Kỹ năng giao tiếp sư phạm tiểu học

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. 2. Giao tiếp sư phạm Khái niệm ­ Theo nghĩa rộng:  Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý đa chiều trong đó diễn ra sự trao   đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết lập nên   mối quan hệ  đa chiều giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa các nhà giáo   dục với các lực lượng giáo dục, giữa các nhà giáo dục với nhau để  cùng thực hiện   mục đích giáo dục. ­ Theo nghĩa hẹp: Giao tiếp sư  phạm là sự  tiếp xúc tâm lý đa chiều giữa giáo viên và học sinh   nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng, kỹ xảo   nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. 2.1. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm Giao tiếp sư phạm có một số đặc trưng sau: Đặc trưng thứ  nhất, trong giao tiếp sư  phạm, giáo viên [chủ  thể  gián tiếp]  không chỉ giao tiếp với học sinh qua nội dung bài giảng, tri thức khoa học, mà còn là  tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách cho học sinh noi theo theo yêu cầu của xã hội  quy định Tấm gương của người thầy giáo có  ảnh hưởng rất lớn đến sự  hình thành và  phát triển nhân cách của học sinh Đặc trưng thứ hai của giao tiếp sư phạm là thầy giáo dùng các biện pháp giáo   dục tình cảm, thuyết phục vận động đối với học sinh, không được dùng biện pháp   đánh đập, hành hạ, trù dập học sinh. Giáo viên thời trước có thể  dùng roi vọt xâm  phạm thân thể học sinh, nay nhà nước ta nghiêm cấm bằng luật Đặc trưng thứ  ba của giao tiếp sư phạm là sự  tôn trọng của nhà nước và xã  hội với giáo viên
  2. Với truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta nay cũng được nhà nước quy  định bằng luật Tóm lại, chúng ta thấy rằng để giao tiếp sư phạm đạt được hiệu quả phải tạo  được bầu không khí tâm lý giao tiếp thân tình, cởi mở giữa giáo viên và học sinh. Bầu  không khí giao tiếp chính là những yếu tố tâm lý của cả hai phía giáo viên và học sinh,   nảy sinh trong quá trình tiếp xúc. Để cho bầu không khí giao tiếp sư  phạm góp phần  tích cực vào quá trình dạy học và giáo dục, người giáo viên phải là chủ  thể có ý thức   tổ chức, xây dựng mối quan hệ này 2.2. Vai trò của giao tiếp sư phạm Giao tiếp sư phạm có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung  và trong việc hình thành nhân cách người thầy giáo nói riêng. Trong hoạt động sư  phạm, hoạt động giao tiếp không những là điều kiện cơ  bản và tất yếu của hoạt động sư  phạm mà còn là công cụ, là phương tiện để  thực  hiện mục đích sư phạm, bởi tất cả những nội dung giáo dục từ việc giảng dạy thú vị,  sáng tạo đến các phương pháp tích cực, tiến bộ  chỉ  phát huy tác dụng khi và chỉ  khi  được đảm bảo bằng giao tiếp sư phạm phù hợp, đúng đắn. Từ  đó cho thấy giao tiếp  sư phạm gắn bó chặt chẽ với hoạt động sư phạm và bản chất của quá trình sư phạm Nếu coi hoạt động sư phạm phục vụ 3 mục đích: giảng dạy, giáo dục và phát   triển thì giao tiếp sư phạm có vai trò: ­ Là phương tiện để giải quyết nhiệm vụ giảng dạy vì giao tiếp sư phạm đảm  bảo sự  tiếp xúc tâm lý với học sinh, hình thành động cơ  tích cực học tập, tạo bầu  không khí tâm lý trong nhận thức, tìm tòi ­ Là sự  bảo đảm tâm lý – xã hội cho quá trình giao tiếp vì nhờ  giao tiếp sư  phạm mà hình thành được mối quan hệ  giáo dục, tạo nên khuôn mẫu của lối sống,   ảnh hưởng tới sự  hình thành các định hướng, các chuẩn mực, các kiểu sống của cá   nhân và có sự  tiếp xúc tâm lý giữa thầy và trò. Điều đó đảm bảo kết quả  của hoạt 
  3. động học tập, khắc phục những trở ngại tâm lý, hình thành các mối quan hệ liên nhân  cách trong tập thể học sinh. ­ Là phương pháp tổ  chức mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò, bảo đảm cho   việc dạy và giáo dục có hiệu quả  bởi vì giao tiếp sư  phạm đã tạo ra hoàn cảnh, tình   huống tâm lý kích thích việc tự học và tự giáo dục của học sinh, khắc phục các yếu tố  tâm lý kìm hãm sự phát triển nhân cách trong quá trình giao tiếp: thiếu tự tin, lúng túng  khi giao tiếp,… Tạo điều kiện để phát hiện việc điều chỉnh tâm lý – xã hội trong quá  trình phát triển và hình thành các phẩm chất, nhân cách Như vậy, giao tiếp sư phạm không chỉ là phương tiện, là công cụ để thực hiện   mục đích sư  phạm mà còn là bộ  phận cấu thành hoạt động sư  phạm, là một thành   phần chủ  đạo trong cấu trúc năng lực của người thầy giáo, góp phần tạo nên nhân  cách của họ Nhờ có giao tiếp sư phạm nhà giáo dục mới tổ chức được hoạt động của mình,   đồng thời giao tiếp sư phạm là công cụ thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ  giao tiếp giữa các thầy cô giáo trong nhà trường. ­ Giao tiếp sư  phạm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự  phát triển nhân   cách của học sinh. Thông qua giao tiếp sư phạm mà nhà giáo dục truyển đạt những tri   thức khoa học, kinh nghiệm, trải nghiệm… còn người được giáo dục thì lĩnh hội tiếp  thu tri thức, kinh nghiệm chuẩn mực đạo đức để  hình thành, phát triển tâm lý nhân  cách cho chính mình. Qua sự trao đổi thông tin giữa nhà giáo dục và người học sinh đã  giúp cho nhiều học sinh hình thành được một số phẩm chất và nhân cách như: ý thức   trách nhiệm, tôn trọng tập thể, lòng tự trọng…. ­ Nhờ  có giao tiếp sư  phạm, nhà giáo dục đã đi sâu vào thế  giới tinh thần của   học sinh, thiết lập được mối quan hệ gắn bó đối với học sinh, kích thích học sinh tính   tích cực chủ  động, sáng tạo trong mọi hoạt động giao tiếp để  trở  thành những nhân  cách có ích cho xã hội và tự hoàn thiện bản thân. 2.3. Chức năng của giao tiếp sư phạm
  4. Giao tiếp sư phạm có nhiều chức năng khác nhau phục vụ cho nhóm người hay  từng thành viên trong môi trường sư phạm. Có thể nêu lên những chức năng sau:  ­ Chức năng trao đổi thông tin [nội dung] đa chiều giữa các thành viên trong  giao tiếp sư  phạm. Thông qua giao tiếp sư phạm nhà giáo dục trao đổi truyền đạt tri  thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp   nhận thông tin trong hoạt động giao tiếp sư phạm. Thu nhận và xử  lý thông tin là con   đường quan trọng để phát triển nhân cách cho học sinh. ­ Chức năng tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư  phạm: Các thành viên có sự  tác động qua lại với nhau, qua đó làm bộc lộ cảm xúc, tạo ra những ấn tượng, những   cảm xúc mới giữa các chủ thể tham gia giao tiếp trong môi trường sư phạm.  ­ Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau trong giao tiếp sư  phạm: Khi  giao tiếp sư phạm mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, thái độ, thói quen.. của bản thân,  do đó các chủ  thể  có thể  nhận thức được về  nhau, qua đó tự  đánh giá được về  bản  thân mình và đánh giá được người giao tiếp với mình. ­ Chức năng  ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm: Trên cơ sở nhận  thức và đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp sư phạm mỗi   chủ thể còn có khả  năng  ảnh hưởng tác động lẫn nhau như  tác động đến nhận thức,  thái độ, hành vi… ­ Chức năng  phối hợp  hoạt động sư  phạm: Nhờ  có quá trình giao tiếp sư  phạm, các nhà giáo dục có thể  phối hợp hoạt động để  cùng nhau giải quyết một  nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung của nhóm.  ­ Chức năng giáo dục  và phát triển nhân cách:  Người học không thể  tách  mình khỏi môi trường nhà trường, bạn bè, thầy cô giáo, những người làm quản lý giáo  dục... phạm vi giao tiếp sư  phạm ngày càng được mở  rộng. Qua đó cùng với hoạt   động của mỗi cá nhân người học thì giao tiếp sư phạm giúp con người lĩnh hội được  các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực…. để từ đó hình thành nên nhân cách cho mình.
  5. Trang phục trong giao tiếp sư phạm Từ lâu trang phục, y phục đã được con người sử dụng trong giao tiếp, đặc biệt  với người lạ  [chưa quen biết]. Tục ngữ có câu: “ Quen nhau tin dạ, lạ  tin quần áo”.  Trang phục bao gồm quần, áo, mũ, nón, thắt lưng [da,…], giày dép và đồ trang sức ­ Trang phục trong giao tiếp sư phạm được thể hiện qua các đặc trưng: + Kiểu [mô – đen]: giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc,… + Sắc mầu: thay đổi theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc,   cá nhân. * Với thầy cô giáo ­ Trong giao tiếp sư phạm, trang phục của thầy cô giáo cần đạt các yêu cầu sau: + Đúng kiểu cách [ mặc sơ­mi thì phải cho đuôi áo vào trong quần âu, có thắt  lưng da và được giặt, là sạch sữ, phẳng phiu. Chân đi giày da, đầu tóc sạch sẽ  chải   gọn gàng,…], mặc không đúng kiểu dễ  tạo cho đối tượng giao tiếp một nhận xét  không thiện cảm [nhất là lần gặp mặt đầu tiên] như kệch cỡm, lập dị,… Không đúng  kiểu cách còn gây ra sự  chú ý không chủ  định  ở  đối tượng giao tiếp, dễ   ảnh hưởng   đến mục đích và nội dụng giao tiếp [kiểu cách của viên chức nhà nước đã được chính   phủ quy định] + Sắc màu: Cần trang nhã, hài hòa [không lòe loẹt, sặc sỡ], tạo cảm giác an   toàn, yên tĩnh nơi học sinh + Kiểu cách cùng với sắc màu trang phục của thầy cô đạt yêu cầu chuẩn mực   lịch sự, văn minh để học sinh học tập và noi theo ­ Trang phục, bản thân nó không có ý nghĩa tâm lý, nhưng khi được thầy cô sử  dụng thì nó phản ánh các nội dung tâm lý: + Tính chu đáo, cẩn thận hay cẩu thả, luộm thuộm + Ngăn nắp, gọn gàng hay tùy tiện + Cầu kỳ hay đơn giản + Tế nhị, kín đáo hay phô trương, hình thức, khêu gợi,…
