Khả năng ăn mòn kim loại khi ph bao nhiêu

Ắt hẳn nhiều người đã nghe nói độ PH ở đâu đó, Trong chương trình học phổ thông ít nhiều chúng ta cũng được biết về vấn đề này. vậy độ PH trong nước ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của chúng ta, bài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn:

Chi tiết kim loại bị ăn mòn

pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước. Thang pH chỉ từ 0-14; Về lý thuyết, nước có pH = 7 là trung tính. Khi pH 7, nước lại mang tính kiềm. Thang tính pH là một hàm số Logarrit. Ví dụ pH = 5 có tính a xit cao gấp 10 lần pH = 6, gấp 100 lần so với pH = 7. pH ảnh hưởng đến vị của nước.

Nước mang tính A xit (pH thấp) thường do các nguyên nhân địa lý gây ra, ví dụ như mưa a xít, Người ta thường đo độ pH của nguồn nước để:

  • Đánh giá khả năng ăn mòn kim loại đối với đường ống, các vật chứa nước.
  • Đánh giá nguy cơ các kim loại có thể hoà tan vào nguồn nước như chì, đồng, sắt, cadmium, kẽm… có trong các vật chứa nước, trong đường ống.
  • Tiên liệu những tác động tới độ chính xác khi sử dụng các biện pháp xử lý nguồn nước. Các quy trình xử lý, thiết bị xử lý thường được thiết kế dựa trên pH giả định là trung tính (6 – 8). Do đó, người ta thường phải điều chỉnh pH trước khi xử lý nước.

Khả năng ăn mòn kim loại khi ph bao nhiêu

Độ PH trong nước sinh hoạt là bao nhiêu?

pH có ảnh hưởng tới sức khoẻ?

Trong nước uống, pH hầu như rất ít ảnh hưởng tới sức khoẻ, trừ khi cho trẻ nhỏ uống trực tiếp, trong thời gian tương đối dài (ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá). Tuy nhiên tính a xít (hay tính ăn mòn) của nước có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa, gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Các dấu hiệu của pH thấp

Thường dễ thấy nhất là các vết mờ màu xanh rêu trên các vật chứa bằng đồng, các vết nâu đỏ trên các vật bằng sắt thép. Dấu hiệu khó thấy hơn là các vật dụng kim loại bị mòn dân.

Các dấu hiệu của pH cao

Nguồn nước có độ PH cao khi đun sẽ có cặn dưới đáy bình đun, ph cao sử dụng lâu ngày dễ bị bệnh sỏi thận.

Xét nghiệm pH của nước giếng

bộ loc trung hoà pH

Với các dụng cụ đo đạc tinh xảo, các phòng thí nghiệm sẽ cho kết quả chính xác nhất. Hãy tuân thủ chỉ dẫn của phòng thí nghiệm để việc lấy mẫu không bị sai lệch. Các dụng cụ cầm tay, các bộ thử nhanh chỉ có thể cho ra các con số tương đối. Thietbiloc.com thường không tự làmxét nghiêm trước khi xử lý nước.

Điều chỉnh pH

Bộ lọc trung hoà pH

Nếu pH không quá thấp, có thể dùng các bộ lọc nước bằng coposite có vật liệu chính là Calcite (từ đá vôi) hoặc magnesia (magnesium oxide) để nâng pH. Bộ lọc kiểu này có khả năng lọc cặn nên cần thường xuyên rửa ngược, tránh gây tắc nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần. Vì thế nên thường xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ.

Phương pháp này thường làm tăng lượng can xi và làm cho nước bị cứng hơn. Do đó cần theo dõi độ cứng để có phương pháp điều chỉnh thích hợp. Nếu độ cứng quá cao, lại cần phải làm mềm. Muốn vật liệu sử dụng lâu bền hơn, nên trang bị thêm hệ thống lọc thôphía trước.

Điều chỉnh pH bằng hoá chất

Khả năng ăn mòn kim loại khi ph bao nhiêu
bơm định lượng hoá chất

Với quy mô lớn hoặc khi pH quá thấp, thietbiloc.com thường dùng bơm định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm sẽ được tính toán dựa trên thực tế, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, dộ pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn, việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda, hypochlorite sẽ phức tạp hơn. Trong một số trường hợp, thietbiloc.com có thể sẽ dùng Kali để nâng pH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

pH là một chỉ số để đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong một dung dịch bất kỳ nào đó. PH được rất nhiều thuật ngữ khác nhau mô tả: “pondus hydrogenii” – Tiếng La tinh, “pouvoir hydrogène” – Tiếng Pháp, “hydrogen power”, “power of hydrogen” hoặc “potential of hydrogen” – Tiếng Anh.

Một dung dịch mang tính axit khi các lượng ion H+ nhiều và hoạt động mạnh và mang tính bazơ khi lượng ion H+ thấp. Dung dịch trung tính khi ion (H+) cân bằng với lượng hydroxit (OH-).

Từ 0-14 chính là chỉ số thang đo pH trong một dung dịch. Với độ pH khoảng 0pH>7 thì dung dịch đó có tính bazơ.

Không chỉ trong dung dịch mà mỗi môi trường đều có độ pH nhất định.

Khả năng ăn mòn kim loại khi ph bao nhiêu
Khái niệm độ Ph và cách xác định độ Ph trong nước

Độ pH trong cơ thể – Tầm quan trọng của chúng

Cơ thể người từ khi được sinh ra đã mang tính kiềm (độ pH từ 7.3-7.4). Mọi tế bào trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng trực tiếp từ độ pH, độ pH thay đổi các chức năng của cơ thể ( thần kinh, bộ não, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàm hệ hô thấp) cũng thay đổi.

Do rất nhiều lý do mà cơ thể người chúng ta trở lên axit hóa gây lên rất nhiều bệnh mãn tính: tiểu đường, ung thư, tim mạch, dạ dày, đột quỵ…

Kiềm hóa chế độ ăn uống của bạn và uống nước kiềm sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đã nguy cơ mắc các bệnh và tình trạng sức khỏe được cải thiện hơn.

Độ pH trong nước.

1. Ảnh hưởng của độ pH trong nước

  • Với độ pH thấp, nước sẽ có vị chua, có tính axit nên có thể ăn mòn thiết bị kim loại hoặc làm hỏng ốn nước.
  • Với độ pH cao, nước sẽ có tính kiềm, làm café đắng hơn, cáu cặn trong hệ thống ống, làm giảm hiệu quả của máy làm nóng nước.
  • Độ PH của nước sinh hoạt an toàn để ăn uống theo quy chuẩn VN quy định là 6,5 – 8,5.

2. Xác định độ pH trong nước để làm gì?

Vì nước có tính axit cao do độ pH thấp nên người ta đo độ pH trong nước để:

  • Xác định khả năng ăn mòn kim loại với các vật chứa nước và đường ống nước.
  • Xác định nguy cơ có thể hòa tan các kim loại vào nguồn nước như sắt, đồng, chì, kẽm, cadmium…có trong đường ống và các vật chứa nước.
  • Tiên lượng những tác động tới độ chính xác trong khi xử lý nguồn nước bằng các biện pháp khác nhau.
    Khả năng ăn mòn kim loại khi ph bao nhiêu
    Độ PH trong nước được xác định và điều chỉnh bằng cách nào?

3. Các xác định độ pH trong nước:

1. Sử dụng giấy qùy

Sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết tính axit hoặc tính kiềm của dung dịch nào đó là cách pHổ biến nhất. Giấy quỳ tím hóa đỏ khi dung dịch có tính axit và hóa xanh khi có tính kiềm.

Mức độ xanh hay đỏ của quỳ tím pHụ thuộc hoàn toàn vào độ pH của dung dịch đó. Sau khi quỳ tím đổi màu hãy so sánh với bảng màu để biết được độ pH của dung dịch.

Qùy tím có cách làm đơn giản, dễ sử dụng và hiệu quả nhanh để tìm ra độ pH nhưng độ chính xác không được đánh giá cao.

2. Sử dụng chất chỉ thị màu

Cách làm đơn giản tiếp theo là sử dụng chất chỉ thị màu. Với 2 màu trắng và hồng, chất chỉ thị màu dùng để xác định dung dịch độ pH có trong khoảng từ 8-10, <8 thì có màu trắng, >8 thì có màu hồng. Để sử dụng chất chỉ thị màu một cách có hiệu quả, người ta kết hợp cùng một cùng nhiều chỉ thị có khoảng chuyển màu kế tiếp nhau. Khi đó mỗi giá trị pH sẽ ứng với một tổ hợp của nhiều màu. Càng nhiều chỉ thị thì xác suất các tổ hợp màu đó trùng nhau càng ít, pH đo được càng chính xác. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ mang tính tương đối khi chúng ta nhận biết kết quả bằng mắt thường.

3. Sử dụng máy đo độ pH

Máy đo độ pH, bút đo pH là những thiết bị giúp người dùng xác định độ pH trong nước hiệu quả nhất. Phương pháp này vừa thuận tiện, có độ chính xác cao và thời gian ra kết quả nhanh chóng.

Thiết kế nhỏ, gọn giúp bạn dễ dàng mang đi đo ở khắp nơi, khắp địa hình. Với thang đo rộng, đo được các dạng mẫu khó, không thải bỏ các chất độc hại ra môi trường, việc kiểm định máy dễ dàng bằng cách dùng dung dịch chuẩn để hiệu chuẩn.

Có 3 loại máy do pH phổ biến hiên nay:

– Máy đo pH để bàn: Được dùng trong phòng thí nghiệm có thể đo được nhiều thông số với chức năng tự động bù nhiệt và tự động hiệu chuẩn . – Máy đo pH cầm tay: Có thể thao tác một cách nhanh gọn do máy được thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt trong mọi thao tác đo. – Bút đo độ pH: nhỏ gọn nhất, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than đều được, bên cạnh đó là khả năng nổi lên trên mặt nước, giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng.

Khả năng ăn mòn kim loại khi ph bao nhiêu
Đo độ pH trong nước bằng thiết bị đo chính hãng

4. Cách điều chỉnh độ pH trong nước

1. Cách tăng độ pH trong nước

  • Dùng bộ lọc chứa vật liệu lọc có thành phần Mgo+ hoặc canxi cacbonat để loại bỏ các hạt rắn từ nước để tăng tính kiềm cho nước. Tuy nhiên không nên dùng quá nhiều vì làm tăng độ cứng của nước.
  • Dùng nước soda và xút (NaOH) làm tăng độ pH trong nước về gần mức trung tính. Khi sử dụng phải bố trí và cần đảm bảo quạt thông gió hoạt động tốt để tránh hít phải, luôn luôn có đồ bảo hộ khi sử dụng phương pháp này.
  • Dùng thiết bị làm thoáng cưỡng bức để giải phóng khí CO2 hòa tan trong nước

Xem thêm: Hạt nâng pH FloMag

2. Cách giảm độ pH

  • Pha loãng axit cacbonic, axit clohydric, axit sunfuric sau đó bổ sung từ từ vào nước, không được thêm nước vào axit. Sử dụng hệ thống khử kiềm giúp loại bỏ độ kiềm của nước, an toàn cho người dùng, dễ vận hành tuy nhiên chi phí khá cao.