút cho cải chua và thịt ba chỉ thấm gia vị.

- Lúc này thêm nước dùng gà, đun đến khi nước dùng sôi thì nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi cho cá chép vào om. Nấu chín một mặt rồi trở mặt tiếp theo để cá chép chín đều. Cuối cùng là 2 thành phần tạo nên đặc trưng cho món ăn này đó là thì là và hành lá, cho vào rồi nhắc xuống dùng ngay khi cá còn nóng để hương vị món ăn được thơm ngon nhất nhé!

Khi ăn đến đâu thì cho thì là và hành lá đến đó để vừa tái là ăn được.

Cá om dưa - món ăn chống ngán ngày tết

5. Bắp bò ngâm mắm chua ngọt

Bắp bò ngâm mắm chua ngọt mà ăn kèm với củ kiệu trong những ngày Tết là hết ý. Từ giờ các chị em có thể bắt đầu chuẩn bị ngâm bắp bò trong mắm chuẩn bị cho Tết là vừa rồi đó, bắp bò được thấm đậm mắm chua chua ngọt ngọt, lại cắt lát mỏng ăn không ngán xíu nào luôn. Hãy cùng nhau thực hiện trong mùa Tết này nhé!

Nguyên liệu làm Bắp bò ngâm mắm chua ngọt

  • 300g Bắp bò có gân
  • 100ml Nước mắm
  • 100g Đường trắng
  • 45ml Giấm
  • 5g Gừng
  • 2 tép Tỏi đập dập
  • 1 cái Hoa hồi
  • 1 củ Tỏi
  • 4 nhánh Tiêu xanh
  • 5 trái Ớt

Hướng dẫn làm Bắp bò ngâm mắm chua ngọt

- Thịt bò rửa sạch, đem luộc với hoa hồi, tép tỏi đập giập, gừng cắt lát, giấm và nước lạnh đến khi chín mềm. Nhớ vớt bọt trong quá trình luộc.

- Sau khi thịt bò chín, bạn vớt ra, rửa qua nước lạnh rồi để bắp bò nguội ở nhiệt độ phòng.

- Đun nước mắm, đường, giấm với 1 chén nước đun sôi để nguội [khoảng 70-80ml] ở lửa vừa đến khi hỗn hợp nước mắm sôi thì tắt bếp. Để cho nước mắm thật nguội mới có thể dùng để ngâm được.

- Khi bắp bò và nước mắm nguội thì cho bắp bò vào hũ thủy tinh, thêm tỏi, ớt, tiêu xanh vào. Đổ nước mắm ngập thịt, dùng nắp đậy kín. Để ngoài nhiệt độ phòng trong 4-5 ngày là dùng được. Bảo quản trong tủ lạnh.

Món bắp bò ngâm nước mắm chua chua mặn ngọt rất phù hợp với bữa tiệc ngày Tết. Bắp bò ngâm nước mắm dùng kèm với kim chi, củ kiệu sẽ rất ngon nhé!

Bắp bò ngâm mắm - các món ăn chống ngán ngày Tết

6. Canh chua cá diêu hồng

Mùa Tết có ăn cơm với canh chua cá diêu hồng thì còn gì bằng, vừa đỡ ngán lại cực kỳ ngon mát. Món canh chua cá diêu hồng hội tụ đủ hương vị chua cay đậm đà, nhất là mùi tỏi phi làm nổi bật món canh chua cá diêu hồng hơn rất nhiều. Mâm cơm ngày Tết lần này nhất định hãy nấu món canh chua cá diêu hồng này bạn nhé!

Nguyên liệu làm Canh chua cá diêu hồng

  • 1 con Cá diêu hồng [1.2kg]
  • 80g Bạc hà
  • 100g Cà chua bi
  • 80g Thơm
  • 80g Đậu bắp
  • 50g Giá đỗ
  • 3 trái Ớt sừng
  • 10g Ngò om
  • 10g Ngò gai
  • 10g Hành lá
  • 150ml Nước cốt me
  • 50g Tỏi
  • 2 muỗng canh Dầu ăn
  • 80ml Nước mắm
  • 100g Đường trắng
  • 20g Hạt nêm

Hướng dẫn làm Canh chua cá diêu hồng

- Cá diêu hồng làm sạch vảy, cắt bỏ vây, mang và bỏ ruột rồi đem rửa sạch. Cắt cá ra thành 4 khúc.

