Khi troi lanh moi tim tai là phản xạ gì năm 2024

Ngất xỉu [ngất] là tình trạng lượng máu lên não không đủ khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức đột ngột. Người bị xỉu có thể tỉnh dậy nhanh chóng sau 2, 3 phút. Tuy nhiên nếu tần suất ngất thường xuyên diễn ra, đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng.

Ngất xỉu là gì?

Ngất xỉu [ngất, bị xỉu] là trình trạng mất ý thức và ở tư thế đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn do lưu lượng máu đến não giảm. Đây không phải là một căn bệnh mà là triệu chứng của một bệnh lý khác gây ra.

Có nhiều yếu tố gây ra ngất xỉu như các vấn đề liên quan đến tim mạch như loạn nhịp tim, co giật, lượng đường trong máu thấp [hiện tượng hạ đường huyết], các vấn đề liên quan hệ thống thần kinh. Ngoài ra, một số nguyên nhân liên quan đến di truyền gia đình.

Ngất xỉu là tình trạng bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở người cao tuổi. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xảy ra ở những người hoàn toàn khỏe mạnh. Những người bị xỉu có thể gặp các chấn thương nghiêm trọng do họ ngã khi ngất xỉu, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Ngất là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của cơ thể. Hầu hết trường hợp ngất chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, người ngất xỉu tạm thời sẽ tỉnh lại hoàn toàn sau vài phút. [1]

Cảm giác gần ngất xỉu bao gồm triệu chứng gì?

Một số dấu hiệu sắp ngất người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Ớn lạnh;
  • Đổ mồ hôi nhớt;
  • Hoa mắt, chóng mặt;
  • Cảm giác lâng lâng;
  • Nóng;
  • Đau bụng;
  • Căng thẳng, lo lắng;
  • Mệt mỏi;
  • Yếu;
  • Đau đầu;
  • Mắt mờ;
  • Ù tai;
  • Mất kiểm soát cơ bắp.

Ngay cả khi tỉnh dậy sau ngất xỉu, bạn vẫn có thể xuất hiện các cảm giác mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.

Nguyên nhân bị ngất

Một số nguyên nhân ngất xỉu bao gồm: ngất phản xạ, ngất tim, ngất do hạ huyết áp tư thế và các nguyên nhân khác [thần kinh, vô căn…]

1. Ngất phản xạ

Ngất phản xạ là tình trạng thường xảy ra khi cơ thể phản ứng với một yếu tố kích thích cụ thể nào đó. Khi đó, hoạt động của tim có thể bị chậm lại và các mạch máu mở rộng hơn, làm giảm huyết áp và giảm lượng máu đến não. Các tình huống cơ thể phản xạ gây ngất thường gặp là:

  • Lúc chích kim tiêm;
  • Đứng lên quá nhanh;
  • Đứng quá lâu;
  • Nhìn thấy máu hoặc điều đáng sợ;
  • Gặp một chấn thương hoặc cơn đau bất ngờ;
  • Ăn uống không đủ no dẫn đến quá đói;
  • Cơ thể bị mất nước;
  • Nâng vật quá nặng hoặc hoạt động thể lực quá sức;
  • Tiền ngất sau khi đi tiểu. [2]

2. Ngất do tim

Người ngất mắc các bệnh lý, vấn đề liên quan tim mạch làm lượng máu lưu thông đến não bị ảnh hưởng.

Những vấn đề liên quan tim mạch có thể dẫn đến nguy cơ bị xỉu như rối loạn nhịp, cấu trúc tim có vấn đề khiến dòng máu bị tắc nghẽn, thiếu máu cơ tim cục bộ, hẹp động mạch chủ, hở van tim hoặc suy tim.

Nếu nguyên nhân gây ngất có liên quan đến các vấn đề tim mạch, bạn cần khám và điều trị can thiệp kịp thời để tránh các rủi ro nghiêm trọng khác. []

3. Ngất do hạ huyết áp tư thế

Khi bạn đứng, các mạch máu thường nhỏ hơn, giúp hạn chế tình trạng máu tụ lại ở chân. Nhưng đối với người bị hạ huyết áp tư thế thì điều này lại không xảy ra. Đồng nghĩa với việc máu sẽ dễ bị tụ lại ở chân, và khi đứng lên một cách đột ngột thì lượng máu cung cấp đến não không đủ, gây ra tình trạng ngất xỉu.

Là tình trạng thay đổi tư thế đột ngột [đang ngồi đột ngột đứng lên hoặc ngược lại] khiến cơ thể cảm thấy hoa mắt, choáng váng, không đứng vững, nặng hơn là ngất xỉu. Tình trạng này xảy đến do huyết áp giảm làm máu không kịp bơm đến não, khiến não thiếu máu cục bộ.