  6. + Đứng đắn, nghiêm chỉnh, lịch sự, tôn trọng mọi người Tóm lại, trang phục của thầy cô giáo cần đúng kiểu cách, sắc màu trang nhã,  thể hiện được chuẩn mực trang phục của giáo viên được xã hội thừa nhận để các em  noi theo và học tập. Trang phục là một phần định hướng giao tiếp, góp phần thành   công trong giao tiếp sư phạm. * Về phía học sinh: Gần đây, một số trường phổ thông các cấp THCS, THPT ở các thành phố lớn tổ  chức cho học sinh mặc đồng phục. Khi cơ  sở  vật chất khang trang, môi trường sư  phạm chuẩn mực thì đồng phục tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt   quyền hạn, trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ  của người học sinh [hạn chế bớt những   hành vi xấu, tiêu cực] trong học tập và giao tiếp với mọi người. Nhưng nếu cơ sở vật   chất thiếu thốn: nhà tranh, sân trường lầy lội, mái ngói dột nát, bàn ghế hỏng gẫy,…   mà mặc đồng phục thì thật không nên chút nào Học sinh nên mặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng, đúng kiểu cách, sắc màu hài   hòa, trang nhã khi đến trường. 4. Trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm Khi nói đến trở ngại tâm lý trong giao tiếp thông thường người ta cho rằng đó là  các khó khăn tâm lý trong giao tiếp và thường dùng các thuật ngữ khác nhau như: ngăn  cản, cản trở, hàng rào tâm lý.... để miêu tả nó. Trở ngại tâm lý trong giao tiếp là những   cản trở tâm lý kìm hãm giao tiếp đạt hiệu quả.  Tác giả B. D Parưghin cho rằng: hàng rào tâm lý được hiểu ngầm như các quá   trình, các thuộc tính, các trạng thái của con người nói chung bao bọc tiềm năng trí tuệ,   tình cảm của con người. Khi định nghĩa nội hàm khái niệm “trở  ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm”  người ta thường dựa vào một trong những thông số  của “hàng rào tâm lý”, do vậy  có thể  hiểu khó khăn tâm lý trong giao ti ếp  là những trở  ngại, rào cản, cản trở  
  7. tâm lý, đòi hỏi con người phải n ỗ lực để  vượ t qua trong quá trình tiếp xúc trao   đổi thông tin. Trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm  thường biểu hiện ở ba mặt: nhận thức  ­ thái độ ­ hành vi. ­ Nhận thức: là một trong những thành tố  quan trọng của đời sống tâm lý con  người. Nhận thức giúp con người hiểu biết về  các sự  vật, hiện tượng, từ  đó bày tỏ  thái độ, tình cảm và có hành vi tương ứng. Hoạt động giao tiếp sư phạm là hoạt động   đa dạng, phức tạp. Do đó, trong quá trình giao tiếp sư  phạm không phải lúc nào chủ  thể giao tiếp cũng có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nó. Chính những nhận thức chưa   đúng, chưa phù hợp là  rào cản tâm lý gây nên những sai lầm trong giao tiếp sư phạm  của cá nhân khi nhận thức về bản thân, nhận thức đối tượng giao tiếp. ­ Thái độ: Họ  thường thiếu khả  năng kiềm chế  cảm xúc – tình cảm của bản  thân khi giao tiếp với người khác. ­ Hành vi: là bộ mặt đời sống tâm lý của con người. Đây là rào cản tâm lý biểu   hiện cụ thể, dễ nhận thức nhất trong giao tiếp sư phạm như hành vi ứng xử  thiếu tự  tin, gò bó…  Ba mặt trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là một thể thống nhất trong đời  sống tâm lý của con người và trong giao tiếp sư phạm.  Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khác nhau đã gây ra các trở  ngại tâm lý trong  giao tiếp sư phạm như ­ Hoàn cảnh giao tiếp mới lạ;  ­ Tình huống giao tiếp bất ngờ, phức tạp; ­ Tập quán, thói quen trong giao tiếp khác nhau; ­ Hiểu biết chưa đầy đủ về đối tượng giao tiếp; ­ Làm tổn thương đối tượng giao tiếp;
  8. ­ Thiếu sự tôn trọng và cầu thị trong giao tiếp; Khái niệm nguyên tắc giao tiếp  ­ Là hệ  thống các quan điểm chỉ  đạo, định hướng thái độ  và hành vi  ứng xử,  đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp của cá nhân. ­ Qua khái niệm trên ta thấy: ­ Nguyên tắc giao tiếp mang tính chất bền vững và tương đối ổn định. ­ Đó là những luật lệ cơ bản và bao hàm cách thức ứng xử của con người trong   cuộc sống. Chúng định hướng cho hành vi của họ, kết hợp chặt chẽ  với quan điểm  của mỗi người về cuộc sống. Các nguyên tắc giao tiếp hợp lại định hướng hành động,  điều chỉnh thái độ và phản ứng hành vi của mỗi người trong giao tiếp. ­ Nguyên tắc giao tiếp là kim chỉ nam cho quan hệ giao tiếp ứng xử giữa người  với người, nó được hình thành từ  thói quen vốn sống kinh nghiệm của cá nhân và   được rèn luyện trong hoạt động. Nền tảng của nguyên tắc giao tiếp giữa người với  người là “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạm ­ Là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi ứng xử,  đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp của giáo viên  với học sinh, với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục khác.  ­ Qua khái niệm trên ta thấy: + Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là kim chỉ nam cho quan hệ giao tiếp  ứng xử  sư  phạm giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên, giáo viên với các lực  lượng giáo dục khác. Nó được hình thành từ  vốn sống, kinh nghiệm nghề  nghiệp và   được rèn luyện trong quá trình tham gia vào hoạt động sư phạm. + Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mang tính chất tương đối ổn định và bền vững,   có tác dụng chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh thái độ và các phản ứng hành vi của giáo   viên trong quan hệ giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp… Các nguyên tắc sư phạm
  9. Trong   quá   trình   giao   tiếp   sư   phạm,   người   giáo   viên   cần   phải   tuân   thủ   các   nguyên tắc giao tiếp sư phạm sau: ­ Tính mô phạm Thực chất của nguyên tắc này là sự  mẫu mực trong nhân cách của người giáo  viên. Đây cũng chính là “ điều kiện tiên quyết” quyết định sự  thành công trong giao   tiếp sư phạm của người giáo viên. Tại sao lại như vậy? Bởi thầy giáo là nhân vật trung tâm của giáo dục. Toàn bộ kết quả của công tác   giáo dục đều phụ  thuộc vào nhân cách của người thầy giáo. Hàng ngày học sinh đều   nhìn vào người thầy giáo để học tập, đánh giá. Không một quyển sách, không một lời   giáo huấn, một sự  khen thưởng hay trừng phạt nào lại có thể  thay thế  được  ảnh   hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy giáo đến học sinh. Tại sao đối với cùng  một đối tượng giáo dục, giáo viên này dùng mọi lời trách mắng, răn đe, thậm chí doạ  nạt mà học sinh cũng chẳng nghe lời, còn giáo viên khác chỉ  cần có mặt là mọi việc  đâu vào đấy. Tại sao cùng một biện pháp sư  phạm mà giáo viên sử  dụng thì đem lại   thành công tốt đẹp, còn giáo viên khác sử dụng lại không có kết quả … Tất cả đều do  nhân cách của người giáo viên quyết định. Bởi thế  người ta mới khẳng định rằng,   nghề thầy giáo là nghề “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”, tức là dùng nhân cách  của ông thầy là công cụ, phương tiện… để giáo dục nhân cách của học trò. Vì vậy muốn thành công trong hoạt động sư phạm thì trước tiên mỗi người giáo   viên cần không ngừng rèn luyện mình để có một nhân cách mẫu mực. Sự mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo được thể hiện như sau: + Có đạo đức, tư thế, tác phong mẫu mực trước học sinh. Đạo đức, tư thế, tác  phong mẫu mực cần thiết đối với tất cả mọi người, xong đặc biệt quan trọng đối với   người giáo viên khi đứng trước học sinh bởi mọi hành vi, cử  chỉ, điệu bộ… của giáo   viên đều không thể  lọt qua cặp mắt quan sát tinh tường của hàng chục, hàng trăm…   học sinh. Những điều tốt của thầy, cô giáo được học sinh bắt chước và học tập. Còn  những điều xấu của giáo viên thì sẽ bị các học trò phê phán, bình luận. Điều đó chứng 
  10. tỏ đạo đức, tư thế, tác phong của người giáo viên là hết sức quan trọng. Do vậy, thầy,   cô giáo phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Chính vì thế mà khi sinh thời Bác   Hồ đã luôn căn dặn: “Các thầy giáo, cô giáo phải luôn luôn kiểu mẫu cho học sinh noi   theo”. + Người giáo viên cần có một cuộc sống mẫu mực, có cử  chỉ  đẹp, dáng điệu   khoan thai, đàng hoàng, đĩnh đạc. Quần áo, cách ăn mặc bao giờ cũng giản dị, sạch sẽ,   phù hợp với nghề nghiệp. Nơi ở cũng như chỗ làm việc phải luôn gọn gàng, ngăn nắp.  