- Bạc hà tước vỏ, cắt lát dày, cà chua bi cắt đôi, thơm cắt miếng vừa ăn, đậu bắp cắt bỏ cuốn và phần đầu nhọn, sau đó cắt đôi. Ớt cắt lát, hành lá, ngò gai, ngò om cắt khúc, giá rửa sạch để ráo nước.

- Làm nóng dầu ăn, cho tỏi băm vào phi vàng thơm. Vớt tỏi ra để riêng trong 1 chén. Cho 1/2 số cà chua bi vào nồi, xào cho cà mềm nhừ, tiếp theo đổ vào nồi nước, thêm cá diêu hồng, nấu cho cá chín rồi vớt cá ra để riêng. Thêm bạc hà, thơm, đậu bắp, 1/2 số cà chua bi vào nấu khoảng 5 phút cho nước sôi lại.

- Nêm nếm với nước mắm, đường, hạt nêm, nước cốt me.Thêm giá, ớt, hành ngò vào nồi cùng với tỏi phi lúc nãy, khuấy đều là hoàn tất.

Canh chua cá - món chống ngán ngày tết

Canh chua cá diêu hồng được nấu theo kiểu miền Nam hội tụ đủ hương vị chua cay ngọt đậm đà, mùi tỏi phi nổi bật làm cho món canh chua thơm ngon hơn rất nhiều.

\>> Xem thêm: Cách nấu Canh măng chua cá diêu hồng

7. Miến gà trộn

Đây là một kiểu biến tấu khác của miến gà, thay vì bạn cho nước ngập tô thì miến gà trộn chỉ cho một ít nước dùng, chút rau húng quế rồi trộn đều lên ăn thôi. Nhưng miến gà trộn rất dễ ăn, lại có nhiều rau nên bạn sẽ không hề cảm thấy bị ngán ngấy khi thưởng thức. Cùng nhau làm thử món này nhé!

Nguyên liệu làm Miến gà trộn

  • 1 con Thịt gà
  • 1 cây Hành lá
  • 10g Ngò rí
  • 10g Ngò tây
  • 100g Giá đỗ
  • 1 trái Chanh
  • 200g Miến
  • 2 muỗng canh Nước tương
  • 1/2 muỗng canh Nước mắm
  • 1 muỗng cà phê Bột ngọt
  • 1/2 muỗng cà phê Tiêu
  • 1/2 củ Hành tây
  • 1 miếng Gừng
  • 1/2 muỗng cà phê Hạt nêm

Hướng dẫn làm Miến gà trộn

- Rau húng quế, ngò rí, ngò ta, hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Gà làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng hạt nêm, hành tây và gừng đã nướng chín. Thịt gà luộc chín vớt ra nước đá lạnh cho da giòn, để ráo rồi lọc phần thịt, cắt/xé miếng mỏng.

- Pha nước trộn gồm: xì dầu, nước mắm, bột ngọt, tiêu, chanh, múc thêm vào đó 1 chút nước dùng gà. Hòa tan hỗn hợp.

- Giá đỗ và miến rửa sạch. Cho miến vào nồi chần với nước dùng gà. Giá cũng chần sơ với nước dùng. Để miến xuống dưới cùng, tiếp theo là giá, rồi đến thị gà, húng quế, hành lá, ngò. Sau cùng là rưới nước trộn vào. Vậy là đã có món miến trộn gà thơm ngon rồi đấy!

Miến gà - món ăn chống ngán ngày tết

8. Salad bắp cải cà rốt

Salad bắp cải cà rốt vừa có màu sắc, lại giòn giòn, hương vị mặn ngọt hòa quyện ăn rất ngon và vừa miệng. Món salad này ăn kèm với thịt gà sốt nước tương, cơm nóng thì còn gì tuyệt hơn. Đây chính là món rau bổ dưỡng chống ngán cho bữa cơm ngày Tết thêm hoàn hảo.

Nguyên liệu làm Salad bắp cải cà rốt

  • 300g Bắp cải
  • 70g Cà rốt
  • 100g Hành tây
  • 3 muỗng canh Sốt Mayonnaise
  • 1 muỗng canh Mù tạt
  • 1 muỗng canh Giấm
  • 1 muỗng canh Đường trắng

Hướng dẫn làm Salad bắp cải cà rốt

- Bắp cải và cà rốt thái sợi, hành tây thái lát. Sau đó cho bắp cải, cà rốt và hành tây trộn đều với một ít muối rồi vắt bớt nước.