4. Bệnh thần kinh

Nếu ngất xỉu xuất phát từ nguyên nhân các bệnh thần kinh thì cần hết sức chú ý, vì đây là tình trạng nghiêm trọng. Đột quỵ, động kinh hoặc thiếu máu não thoáng qua có thể gây ra triệu chứng là ngất xỉu. Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn có thể khiến bạn bị ngất xỉu như: đau nửa đầu, não úng thủy áp suất bình thường.

5. Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng

Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng [POTS] là tình trạng nhịp tim thay đổi, đập nhanh hơn khi thay đổi tư thế từ nằm, ngồi sang đứng dậy. Máu lên não không đủ khiến tim đập nhanh để đáp ứng nhu cầu tưới máu não. Một số dấu hiệu của tình trạng nhịp tim nhanh tư thế đứng gồm hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, nặng hơn có thể gây ngất xỉu.

6. Ngất không rõ nguyên nhân

Số ca ngất xỉu không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 1/3. Theo đó các nguyên do được cho có liên quan đến các loại thuốc điều trị mà người bệnh đang sử dụng.

7. Thói quen sinh hoạt

Duy trì lối sống, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh cũng có thể dẫn đến ngất xỉu:

  • Stress, căng thẳng kéo dài;
  • Dễ xúc động, không giữ được bình tĩnh;
  • Nhịn ăn, nhịn uống;
  • Sử dụng chất kích thích.

8. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên thì một số trường hợp có thể bị ngất xỉu do: Bị mất quá nhiều nước do tiêu chảy kéo dài, bị thiếu máu, các bệnh lý liên quan đến phổi, làm việc quá sức,….

Những ai có nguy cơ bị ngất xỉu?

Bất kể ai, đang trong độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị xỉu. Tuy nhiên một số người có nguy cơ ngất cao hơn và mức độ thường xuyên hơn như:

  • Đứng quá lâu hoặc đứng lên nhanh sau thời gian ngồi/nằm lâu;
  • Người mắc các bệnh lý liên quan tim mạch và các bệnh khác;
  • Người bị stress, căng thẳng thần kinh;
  • Người bị huyết áp thấp mạn tính;
  • Hiến máu khi đói bụng.
    Bất kỳ ai cũng có thể bị ngất xỉu

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn chỉ bị ngất xỉu 1-2 lần do các nguyên nhân như tụt đường huyết, cơn choáng thoáng qua, bạn chưa cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám trong một số trường hợp sau:

  • Ngất xỉu gây chấn thương;
  • Bị xỉu khi tập thể dục;
  • Thường xuyên ngất xỉu;
  • Thời gian tỉnh lại lâu.

Chẩn đoán nguyên nhân gây ra ngất xỉu

Một số phương pháp chẩn đoán nguyên nhân ngất xỉu bao gồm:

  • Đo điện tâm đồ: Phương pháp này nên được thực hiện ở tất cả bệnh nhân nghi ngờ nhất. Đo điện tâm đồ có thể xác định được nguyên nhân ngất do loạn nhịp. Việc theo dõi điện tâm đồ kéo dài từ hàng tuần đến hàng tháng là cần thiết.
  • Siêu âm tim: Phương pháp này được chỉ định khi người xỉu có bệnh sử hoặc nghi ngờ các vấn đề liên quan đến tim mạch. Một số bệnh lý liên quan tim gây nên tình trạng ngất như u nhầy tâm nhĩ trái, hẹp van động mạch chủ nặng, bệnh cơ tim phì đại với tắc nghẽn đường ra thất trái đáng kể, tăng huyết áp động mạch phổi, một số dạng bệnh tim bẩm sinh,…
  • Nghiệm pháp bàn nghiêng: Nghiệm pháp này được chỉ định nếu khai thác bệnh sử và khám lâm sàng cho thấy thuốc ức chế vận mạch hoặc ngất xỉu do phản xạ khác. Phương pháp này cũng được sử dụng nhằm đánh giá ngất sau gắng sức trong trường hợp siêu âm tim hoặc nghiệm pháp gắng sức không nhận thấy dấu hiệu bất thường.
  • Nghiệm pháp gắng sức: Các bài tập thể lực có thể giúp phát hiện các dấu hiệu thiếu máu cục bộ cơ tim gián đoạn. Nghiệm pháp này được chỉ định trong trường hợp người ngất xỉu do quá trình gắng sức.
  • Đo điện não đồ: Kỹ thuật này được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ người ngất xỉu mắc bệnh động kinh.
  • Các xét nghiệm, chẩn đoán khác: Các chẩn đoán cận lâm sàng có thể được xem xét chỉ định thực hiện để xác nhận nguyên nhân ngất chuẩn xác hơn.
  • Trong trường hợp các dấu hiệu cảnh báo ngất do liên quan hệ thần kinh, chụp cắt lớp vi tính [CT] và quét cộng hưởng từ [MRI] có thể được chỉ định.
    Trắc nghiệm gắng sức là một trong những phương pháp có thể được chỉ định để tìm nguyên nhân ngất xỉu

Tình trạng ngất xỉu có nguy hiểm không?