Nói năng nhẹ nhàng, từ tốn, không có những lời lẽ cục cằn, thô lỗ. + Những nét cá tính, đạo đức, tư thế tác phong nói trên không chỉ chứng tỏ thái  độ   lịch   sự,   có   văn   hoá   của   người   thầy   giáo   đối   với   học   sinh,   đồng   nghiệp,   phụ  huynh… mà còn lại sự tự trọng đối với bản thân của người giáo viên. + Sự  mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo còn thể  hiện  ở  cách đối  với, giao thiệp với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh… bao giờ cũng tỏ  ra nhã nhặn,   tế nhị, thận trọng, từ tốn và ý tứ trong các mối quan hệ. + Sự  mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo là một trong những cơ  sở  đảm bảo uy tín cao của người giáo viên và có tác dụng quyết định đến việc hình thành   nhân cách của học sinh, đồng thời phản ánh trình độ  văn hoá của người giáo viên. Vì  vậy mỗi thầy cô giáo phải không ngừng rèn luyện mình trở  thành con người mẫu   mực, có lương tâm trong sáng, có lí tưởng cao đẹp… để  gây được  ấn tượng tốt đẹp   trong lòng học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp…  ­ Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp  Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp tức là tôn trọng nhân cách của  nhau. Điều đó có nghĩa là trong giao tiếp sư phạm, thầy và trò đều phải tôn trọng nhân  cách của nhau. Tôn trọng nhân cách của nhau là tôn trọng phẩm giá, tâm tư, nguyện   vọng… của nhau, không ép buộc nhau bằng cường quyền, uy lực. Trong giao tiếp sư  phạm, người thầy giáo tôn trọng nhân cách của học sinh  được biểu hiện ở chỗ:
  11. + Coi học sinh [dù nhỏ hay lớn] đều là một con người. Vì thế họ có đầy đủ các   quyền con người như  quyền được học tập, được vui chơi, được lao động…, được   bình đẳng với các học sinh khác, với mọi người trong các mối quan hệ xã hội. + Để tôn trọng nhân cách của học sinh, người giáo viên không nên kiêu căng, tự  phụ, tự  cho mình giỏi hơn, có nhiều quyền lực hơn… bởi nếu kiêu căng, tự  phụ  dễ  làm nảy sinh tư tưởng, hành vi  ứng xử  coi thường học sinh, khinh bỉ họ và đi đến vi   phạm nhân quyền của họ. + Biết lắng nghe ý kiến của học sinh, gợi lên những nhu cầu chính đáng của các  em. Không cắt ngang lời các em bằng các cử chỉ, điệu bộ như xem đồng hồ, phẩy tay,   nhìn đi chỗ khác… khi học sinh nói, giáo viên hãy nghe cho hết ý với thái độ trân trọng,  đừng ngắt lời, đừng tranh nói. Điều gì học sinh nói chưa rõ thì đề nghị các em nói lại,   giáo viên chớ tự phụ cho rằng mọi cái mình đều biết rồi mà gạt đi không nghe hết. + Tôn trọng nhân cách của học sinh còn thể  hiện rõ nét  ở  hành vi giao tiếp có  văn hoá của người giáo viên. Bất luận trong trường hợp nào dù học sinh có phạm sai   lầm đến đâu thì giáo viên cũng không nên dùng những lời lẽ  để  sỉ  vả, nhục mạ, xúc   phạm đến nhân cách của các em, nhất là ở nơi công cộng, chỗ đông người + Có thái độ  ân cần, niềm nở, thể hiện các phản  ứng biểu cảm của mình một  cách chân thành, trung thực. + Tôn trọng nhân cách của học sinh còn thể hiện ở trang phục, đầu tóc của giáo   viên gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với nghề nghiệp. Nếu trang phục của giáo viên luộm   thuộm, nhàu nát, bẩn thỉu, đầu tóc quá cầu kỳ, kiểu cách chạy theo mốt… đều là biểu  hiện thiếu tôn trọng học sinh và thiếu tôn trọng bản thân. + Tôn trọng học sinh trước hết là phải trong ý thức thường trực của mỗi giáo  viên đối với học sinh bởi tôn trọng học sinh chính là tôn trọng mình, tôn trọng nghề  nghiệp của mình. + Còn học sinh, trong giao tiếp với các thầy, cô giáo cũng phải ý thức được  rằng, cần phải tôn trọng thầy, cô giáo bởi thầy, cô giáo là người thay mặt gia đình, xã 
  12. hội để dạy dỗ  mình nên người. Cổ  nhân có câu: “Không thầy đố  mày làm nên” hoặc  “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” ; “Một ngày làm thầy, cả đời làm cha”…  Từ  những phân tích  ở trên ta thấy, trong giao tiếp sư phạm cả thầy và trò đều  phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nhân cách của nhau cũng chính là tôn trọng nhân   cách của chính mình. Tuy nhiên người thầy giáo cần thể  hiện trước để  học sinh noi   theo. ­ Có thiện chí trong giao tiếp với học sinh  Thiện chí trong giao tiếp sư phạm là thể hiện đạo đức của người giáo viên khi   tham gia vào quá trình giao tiếp. Đây chính là “cái tâm”, là lòng nhân hậu của người  thầy giáo. Đó cũng chính là phẩm chất đạo đức của người giáo viên trong quan hệ với   học sinh, đồng nghiệp… Bản chất của cái thiện trong giao tiếp sư phạm của người giáo viên được thể  hiện  ở  sự  tin tưởng học sinh, đồng nghiệp… luôn nghĩ tốt về  họ, giành những tình  cảm tốt đẹp và đem lại niềm vui cho họ, luôn động viên, khuyến khích họ  làm việc  tốt. + Thiện chí còn có nghĩa là giành những điều kiện thuận lợi cho học sinh thể  hiện được  ứng thú, cá tính của mình trong học tập, trong quan hệ  với mọi người.   Không nghĩ xấu về các em ngay cả khi các em vô tình vi phạm nội quy, quy định của  trường, lớp… đồng thời giành những thuận lợi cho cả đồng nghiệp, phụ  huynh trong  công việc, hoạt động… + Thiện chí của người giáo viên trong giao tiếp sư phạm còn thể hiện ở sự công  bằng trong nhận xét, đánh giá đồng thời đánh giá mang tính chất động viên, khuyến  khích học sinh. Đây chính là cách “tạm ứng niềm tin” cho học sinh, khích lệ các em cố  gắng vươn lên để  xứng đáng với lòng tin mà giáo viên đã gửi gắm vào các em. Đây  cũng chính là cách thức giáo dục theo phương châm “Giáo dục đi trước sự phát triển”  trong giới hạn cho phép. Chính sự đánh giá công bằng, có tính chất khuyến khích đó đã  nâng học sinh lên cao hơn cái hiện có một chút để  tạo cho các em có một sức bật 