- Cho sốt mayonnaise, mù tạt, đường, giấm vào trộn đều. Thêm bắp cải, cà rốt, hành tây đã vắt bớt nước vào tô sốt trộn đều là xong.

Món ăn ngon cho bữa cơm gia đình bạn bớt ngán ngấy đi nhiều.

Salad - món ngon chống ngán ngày tết

9. Thạch trái dừa

Sau các món ăn thì phải có tráng miệng đi kèm đúng không? Mùa Tết thì dừa chắc bạn mua về giải khát cũng như nấu ăn nhiều lắm nè, vì vậy hãy tận dụng chúng làm món thạch trái dừa thơm mát, vị thạch ngọt mạt, đi kèm nước cốt dừa béo ngậy đảm bảo không chỉ riêng người thân bạn mà các bé nhỏ ai cũng thích mê với món tráng miệng ngon tuyệt này!

Nguyên liệu làm Thạch trái dừa

  • 1 trái Dừa
  • 100ml Nước cốt dừa
  • 1 muỗng canh Đường trắng
  • 3g Bột bánh dẻo

Hướng dẫn làm Thạch trái dừa

- Dừa mua về các bạn cắt 1 miếng to tròn trên miệng quả dừa rồi đổ nước dừa ra nồi. Cho quả dừa vào ngăn mát tủ lạnh.

- Hòa nước dừa với bột thạch và đường, để thạch nở trong khoảng 10 phút. Cho nồi thạch lên bếp đun sôi. Thạch sôi 2-3 phút các bạn tắt bếp, múc thạch vào quả dừa. các bạn chỉ múc đầy khoảng 3/4 quả dừa thì dừng lại.

- Cho nồi thạch trở lại bếp, cho nước cốt dừa vào nấu cùng, thạch trong quả dừa se mặt, các bạn cho chỗ thạch cốt dừa lên trên cho đến khi đầy.

- Cho thạch dừa vào tủ lạnh trong khoảng 2h để thạch đông và mát lạnh thì bỏ ra thưởng thức. Vị thạch ngọt mát, thơm mùi nước cốt dừa.

rau câu - món ăn chống ngán ngày tết

10. Salad gà ngọt mát

Nếu nhà còn gà mà hết làm gỏi lại làm cháo, ăn bóp thấu không thì quá chán đúng không? Vậy thì hãy thử ngay công thức làm Salad gà ngọt mát này, thịt gà dai thơm, thái sợi nhỏ trộn cùng rau xà lách tươi ngon hấp dẫn nhé, đây là món salad có thể dùng làm món chính cho bữa cơm gia đình hoặc bữa sáng đều hợp hết, không những vậy lại không gây ngán cho ngày Tết ngập tràn dầu mỡ.

Nguyên liệu làm Salad gà ngọt mát

  • 450g Thịt gà rút xương
  • 1 cây Xà lách
  • 30ml Rượu ngoại
  • 1/3 muỗng cà phê Muối
  • 1/4 muỗng cà phê Tiêu
  • 15ml Nước tương
  • 5g Đường trắng
  • Tương đậu đen
  • 2 muỗng cà phê Gừng băm
  • 1 cây Hành lá
  • 1 trái Ớt
  • 1 muỗng cà phê Mè trắng

Hướng dẫn làm Salad gà ngọt mát

- Thịt gà rửa sạch, để ráo rồi ướp thịt với muối, tiêu và rượu gia vị, bỏ vào nồi hấp khoảng 10 phút thì lấy ra để nguội.

- Trộn đều nước dùng, nước tương, đường, tương đậu cay, 2 gừng băm và hành lá cắt nhỏ để làm sốt trộn salad. Xà lách rửa sạch, cắt nhỏ, cho lên đĩa, xếp thịt gà hấp lên trên, rưới sốt trộn salad lên trên, rắc thêm hạt mè và ớt rồi thưởng thức.

Salad gà ngọt mát với thịt gà dai thơm, thái sợi nhỏ trộn cùng rau xà lách tươi ngon hấp dẫn. Món salad có thể dùng làm món chính cho bữa cơm hay món ăn sáng đều hợp.

Chủ Đề