Ngất xỉu là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Với những người bệnh không quan tâm đến tần suất các cơn ngất diễn ra, tình trạng có thể tiếp diễn nặng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, thậm chí đột tử. Vì vậy khi gặp người bị ngất bạn nên biết cách sơ cứu người bị ngất xỉu để giúp tránh nguy hiểm trước khi liên hệ y tế.

\>> Xem thêm: Bị ngất xỉu có nguy hiểm không? Cần làm gì khi có dấu hiệu?

Ngoài ra, những cơn ngất thường xuất hiện đột ngột có thể kéo theo các nguy cơ chấn thương nặng do người bệnh mất tự chủ. Vì thế nhằm hạn chế nguy cơ ngất và các chấn thương, người bệnh cần thăm khám và đưa ra các biện pháp dự phòng, điều chỉnh lối sống, chăm sóc bản thân tốt hơn.

Điều trị ngất xỉu như thế nào?

Sau khi xác định các nguyên nhân gây ngất xỉu của người bệnh, bác sĩ có thể đưa ra một số chỉ định điều trị nếu cần thiết.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngất xỉu, sẽ có những cách điều trị bao gồm:

  • Chú ý mỗi khi đứng lên một cách từ từ;
  • Kê cao gối khi nằm ngủ;
  • Dùng thuốc;
  • Ngừng hoặc thay đổi các loại thuốc đang dùng sau khi được bác sĩ chỉ định;
  • Tránh các tình huống bất ngờ, căng thẳng có thể gây ra tiền ngất;
  • Điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch;
  • Sử dụng máy tạo nhịp tim trong trường hợp cần;
  • Mang vớ nén y khoa để hỗ trợ máu lưu thông tốt ở chân;
  • Thay đổi chế độ ăn phù hợp: Có thể sử dụng nhiều muối hoặc kali hơn, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, uống nhiều nước, tránh dùng caffeine và rượu.
    Khi có người ngất xỉu, người xung quanh cần nhanh chóng gọi hỗ trợ y tế

Trong trường hợp người ngất xỉu tỉnh dậy, bạn có thể:

  • Để người xỉu nằm hoặc ngồi nghỉ trong 10-15 phút [hoặc lâu hơn] cho đến hết các triệu chứng, người bệnh tỉnh táo hơn.
  • Kiểm tra người bị té xỉu có bị chấn thương cần chăm sóc y tế hay không.
  • Khuyến khích người vừa bị xỉu ngồi hướng về phía trước, đầu hạ thấp xuống dưới vai và đầu gối.
  • Cho người bệnh uống nước đá hoặc nước ướp lạnh.

Có thể phòng ngừa nguy cơ ngất xỉu được không?

Câu trả lời là Có. Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp hạn chế ngất xỉu khi biết rõ nguyên nhân. Ví dụ nếu nguyên nhân ngất xỉu do hạ đường huyết, người ngất nên bổ sung thực phẩm chứa đường để tăng đường huyết trở lại. Nếu nguyên nhân ngất do thay đổi tư thế quá nhanh, bạn cần thời gian lâu hơn để đứng dậy hoặc cử động nhẹ tay chân trước khi đứng dậy. [4]

Nếu cảm nhận bản thân có thể sắp té xỉu, hãy thử một số biện pháp phòng ngừa ngất xỉu sau:

  • Lấy bàn tay nắm chặt tay còn lại;
  • Kéo căng cánh tay;
  • Đeo vớ y khoa;
  • Ngồi bắt chéo chân;
  • Nghỉ ngơi đầy đủ;
  • Ép hai đùi lại với nhau;
  • Ngồi nghiêng đầu về phía trước, đặt đầu giữa hai đầu gối khi có cảm giác muốn ngất.

Để đăng ký tư vấn và khám bệnh tại Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:

Ngất xỉu có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu tình trạng ngất diễn ra thường xuyên, bạn cần thăm khám tìm nguyên nhân và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Chủ Đề