  13. vươn lên phía trước, vươn tới sự hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Điều đó được thể hiện  qua cách đánh giá của giáo viên với học sinh: “Em còn có thể  đạt được kết quả  tốt   hơn…” hoặc “Nếu em cố gắng hơn một chút thì kết quả sẽ tốt hơn thế”... ­ Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm  Nguyên tắc này được hiểu là thầy, cô giáo biết đặt vị trí của mình vào vị trí của   học sinh, biết sống trong niềm vui, nỗi buồn của các em để cùng rung cảm, cùng suy   nghĩ với các em. Chính nhờ sự đồng cảm với học sinh mà thầy, cô giáo mới hiểu được suy nghĩ  và hành của học sinh, từ đó có những phương pháp ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm  – sinh lí của các em nhằm đạt được mục đích đề ra. Sự  đồng cảm trong giao tiếp sư phạm có một vai trò quan trọng giúp cho thầy  và trò hiểu biết lẫn nhau để từ đó ảnh hưởng tới nhau, rung cảm lẫn nhau, gắn bó với   nhau… khiến cho giao tiếp sư phạm của họ thành công hơn. Ngược lại với sự đồng cảm là cách giải quyết cứng nhắc, duy ý chí gây nên sự  bực bội, cáu gắt, làm tổn thương tình cảm của nhau khiến cho khoảng cách giữa thầy  và trò ngày càng xa và đương nhiên quá trình giao tiếp giữa họ  bị  gián đoạn, ngắt  quãng để lại “dấu ấn” không tốt trong quan hệ thầy trò.      ­ Có niềm tin trong giao tiếp sư phạm  Một điều kiện tiên quyết của mọi sự tiếp xúc giữa con người với con người là  tin tưởng ở đối tượng giao tiếp của mình. Trong giao tiếp sư phạm cũng vậy, thầy và  trò chỉ  đạt được mục đích khi cả  hai bên đều có sự  tin tưởng lẫn nhau. Trò tin vào  thầy thì mới bộc bạch hết suy nghĩ và cảm nhận của mình về vấn đề này hay vấn đề  khác, về những điều thầm kín, riêng tư của mình. Lúc đó các em coi thầy cô là những  người bạn lớn tin cậy của mình, sẵn sàng giúp đỡ mình trong lúc khó khăn. Nếu mình   chẳng may vấp ngã thì thầy cô là người nâng đỡ, vực mình dậy, chỉ rõ những lỗi lầm  mà mình mắc phải và cách thức để  vượt qua. Còn thầy cô cũng cần có niềm tin đối  với học trò của mình rằng các em có lớn mà chưa có khôn, cần phải dạy dỗ, khuyên  
  14. nhủ  các em nhận thức rõ cái đúng, cái sai, cái cần học và cái không nên học để  hình   thành cho các em thói quen ứng xử có văn hoá với mọi người trong xã hội, với thầy cô,  bạn bè. * Khái niệm phong cách giao tiếp ­  Là toàn bộ  hệ  thống các phương pháp, thủ  thuật tiếp nhận, phản  ứng hành   động tương đối ổn định và bền vững của mỗi chủ  thể  và đối tượng trong giao tiếp,   tạo nên sự khác biệt cá nhân. Từ khái niệm trên ta thấy trong phong cách giao tiếp có hai phần rõ rệt: ­  Phần tương đối  ổn định:  Là do sự   ổn định tương đối của hệ  thống các  phương pháp, thủ  thuật tiếp nhận, phản  ứng hành động… được quy định bởi chính  cấu tạo cơ thể, cấu tạo tay, chân, đầu, cổ…, hoạt động của hệ thần kinh và các giác   quan, bởi nghề nghiệp, môi trường sống và các quan hệ xã hội … tương đối ổn định. ­ Phần linh hoạt mềm dẻo: Sự linh hoạt mềm dẻo trong phong cách giao tiếp   được quy định bởi những thay đổi về các quan hệ xã hội, vị trí xã hội mà cá nhân đảm   nhiệm, nghề nghiệp, môi trường sống… nhằm đảm bảo sự  thích ứng với những đổi  thay của môi trường nhất là môi trường xã hội. Như  vậy phong cách giao tiếp là phong cách cá nhân được sử  dụng trong quá   trình tiếp xúc với mọi người xung quanh. * Khái niệm phong cách giao tiếp sư phạm ­  Là toàn bộ  hệ  thống các phương pháp, thủ  thuật tiếp nhận, phản  ứng hành   động tương đối ổn định và bền vững của giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp xúc   nhằm truyền đạt và lĩnh hội các tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo   nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. ­ Phong cách giao tiếp sư phạm cũng bao hàm hai phần như trên: + Phần  ổn định tương đối: Bao gồm những tác phong, hành vi… tương đối  ổn định và bền vững do tính chất của hệ  thần kinh và giác quan, do các phản xạ  có   điều kiện đã được củng cố khá bền vững… quy định nên.
