Hướng dẫn thủ tục xuất thẩu thức ăn chăn nuôi

© 2005 - 2024 Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật

Địa chỉ: Tòa nhà A3, số 10 đường Nguyễn Công Hoan, TP Hà Nội, Việt Nam

Email: [email protected]

Điện thoại: (084) 024-37344764; 32444150.

Website: http://www.spsvietnam.gov.vn/

Fax: (084) 024-373 49019

Cổng thông tin được xây dựng với hỗ trợ của Dự án EU-MUTRAP do Liên minh châu Âu tài trợ

Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, có dự định xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Campuchia. Công ty có phải gắn nhãn phụ lên bao bì sản phẩm không? Nếu có thì sẽ bằng ngôn ngữ nào? Xin cho hỏi trình tự, thủ tục để xuất khẩu hàng hóa?

1/ Về nhãn hàng hóa xuất khẩu:

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định về việc ghi nhãn hàng hoá đề nghị công ty thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày ngày 14/04/2017 của Chính phủ quy định:

"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

2. Những hàng hóa sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:

...

  1. Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;."

Đề nghị Công ty đối chiếu quy định nêu trên để thực hiện, ngôn ngữ ghi trên nhãn hàng hóa được quy định tại về việc ghi nhãn hàng hoá đề nghị công ty thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

2/ Chính sách hàng xuất khẩu:

Thức ăn chăn nuôi cho cá không thuộc diện cấm xuất khẩu, xuất khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác. Công ty cần lưu ý thêm các quy định sau:

- Căn cứ Điều 10 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ quy định:

“Điều 10. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân xuất khẩu thức ăn chăn nuôi phải tự xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý để bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất và đáp ứng theo yêu cầu của nước nhập khẩu và pháp luật Việt Nam”.

- Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

“Điều 8. Hình thức và đối tượng kiểm tra chất lượng

1. Kiểm tra theo quy định, áp dụng cho:

  1. Thức ăn chăn nuôi xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu kiểm tra, xác nhận hoặc chứng nhận chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam;”

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu Công ty nên liên hệ với đối tác nơi nhập khẩu để kiểm tra xem nước nhập khẩu có yêu cầu phải kiểm tra chất lượng hay không để bổ sung hồ sơ cho phù hợp, tránh bị trả lại hàng hoá sau khi đã xuất khẩu.

1. Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

2. Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn:

  1. Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
  1. Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu."

Đề nghị Công ty đối chiếu quy định nêu trên để thực hiện.

2/ Chính sách hàng xuất khẩu:

Thức ăn chăn nuôi cho cá không thuộc diện cấm xuất khẩu, xuất khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác. Công ty cần lưu ý thêm các quy định sau:

- Căn cứ Điều 10 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ quy định:

“Điều 10. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi

Tổ chức, cá nhân xuất khẩu thức ăn chăn nuôi phải tự xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý để bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất và đáp ứng theo yêu cầu của nước nhập khẩu và pháp luật Việt Nam”.

- Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

“Điều 8. Hình thức và đối tượng kiểm tra chất lượng

1. Kiểm tra theo quy định, áp dụng cho:

  1. Thức ăn chăn nuôi xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu kiểm tra, xác nhận hoặc chứng nhận chất lượng bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam;”

Trước khi làm thủ tục XK Công ty nên liên hệ với đối tác nơi NK để kiểm tra xem nước NK có yêu cầu phải kiểm tra chất lượng hay không để bổ sung hồ sơ cho phù hợp, tránh bị trả lại hàng hoá sau khi đã XK.

3/ Mã HS:

- Căn cứ vào Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).

- Căn cứ vào Biểu thuế xuất nhập nhập khẩu ưu đãi 2014 ban hành theo Thông tư 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, thì mặt hàng:

+ Thức ăn cho cá có thể tham khảo phân loại mã HS 2309; tuỳ theo thành phần, công dụng của từng loại thức ăn thực tế mà có mã số HS chi tiết phù hợp; thuế suất thuế XK 0%..

Lưu ý: Căn cứ Khoản 2 Điều 2, Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính quy định:

2. Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm).