Khi đục gần đứt ta phải làm như thế nào

Trả lời câu hỏi Bài 21 trang 70 Công nghệ 8: Em có nhận xét gì về lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại? Giải thích sự khác nhau giữa 2 lưỡi cưa

Trả lời:

- Lưỡi cưa gỗ có răng thưa và kích thước răng lớn.

- Lưỡi cưa kim loại răng dày và kích thước răng bé.

- Có sự khác nhau giữa 2 lưỡi cưa vì độ cứng của gỗ nhỏ hơn kim loại

Trả lời câu hỏi Bài 21 trang 71 Công nghệ 8: Quan sát hình 21.1b, hãy mô tả cách chọn chiều cao của êtô

Trả lời:

Chọn chiều cao của ê tô sao cho khi tay ta để đúng kĩ thuật thì cánh tay bàn tay và lưỡi cưa phải theo 1 đường thằng

Trả lời câu hỏi Bài 21 trang 72 Công nghệ 8: Quan sát hình 21.4, em hãy mô tả cách cầm đục và cầm búa

Trả lời:

Cách cầm đục và cầm búa

- Thuận tay nào cầm búa tay đó, tay kia cầm đục

Cách cầm đục: Đặt phần thân đục vào khe tay giữa ngón cái và ngón trỏ cách đầu mút đập búa khoảng 20-30mm.Các ngón tay ôm lấy thân đục thoả mái, không nên cầm đục quá chặt hoặc quá lỏng. Không ôm đục vào long bàn tay như hình b.Các ngon tay giữ sao cho đục hơi choãi ra với góc α lớn hơn 90°, không cầm đục dựng đứng

Cách cầm búa:

- Các ngón tay nắm chặt vừa phải, ngón tay út cách đuôi cán búa khoảng 20-30mm.Khi cầm búa bón ngón tay nắm lấy cán búa và ép sát nó vào lòng bàn tay. Ngón tay cái đặt lên ngón trỏ và tất cả ngón tay ép sát vào nhau. Vị trí của các ngón tay với cán búa không thay đổi trong quá trình vung búa cũng như đập búa

Câu hỏi & Bài tập

Câu 1 trang 73 Công nghệ 8: Hãy nêu tư thế đứng và các thao tác cơ bản khi cưa kim loại

Trả lời:

- Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoả mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bản kẹp êtô được xác định như sau:

   + Bàn chân trái hợp với êtô một góc 75º

   + Bàn chân phải hợp với chân trái một góc 75º

   + Đường thẳng đi qua tâm 2 gót chân hợp với tâm dọc êtô 1 góc 45º

- Thao tác khi cưa: kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi cắt cưa về, tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc

Câu 2 trang 73 Công nghệ 8: Hãy nêu kĩ thuật cơ bản khi đục kim loại.

Trả lời:

  Kĩ thuật cơ bản gồm:

   Cách cầm đục và búa: -Thuận tay nào cầm búa tay đó, tay kia cầm đục

  - Cách cầm đục: Đặt phần thân đục vào khe tay giữa ngón cái và ngón trỏ cách đầu mút đập búa khoảng 20-30mm.Các ngón tay ôm lấy thân đục thoả mái, không nên cầm đục quá chặt hoặc quá lỏng. Không ôm đục vào long bàn tay như hình b.Các ngon tay giữ sao cho đục hơi choãi ra với góc α lớn hơn 90º, không cầm đục dựng đứng

  - Cách cầm búa:

   + Các ngón tay nắm chặt vừa phải, ngón tay út cách đuôi cán búa khoảng 20-30mm.Khi cầm búa bón ngón tay nắm lấy cán búa và ép sát nó vào lòng bàn tay. Ngón tay cái đặt lên ngón trỏ và tất cả ngón tay ép sát vào nhau. Vị trí của các ngón tay với cán búa không thay đổi trong quá trình vung búa cũng như đập búa

  Tư thế đục: -Tư thế đứng: Đứng thẳng, thoả mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bản kẹp êtô được xác định như sau:

  + Bàn chân trái hợp với êtô một góc 70º

  + Bàn chân phải hợp với chân trái một góc 70º

  + Đường thẳng đi qua tâm 2 gót chân hợp với tâm dọc êtô 1 góc 45º

   Cách đánh búa:

   + Bắt đầu đục: để lưỡi đục sát vào mép vật, cách mặt trên của vật từ 0.5-1mm

   + Đánh búa nhẹ nhàng để đục bám vào vật khoảng 0.5mm

   + Nâmg đục để đục nằm ngang một góc 30-35° và đánh búa mạnh và đều

   + Chặt đứt thì đặt đục vuông góc với mặt nằm ngang

   + Kết thúc đục: đục gần đứt giảm dần lực đánh búa

Câu 3 trang 73 Công nghệ 8: Để đảm bảo an toàn khi cưa và đục, em phải chú ý những điểm gì?

Trả lời:

- Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt

- Không dùng đục bị mẻ

- Kẹp vật vào êto phải đủ chặt

- Phải có lưới chắn phoi

- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa vị mạt cưa dễ bắn vào mắt

Bài 21 CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI Hiểu được ứng dụng của phương pháp cưa và đục. Biết các thao tác cơ bản về cưa, đục kim loại. Biết được quy tắc an toàn trong quá trình gia công. - CẮT KIM LOẠI BẰNG CƯA TAY Khái niệm Cắt kim loại bằng cưa tay là một dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu. Cắt bằng cưa tay nhằm cắt kim loại thành từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh... Hình 21.la là cấu tạo cưa tay. Em có nhận xét gì về lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại ? Giải thích sự khác nhau giữa hai lưỡi cưa. Kĩ thuật cưa Chuẩn bị Lắp lưỡi cưa vào khung cưa sao cho Các răng của lưỡi cưa hướng ra khỏi phía tay nắm [h.21.1a]. Lấy dấu trên vật cần cưa. Chọn êtô theo tầm vóc của người [h.21.1b]. Gá kẹp vật lên êtô. Quan sất hình 21.lb, hãy mô tả cách chọn chiều cao của êtô. Hình 21.1. a] Cấu tạo cưa tay b] Chọn chiều cao của êtô 1. Khung cưa ; 2. Vít điều chỉnh ; 3. Chốt; 4. Lưỡi cưa ; 5. Tay nắm. Tư thế đứng và thao tác cưa Yêu cầu người cưa đứng thẳng, thoải mái, khối lượng cơ thể phân đều lên hai chân, vị trí chân đứng so với bàn kẹp êtô được thể hiện trông hình 21.2a. Cách cầm cưa : tay phải nắm cán cưa, tay trái nắm đầu kia của khung cưa [h.21.2b]. Thao tác : kết hợp hai tay và một phần khối lượng cơ thể để đẩy và kéo cưa. Khi đẩy thì ấn lưỡi cưa và đẩy từ từ để tạo lực cắt, khi kéo cưa về, tay trái không ấn, tay phải rút cưa về nhanh hơn lúc đẩy, quá trình lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc. Hình 21.2. Tư thế và thao tác cưa An toàn khi cưa Để an toàn khi cưa, phải thực hiện các quy định sau : Kẹp vật cưa phải đủ chặt. Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hon và đỡ vật để vật không rơi vào chân. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt. II-ĐỤC KIM LOẠI Khái niệm Đục là bước gia công thô, thường được sử dụng khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5 mm. Hình 21.3 là cấu tạo của đục kim loại. Đục được làm bằng thép tốt, lưỡi cắt của đục có thể thẳng hoặc cong. Kĩ thuật đục a] Cách cầm đục và búa Thuận tay nào cầm búa tay đó, tay kia cầm đục. Hình 21.4 giới thiệu cách cầm đục và búa. Hình 21.4. Cách cầm đục và búa Cách cầm đục ; Cách cầm búa. Quan sát hình 21.4, em hãy mô tả cách ' cầm đục và cầm búa. • Chú ý : Khi cầm đục và cầm búa, các ngón tay cầm chặt vừa phải để dễ điều chỉnh. Tư thế đục Tư thế, vị trí đứng đục, cách chọn chiều cao bàn êtô giống như ở phần cưa. Chú ý : Nên đứng về phía sao cho lực đánh búa vuông góc với má kẹp êtô [h. 21.5]. Cách đánh búa Bắt đầu đục : Để lưỡi đục sát vào mép vật, cách mặt trên của vật từ 0,5 - lmm. Đánh búa nhẹ nhàng để cho đục bám vào vật khoảng 0,5mm. Nâng đục sao cho đục nghiêng với mặt nằm ngang một góc 30 - 35°. Sau đó đánh búa mạnh và đều. Khi chặt đứt ta đặt đục vuông góc với mặt nằm ngang [h. 21.6]. Kết thúc đục : Khi đục gần đứt phải giảm dần lực đánh búa. An toàn khi đục Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt. Không dùng đục bị mẻ. Kẹp vật vào êtô phải đủ chặt. Phải có lưới chắn phoi ở phía đối diện với người đục. Cầm đục, búa chắc chắn, đánh búa đúng đầu đục. Ghi nhó Cưa và đục là hai phương pháp gia công thô được sử dụng khi lượng dư gia công lớn. Muốn có sản phẩm cưa và đục đảm bảo yêu cầu, cần nắm vững tư thế, thao tác, kĩ thuật cơ bản và an tọàn lao động khi cưa và'đục. Câu hỏi 1- Hãy nêu tư thế đứng và các thao tác cơ bản khi cưa kim loại. Hãy nêu kĩ thuật cơ bản khi đục kim loại. Đẩ đảm bảo an toàn khi cưa và đục, em cần chú ý những điểm gì ?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN: CÔNG NGHỆ 8 Bài Nội dung câu hỏi Đáp án Vai trò của bản vẽ KT trong sản xuất và đời sống 1/ Để truyền đạt thông tin cho nhau, con người thường dùng những phương tiện gì? A. Tiếng nói B. Chữ viết C. Hình vẽ D. Cả A, B, C đều đúng D 2/ Để người tiêu dùng sử dụng một cách có hiệu quả và an toàn các loại đồ dùng, cần chú ý gì? A. Bản chỉ dẫn B. Hình vẽ C. Bản chỉ dẫn bằng lời và bằng hình D. Không chú ý gì cả C Hình chiếu 3/ Hình nhận được trên mặt phẳng chiếu gọi là A. hình chiếu B. mặt phẳng chiếu C. phép chiếu D. Cả A, B, C đều sai A 4/ Có bao nhiêu phép chiếu ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 C 5/ Mặt chính diện gọi là A. Mặt phẳng chiếu đứng B. Mặt phẳng chiếu bằng C. Mặt phẳng chiếu cạnh D. Hình chiếu A 6/ Hình chiếu cạnh có hướng chiếu A. từ trước tới B. từ trên xuống C. từ trái sang D. từ phải sang C 7/ Cạnh khuất của vật thể được vẽ bằng nét gì ? A. Nét liền đậm B. Nét đứt C. Nét liền mảnh D. Nét chấm gạch B Bản vẽ các khối đa diện 8/ Khối đa diện được bao bởi A. các hình chữ nhật B. các hình tam giác cân C. các hình trụ D. các hình đa giác phẳng D 9/ Hình chiếu bằng của hình lăng trụ tam giác đều là hình gì ? A. Hình tam giác đều B. Hình tam giác cân C. Hình chữ nhật D. Hình vuông A 10/ Các mặt bên của hình chóp đều là A. các hình tam giác cân B. các hình tam giác cân bằng nhau C. các hình chữ nhật D. Cả A, B, C đều đúng B Bản vẽ các khối tròn xoay 11/ Hình chiếu bằng của hình nón là hình gì ? A. Hình tam giác cân B. Hình tam giác đều C. Hình chữ nhật D. Hình tròn D 12/ Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta được A. hình trụ B. hình nón C. hình cầu D. hình chóp A 13/ Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được A. hình trụ B. hình nón C. hình cầu D. hình chóp C 14/ Hình chiếu cạnh của hình cầu là hình gì ? A. Hình tròn B. Hình chữ nhật C. Hình tam giác cân D. Hình tam giác đều A Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật. Hình cắt 15/ Hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt gọi là A. hình chiếu B. hình cắt C. mặt phẳng cắt D. Cả A, B, C đều sai B 16/ Hình cắt dùng để làm gì ? Dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể Dùng để biểu diễn hình dạng bên ngoài của vật thể Dùng để biểu diễn phần vật thể bị cắt Dùng để biểu diễn phần vật thể còn lại A 17/ Bản vẽ kỹ thuật trình bày các thông tin kỹ thuật dưới dạng các hình vẽ các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất thường vẽ theo tỉ lệ Gồm cả A, B, C D Bản vẽ chi tiết Bản vẽ chi tiết 18/ Trình tự đọc bản vẽ chi tiết như thế nào là đúng ? Hình biểu diễn - kích thước - khung tên - yêu cầu kỹ thuật Hình biểu diễn -khung tên - kích thước - yêu cầu kỹ thuật Khung tên - hình biểu diễn - kích thước - yêu cầu kỹ thuật Kích thước - hình biểu diễn - khung tên - yêu cầu kỹ thuật C 19/ Bản vẽ chi tiết bao gồm những nội dung gì ? A. Hình biểu diễn, khung tên B. Hình biểu diễn, kích thước C. Kích thước, yêu cầu kỹ thuật D. Gồm A và C D 20/ Khung tên trong bản vẽ chi tiết ghi những nội dung gì? Tên gọi chi tiết máy, vật liệu, tỉ lệ Tên gọi chi tiết máy, vật liệu, kí hiệu bản vẽ Tên gọi chi tiết máy, cơ sở thiết kế, kí hiệu bản vẽ Tên gọi chi tiết, vật liệu, tỉ lệ, cơ sở thiết kế [chế tạo], kí hiệu bản vẽ D 21/ Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Dùng để chế tạo chi tiết máy B. Dùng để kiểm tra chi tiết máy C. Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy D. Dùng để lắp ghép các chi tiết máy C Biểu diễn ren 22/ Ren trục là ren như thế nào? Là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết Là ren được hình thành ở mặt trong của chi tiết Là ren bị che khuất Cả A, B, C đều đúng A 23/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống đối với ren lỗ - Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét .......................... - Đường chân ren được vẽ bằng nét........................... - Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét...................... - Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét..................... - Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét......................... liền đậm liền mảnh liền đậm liền đậm liền mảnh 24/ Đối với ren bị che khuất, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét gì? A. Nét đứt B. Nét liền mảnh C. Nét liền đậm D. Cả A, B, C đều sai C 25/ Quy ước vẽ ren nhìn thấy? Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền mảnh Đường chân ren được vẽ bằng nét liền đậm Vòng tròn chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và chỉ vẽ 3/4 vòng Đường đỉnh ren vẽ bằng nét liền đậm D 26/ Một số chi tiết có ren là: A. Bóng đèn, bút bi B. Bóng đèn, nắp bình mực C. Bulông, vít D. Ghế, đai ốc C Bản vẽ lắp Bản vẽ lắp 27/ Bản vẽ lắp gồm những nội dung gì? Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, tổng hợp Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kỹ thuật Hình biểu diễn, khung tên, bảng kê, tổng hợp Hình biểu diễn, khung tên, bảng kê, kích thước D 28/ Trình tự đọc bản vẽ lắp: Khung tên - hình biểu diễn - kích thước - phân tích chi tiết - bảng kê Khung tên - bảng kê - hình biểu diễn - kích thước - phân tích chi tiết Khung tên - bảng kê - kích thước - hình biểu diễn - phân tích chi tiết Khung tên - kích thước - hình biểu diễn - bảng kê - phân tích chi tiết B 29/ Công dụng của bản vẽ lắp? Dùng để diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm Dùng để thiết kế và sử dụng sản phẩm Dùng để lắp ráp và sử dụng sản phẩm Dùng để lắp ráp các chi tiết lại với nhau A 30/ Bảng kê ghi những nội dung gì? Tên gọi chi tiết - số lượng - cơ quan sản xuất, kiểm tra Số thứ tự - số lượng - vật liệu - tên gọi chi tiết Số thứ tự - tỉ lệ - vật liệu - tên gọi sản phẩm Tên gọi chi tiết - số lượng - vật liệu - tỉ lệ B Bản vẽ nhà 31/ Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? A. Mặt bằng B. Mặt đứng C. Mặt cắt D. Cả A, B, C D 32/ Bản vẽ nhà gồm những nội dung gì? Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, các bộ phận. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, bảng kê. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, phân tích chi tiết. A .33/ Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào là đúng? Hình biểu diễn, khung tên, kích thước, các bộ phận. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, các bộ phận. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, các bộ phận. Khung tên, hình biểu diễn, các bộ phận, kích thước. C 34/ Trong bản vẽ nhà, hình biểu diễn nào là quan trọng nhất? A. Mặt đứng B. Mặt cắt C. Mặt bằng D. Cả A, B, C đều đúng. C Vật liệu cơ khí 35/ Kim loại đen gồm những loại nào? A. Thép, gang. B. Sắt, nhôm. C. Thép cacbon, hợp kim đồng D. Đồng, nhôm A 36/ Vật liệu nào sau đây không phải là kim loại màu? A. Thép cacbon B. Nhôm C. Đồng D. Hợp kim nhôm 37/ Vật liệu nào sau đây không phải là vật liệu phi kim loại? A. Cao su B. Hợp kim nhôm C. Chất dẻo D. Gốm, sứ A B 38/ Trong 4 tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí, cần đặc biệt quan tâm 2 tính chất nào? Tính chất cơ học và tính chất vật lý Tính chất cơ học và tính chất hoá học Tính chất cơ học và tính chất công nghệ Tính chất hoá học và tính chất công nghệ C Dụng cụ cơ khí 39/ Để đo một góc bất kì, ta dùng dụng cụ nào? A. Thước đo góc vạn năng. B. Êke C. Ke vuông. D. Thước cặp A 40/ Dụng cụ nào sau đây không phải là dụng cụ tháo, lắp? A. Mỏ lết B. Cờlê C. Tua vít D. Êtô D 41/Dụng cụ nào sau đây không phải là dụng cụ gia công? A. Búa B. Kìm C. Dũa D. Cưa B 42/ Công dụng của thước cặp là A. Đo đường kính trong. B. Đo đường kính ngoài. C. Đo chiều sâu lỗ D. Cả A, B, C đều đúng D Cưa và đục kim loại 43/ Khi dùng đục để gia công cần phải đặt đục nghiêng với mặt nằm ngang một góc là bao nhiêu độ? A. 15-200 B. 20-250 C. 25-300 D. 30-350 D 44/ Cách cầm đục như thế nào là đúng? Tay cầm đục cách phần đầu 5-10 mm Tay cấm đục cách phần đầu 10-20 mm Tay cấm đục cách phần đầu 20-30 mm Tay cấm đục cách phần đầu 30-40 mm C 45/ Khi lượng dư gia công lớn hơn 0,5 mm, ta dùng phương pháp gì? A. Cưa B. Đục C. Dũa D. Khoan B 46/ Khi đục gần đứt ta phải làm như thế nào? A. Giảm dần lực đánh búa B. Tăng dần lực đánh búa C. Vẫn đánh búa như bình thường D. Cả A, B, C đều sai A Dũa và khoan kim loại 47/ Mũi khoan được làm bằng vật liệu gì? A. Thép cacbon. B. Đồng C. Nhôm D. Gang A 48/ Vật dũa được kẹp chặt vào êtô sao cho mặt phẳng cần dũa cách mặt êtô A. từ 5-10 mm B. từ 10-20 mm C. từ 20-25 mm D. từ 25-30 mm B 49/ Dũa có công dụng gì? A. Tạo độ nhẵn, phẳng B. Làm đứt vật C. Tạo lỗ trên bề mặt vật D. Cả A, B, C đều đúng A 50/ Các bước cơ bản khi khoan là A. Chọn mũi khoan, lắp mũi khoan B. Kẹp vật khoan, điều chỉnh mũi khoan C. Gồm cả A và B D. Cả A, B, C đều sai. C Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép 51/ Chi tiết máy là gì? A. Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh B. Có chức năng nhất định trong máy. C. Không thể tháo rời ra được hơn nữa D. Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. D 52/ Chi tiết nào sau đây không thuộc nhóm chi tiết máy có công dụng chung? A. Bulông B. Đai ốc C. Lò xo D. Khung xe đạp D 53/ Chi tiết nào sau đây không thuộc nhóm các chi tiết có công dụng riêng? A. Bánh răng B. Trục khuỷu C. Kim máy khâu D. Khung xe đạp A 54/ Các phần tử sau đây, phần tử nào không phải là chi tiết máy? A. Vòng bi B. Lò xo C. Mảnh vỡ máy D. Khung xe đạp C Mối ghép tháo được 55/ Công dụng của mối ghép bằng then là gì? A. Để hãm chuyển động tương đối giữa đối giữa các chi tiết B. Để truyền lực C. Để truyền chuyển động quay D. Cả A, B, C đều đúng C 56/ Mối ghép nào sau đây không phải là mối ghép bằng ren? A. Mối ghép bằng bulông B. Mối ghép vít cấy C. Mối ghép đinh vít D. Mối ghép bằng hàn D 57/ Chi tiết nào sau đây không có trong mối ghép đinh vít? A. Đinh vít B. Vòng đệm C. Chi tiết ghép 1 D. Chi tiết ghép 2 B 58/ Mối ghép nào sau đây không phải là mối ghép tháo được? A. Mối ghép bằng đinh tán B. Mối ghép bằng then C. Mối ghép bằng chốt D. Mối ghép bằng ren A Mối ghép động 59/ Các khớp động thường gặp là? A. Khớp tịnh tiến B. Khớp quay C. Khớp cầu D. Cả A, B, C đều đúng. . D 60/ Chi tiết nào sau đây không thuộc cấu tạo khớp quay? A. Ổ trục B. Vòng chặn C. Bạt lót D. Trục B 61/ Khớp ở giá gương xe máy là khớp gì? A. Khớp quay B. Khớp tịnh tiến C. Khớp cầu D. Khớp vít C 62/ Bản lề cửa là khớp gì? A. Khớp quay B. Khớp tịnh tiến C. Khớp cầu D. Khớp vít A

Video liên quan

Chủ Đề