  15. Điều đó có nghĩa là những tác phong, những hành vi tập nhiễm lâu ngày đã  được củng cố trở thành thói quen hành vi rất khó xoá bỏ. Chẳng hạn, hành vi khoanh  tay trước ngực, cúi đầu chào người lớn của trẻ nhỏ. Hành vi này của trẻ được cha mẹ,   người lớn dạy cho trẻ từ lúc còn nhỏ. Trong suốt quá trình lớn lên của trẻ, các hành vi  này thường xuyên được lặp đi lặp lại trong cuộc sống trở thành thói quen của trẻ. Vì  vậy, dù ở bất kì nơi đâu, trong hoàn cảnh nào hễ cứ gặp người lớn hơn là trẻ  đều có   thói quen chào hỏi lễ phép như vậy. Giờ đây khi đã trưởng thành, nhiều sinh viên vẫn   có thói quen chào hỏi lễ phép như thế. Mặt khác, quan hệ xã hội được củng cố lâu ngày sẽ tạo nên thói quen giao tiếp.   Chẳng hạn, làm thầy giáo lâu năm thường có tác phong mô phạm như: Lúc nào cũng   ung dung thư  thái, nói năng rõ ràng, rành mạch, cư xử  tế nhị, quần áo gọn gàng, nơi   làm việc ngăn nắp… những thói quen giao tiếp này là một bộ  phận của phong cách  giao tiếp sư phạm của người giáo viên. + Phần linh hoạt mềm dẻo: Đó là những hành vi cử  chỉ  rất linh hoạt và cơ  động, xuất hiện nhanh chóng, bất thường để  giúp người giáo viên mau chóng thích   ứng với sự biến động, hay thay đổi của môi trường làm việc [học sinh ở các lớp học   khác nhau, khoá học khác nhau, trong các tình huống khác nhau, có độ tuổi khác nhau,   trình độ  phát triển trí tụê khác nhau, đặc điểm tâm sinh lí khác nhau…], môi trường  sống. Sự  thay đổi của môi trường sống và môi trường làm việc là nguyên nhân trực   tiếp làm thay đổi phong cách giao tiếp sư phạm của người giáo viên. Môi trường sống  ở  đây bao gồm: môi trường tự  nhiên và môi trường xã hội.   Chính môi trường xã hội đã quyết định sự  linh hoạt và cơ  động của cá nhân người  thầy giáo và được thể hiện trong phong cách giao tiếp sư phạm của họ. Bên cạnh đó, sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội cũng làm cho phong cách   giao tiếp sư phạm của người thầy giáo biến đổi theo bởi vì, sự  thay đổi các quan hệ  xã hội, vị thế xã hội buộc người giáo viên phải có cách ứng xử  cho phù hợp. Cụ  thể  một người trước đây chỉ là giáo viên bộ môn thì quan hệ giữa anh ta với các giáo viên 
  16. khác chỉ đơn thuần là quan hệ đồng nghiệp, nay anh ta được bổ  nhiệm làm phó hiệu  trưởng của trường vì thế quan hệ của anh ta với các giáo viên khác đã có sự thay đổi,   đó là quan hệ giữa người lãnh đạo với cấp dưới. Như vậy, quan hệ xã hội giữa họ đã   có sự thay đổi, buộc anh ta phải thay đổi phong cách ứng xử của mình, bởi nếu không  có phong cách ứng xử mới thì hoạt động quản lí lãnh đạo của anh ta sẽ không có hiệu  quả hoặc có hiệu quả rất kém. Ứng xử là biểu hiện cụ thể của giao tiếp. Vì vậy khi  phong cách  ứng xử  thay đổi thì cũng có nghĩa là phong cách giao tiếp sư  phạm của   người thầy giáo đó cũng có sự biến đổi theo. * Các loại phong cách giao tiếp sư phạm  ­ Phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm  + Thực chất của phong cách dân chủ  trong giao tiếp sư  phạm là luôn luôn có sự  tôn   trọng lẫn nhau giữa thầy giáo và học sinh. Nhờ  đó tạo ra bầu không khí tâm lí thân  mật, gần gũi, cởi mở và quý trọng nhau, giải phóng được tư tưởng làm cho cả thầy và  trò đều thoải mái, đồng thời phát huy được tính độc lập, sáng tạo của cả thầy giáo và   học sinh. + Phong cách dân chủ  trong giao tiếp sư phạm của người thầy giáo được biểu  hiện như sau: Giáo viên coi trọng các đặc điểm tâm lí cá nhân, vốn kinh nghiệm sống,   trình độ nhận thức, nhu cầu, hứng thú, động cơ… của học sinh. Giáo viên ý thức được   điều đó và hành động,  ứng xử  phù hợp với các nội dung trên. Nhờ  đó dự  đoán trước   được mức độ  phản  ứng cũng như  hành động của học sinh trong và sau quá trình giao   tiếp sư phạm. Lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng… của học sinh, tôn trọng nhân cách  của các em, đáp ứng kịp thời và có lời giải thích rõ ràng những nguyện vọng, những ý  kiến của họ, luôn gần gũi các em, giải quyết nhanh chóng những vướng mắc trong   quan hệ, sinh hoạt, trong học tập, trong công việc… của các em, tạo ra sự  tin tưởng   của học sinh đối với giáo viên.
