Khai hóa và bảo hộ là gì

Nhãn hiệu là gì? Vì sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? [Ảnh minh họa]

1. Nhãn hiệu là gì?

- Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 [sau đây được gọi là Luật Sở hữu trí tuệ], nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

- Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,...chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,... đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

2. Quyền đăng ký nhãn hiệu

Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;

Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

- Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

- Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

4. Vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

- Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

- Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.

- Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Nhật Anh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Dùng lịch sử để làm nên lịch sử

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Lời dạy của Bác cho thấy lịch sử có vai trò rất quan trọng. Việc sử dụng tri thức lịch sử để lập luận, khẳng định tính tất yếu của độc lập, chủ quyền dân tộc và tự do, hạnh phúc cho nhân dân trong “Tuyên ngôn Độc lập” là một minh chứng.

Cơ sở pháp lý từ lịch sử thế giới

Mở đầu “Tuyên ngôn Độc lập”, Bác đã hết sức tài tình khi sử dụng hai đoạn trích dẫn hết sức cô đọng, quan trọng, đắt giá của hai bản tuyên ngôn trong lịch sử.

Với Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Không dừng lại ở đó, Người còn suy rộng ra thành chân lý thời đại mới: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Còn với Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng tư sản Pháp năm 1791 là: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 2-9-1945. Ảnh tư liệu

Với bằng chứng đanh thép từ những dữ liệu lịch sử quan trọng này, không ai có thể bác bỏ được các quyền con người và quyền dân tộc của Việt Nam. Trước hết, trong lịch sử thế giới cận đại, hai bản Tuyên ngôn này là thành quả của hai cuộc cách mạng lớn nổ ra và thành công ở châu Âu và châu Mỹ. Đó là cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ [1776] và Đại Cách mạng tư sản Pháp [1789]. Do đó, dùng hai bản tuyên ngôn điển hình, nổi tiếng của hai cuộc cách mạng giành độc lập, tự do trong lịch sử để khẳng định chân lý hiển nhiên, tất yếu của độc lập dân tộc và các quyền cơ bản của con người Việt Nam là “bằng chứng không ai có thể chối cãi được”.

Thêm vào đó, những dữ liệu lịch sử này còn cực kỳ đắt giá vì đối tượng cần khẳng định là thực dân kiểu cũ [Pháp] và thực dân kiểu mới [Mỹ]. Pháp và Mỹ lúc này là hai đối tượng chính đang có âm mưu, ý đồ quay lại xâm lược hoặc áp đặt ý chí lên chế độ chính trị của Việt Nam. Vì thế, chọn lịch sử của Pháp và Mỹ để khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam là cực kỳ sáng suốt.

Ngoài ra, chọn lịch sử Mỹ còn “cực kỳ cao cờ” vì Mỹ thuộc phe Đồng Minh, nước lớn đứng đầu phe đế quốc chủ nghĩa vừa thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. Điều đó cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức nhạy cảm về chính trị và cực kỳ tinh tế trong xử lý các mối quan hệ ngoại giao lúc này. Với cách lựa chọn này ngay cả người Mỹ cũng phải ngỡ ngàng và tất nhiên là không thể chối cãi được.

Bản án đanh thép từ thực tiễn lịch sử dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà sử học thiên tài. Với lịch sử thế giới cận đại, Người chọn hai bản tuyên ngôn của hai cuộc cách mạng điển hình, ở hai châu lục gắn với các quốc gia có vị thế, ảnh hưởng và đang liên quan trực tiếp đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam. Với lịch sử dân tộc, Người đã chọn những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của lịch sử Việt Nam cận hiện đại để lên án, vạch trần bản chất của thực dân Pháp, phát xít Nhật và triều đình phong kiến.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Với khả năng khái quát cao độ, lời lẽ ngắn gọn, xúc tích... Người đã vạch trần bộ mặt thật của thực dân Pháp; chỉ rõ cái gọi là “khai hóa văn minh” mà bọn thực dân Pháp thường rêu rao ở cả chính quốc và thuộc địa để che đậy cho hành vi xâm lược, vô nhân đạo của chúng: “bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.

Người cũng khái quát cao độ: Thực dân Pháp đã thực hiện các chính sách đàn áp, thống trị hết sức dã man, trên tất cả các mặt: Về kinh tế thì độc quyền; về chính trị thì chuyên chế, chia để trị; về văn hóa thì dùng chính sách nô dịch, ngu dân...

Bằng thực tiễn giai đoạn 1940 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định rõ bản chất hèn mạt của thực dân Pháp khi hai lần quỳ gối đầu hàng dâng nước ta cho Nhật [phe Phát xít] và vô nhân đạo khi sát hại cả tù nhân bị giam trong tù... Đồng thời, khẳng định rõ Việt Nam đã gan góc đứng về phe Đồng Minh ngay từ đầu và bản chất nhân đạo khi đối xử rất tốt với tù nhân.

Như vậy, bằng kiến thức lịch sử, với những sự kiện đắt giá, đặc sắc của lịch sử thế giới cận đại và lịch sử Việt Nam cận hiện đại đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng thành những luận cứ đanh thép để khẳng độc lập, chủ quyền dân tộc và các quyền cơ bản mà nhân dân Việt Nam tất yếu phải được hưởng và không ai có quyền xâm phạm: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”.

Dân ta phải biết sử ta

Phương pháp sử dụng kiến thức lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Tuyên ngôn Độc lập” cho chúng ta nhiều bài học hết sức quý báu.

Một là, “dân ta phải biết sử ta”. Tức là, mỗi người dân Việt Nam phải có nghĩa vụ, trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu thật sâu sắc, tường tận lịch sử dân tộc mình. Chỉ có như vậy chúng ta mới đủ tri thức để chống lại những luận điệu của các thế lực thù địch đang hàng ngày, hàng giờ xuyên tạc, bóp méo lịch sử, chống phá chúng ta.

Mỗi người dân Việt Nam phải có nghĩa vụ, trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu thật sâu sắc, tường tận lịch sử dân tộc mình để chống lại những luận điệu của các thế lực thù địch. Trong ảnh: Thí sinh tham gia cuộc thi “Ánh sáng soi đường” do Tỉnh đoàn tổ chức. Ảnh: N.V.TRANG

Thứ hai, hiểu biết lịch sử phải toàn diện, cả lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Trên cơ sở đó, chúng ta mới có những dữ liệu lịch sử để khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước ta trong tình hình mới. Đặc biệt là câu chuyện về Biển Đông đã và đang đặt ra trong những năm vừa qua.

Thứ ba, phương pháp sử dụng tri thức lịch sử. Học tập Bác không chỉ “ôn cố tri tân” mà quan trọng hơn phải biết chắt lọc những tri thức, sự kiện lịch sử đắt giá sử dụng tuyên truyền trong nước cũng như đấu tranh ngoại giao. Có như vậy, chúng ta mới phát huy được sức mạnh to lớn của lịch sử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện.

Thứ tư, hiểu biết lịch sử còn để tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc nói chung, lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng. Từ đó, thêm yêu Tổ quốc, tin tưởng, đóng góp hết sức mình vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng đã và đang lãnh đạo. Như chủ đề Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định rõ: “... khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại [...] xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng XHCN”.

LÊ VĂN MINH

Chủ Đề