Huyện vĩnh thạnh bình định bao nhiêu khu phố năm 2024

(Xây dựng) – Những ngôi nhà mái ngói thay dần những mái tranh, vách nứa cùng với đó là hệ thống kênh mương kiên cố, hệ thống giao thông được bê tông hóa, những thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư xây dựng… đang dần đổi thay bộ mặt của huyện miền núi Vĩnh Thạnh. Nơi đây được xem là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Bình Định với 12 dân tộc anh em sinh sống.

Huyện vĩnh thạnh bình định bao nhiêu khu phố năm 2024
Nhiều ngôi nhà được xây dựng kiên cố giúp bà con ổn định cuộc sống.

Vĩnh Thạnh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có địa hình tương đối phức tạp. Dân cư phân bố thưa thớt, sinh sống rải rác dọc 02 bờ sông Kôn. Hiện, huyện Vĩnh Thạnh có hơn 3.000 hộ nghèo và khoảng 1.300 hộ cận nghèo, trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số khoảng 1.700 hộ, chiếm 58%.

Trong những ngày cuối năm, chúng tôi đến với khu phố Kon Kring, một trong những địa bàn khó khăn thuộc thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh.

Những năm trước đây cứ vào mùa mưa lũ, bà con nơi đây phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì dòng nước lũ từ trên núi tràn xuống gây sạt lở, sói mòn đất sản xuất và ngập cục bộ.

Đến năm 2022, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi (còn gọi là Chương trình 1719), huyện Vĩnh Thạnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống thoát nước khu dân cư với nguồn kinh phí hơn 1,7 tỷ đồng.

Hệ thống mương nước mới đã giúp bà con khu phố Kon Kring điều chỉnh dòng chảy trong mùa mưa lũ nhằm khắc phục tình trạng ngập lụt cục bộ, hạn chế sự sạt lở, xói mòn đất. Công trình được đưa vào sử dụng đã giúp người dân an tâm định canh, định cư.

Ông Đinh Văn Đông, Trưởng Khu phố Kon Kring chia sẻ: “Trước khi chưa có kênh mương, lũ lụt tràn lan hết, nhất là tháng 11, 12 nước thường dồn rất nhiều. Nhưng kể từ khi có kênh mương này, mùa mưa vừa rồi, nước lũ đã giảm hẳn, người dân không còn lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ về. Bản thân tôi cũng như bà con khu phố rất cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư kênh mương”.

Theo ông Võ Trọng Duy, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Thạnh, mục tiêu của công trình sau khi hoàn thành sẽ giúp cải thiện, gia cố lại phần sạt lở do mùa mưa lũ trước và nhằm ổn định cho nhà ở xung quanh. Đồng thời tạo ra mặt bằng để sau này Ủy ban thị trấn sẽ quy hoạch đất ở cho bà con, thực hiện rà soát lạ theo dự án 1, những hộ dân thiếu đất ở sẽ bố trí đất ở cho bà con trong thời gian sắp tới.

Huyện vĩnh thạnh bình định bao nhiêu khu phố năm 2024
Nhiều công trình thiết yếu được kiên cố hóa phục vụ người dân huyện miền núi.

Cùng việc đầu tư hệ thống mương nước thoát lũ và điều tiết nước cho vùng hạ lưu, những năm qua, huyện Vĩnh Thạnh luôn chú trọng đầu tư và huy động sức dân xây dựng, hoàn thiện hệ thống các thiết chế văn hóa cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Đơn cử như công trình nhà rông văn hóa khu phố Kon Kring được đầu tư xây dựng năm 2020 từ nguồn vốn ngân sách huyện, với kinh phí gần 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nhà rông có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp. Bằng nguồn vốn của dự án 4 trong chương trình 1719, huyện Vĩnh Thạnh đã tiến hành duy tu, sửa chữa nhà rông.

Huyện vĩnh thạnh bình định bao nhiêu khu phố năm 2024
Nhà rông khu phố Kon Kring được duy tu, sửa chữa.

Giờ đây, nhà rông đã được tu bổ khang trang, sạch, đẹp, tạo điều kiện cho bà con có nơi hội họp, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao… Qua đó, cộng đồng dân cư thêm phần gắn kết, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Ông Võ Trọng Duy, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vĩnh Thạnh cho biết: “Ngoài công trình cống thoát nước, Ủy ban thị trấn đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho nhà rông khu phố như tường rào, cổng ngõ, mặt bằng, sân thể thao. Cùng với đó, quan tâm đến các đường sản xuất vào các điểm sản xuất cho bà con để bà con thuận lợi hơn trong quá trình vận chuyển nông sản”.

Thông qua việc triển khai các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con khu vực miền núi, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

“Chương trình đã mang lại sức sống và bộ mặt mới cho bà con ở miền núi, vùng sâu vùng xa, bà con rất phấn khởi”, ông Lê Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh chia sẻ.

Hai năm qua, với nguồn vốn hơn 16 tỷ đồng từ dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đã thực hiện 28 công trình và duy tu, sửa chữa 8 công trình thiết yếu nhằm phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng dân tộc thiểu số và miền núi. Kết quả, huyện đã giải ngân khoảng 6,4 tỷ đồng đạt 37,2% kế hoạch.