  17. Người giáo viên có phong cách dân chủ  trong giao tiếp với học sinh là  người luôn luôn tôn trọng học sinh, tạo cho học sinh có tính độc lập, sáng tạo, ham   hiểu biết, kích thích hoạt động nhận thức, tìm tòi của học sinh, giúp học sinh xác định   được vị  trí, vai trò của mình trong nhóm bạn bè, trong học tập. Ý thức được trách   nhiệm và bổn phận của người học sinh, người con… đó chính là nguồn gốc của tự  ý  thức, tự giáo dục và tự rèn luyện bản thân tạo điều kiện để nhân cách của mình ngày   càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của xã hội. + Bên cạnh những  ưu điểm trên, phong cách dân chủ  trong giao tiếp sư  phạm  của người giáo viên cũng bộc lộ những hạn chế sau: Dân chủ  trong giao tiếp sư  phạm không có nghĩa là “đề  cao cá nhân”   hoặc “theo đuôi” những đòi hỏi không xuất phát tự  lợi ích chung của mọi học sinh.  Dân chủ không có nghĩa là “nuông chiều thả mặc” học sinh mà không tính đến những   yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức cho học sinh. Dân   chủ không phải là xoá đi ranh giới giữa thầy và trò để trở  thành “cá mè một lứa” với  nhau. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, phong cách  dân chủ trong giao tiếp sư phạm đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học và giáo dục   học sinh. ­ Phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm  Đặc trưng của loại phong cách giao tiếp sư phạm này là thiếu sự tôn trọng lẫn   nhau. Vì thế luôn tạo ra khoảng cách giao tiếp ngày càng xa giữa thầy và trò. Nội dung   của phong cách giao tiếp sư  phạm này thường xuất phát tự  nội dung công việc, học  tập hoặc hoạt động xã hội. Phong cách độc đoán trong giao tiếp sư  phạm của người giáo viên được biểu   hiện ở chỗ:  + Giáo viên luôn coi thường và xem nhẹ  các đặc điểm riêng về  cá tính, nhận   thức, nhu cầu, hứng thú… của học sinh do xác định mục đích giao tiếp thường xuyên 
  18. phát tự công việc và giới hạn thời gian thực hiện một cách cứng nhắc, luôn có những  yêu cầu và đòi hỏi xa lạ không thể  thực hiện được trong thực tế.  Ở  đây không phải   giáo viên không hiểu được rằng, mỗi học sinh đều có một cá tính, nhận thức, hứng thú  riêng… ngược lại, giáo viên ý thức được điều đó rõ ràng nhưng do quá chú trọng vào   công việc, đặt công việc lên trên hết, hơn nữa do thiếu tôn trọng nhau nên dẫn đến  hiện tượng xem thường các đặc điểm tâm lí cá nhân, nhận thức… của học sinh. Hơn   nữa, ở giáo viên có loại phong cách giao tiếp này thường tồn tại quan điểm phải “trị”   cho các học sinh này đến nơi đến chốn. Còn học sinh lại luôn có tâm thế  “chống đối  ngầm” hoặc “chống đối ra mặt” mọi hành vi độc đoán của giáo viên. Giáo viên có loại   phong cách giao tiếp này cũng thường đánh giá học sinh một cách chủ  quan, quan hệ  giữa giáo viên và học sinh thuần tuý là quan hệ công việc. + Người giáo viên có phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm thì khi giao   tiếp với học sinh thường rất cứng nhắc, máy móc, không khoan nhượng. Trong giao   tiếp công việc, họ thường không cho phép và rất hạn chế  học sinh được đóng góp ý  kiến vào các quyết định của mình, giao tiếp với học sinh chủ yếu bằng sử dụng quy  chế  hoặc mệnh lệnh, ít giành cho học sinh có điều kiện sáng tạo… làm cho khoảng   cách giữa thày và trò ngày càng xa, quan hệ giữa họ chỉ là quan hệ công việc một cách  cứng nhắc, máy móc. + Phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm của người thầy giáo đã làm mất  đi sự  tự  do, kiềm chế sức sáng tạo và khả  năng suy nghĩ của học sinh, làm cho tính  thuyết phục và giáo dục nhau bằng tình cảm kém hiệu quả. + Tuy nhiên phong cách độc đoán trong giao tiếp giữa thầy và trò cũng có những  tác dụng nhất định đối với những công việc đòi hỏi phải hoàn thành trong một thời  gian ngắn, gấp rút, có hạn định, đồng thời có tác dụng đối với học sinh có kiểu khí   chất linh hoạt, nóng nẩy thường có thói quen khi thực hiện công việc muốn dứt điểm   nhanh chóng và muốn nhìn thấy kết quả công việc ngay. ­ Phong cách tự do trong giao tiếp sư phạm 
  19. Phong cách này thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo, cơ động, dễ thay đổi theo đối  tượng và hoàn cảnh giao tiếp, đôi khi có sự  pha lẫn “khéo léo ứng xử  sư  phạm” của  người giáo viên. Phong cách tự do trong giao tiếp sư phạm có ưu điểm là phát huy được tính tích   cực của học sinh, kích thích các em tư  duy độc lập, sáng tạo, làm cho học sinh luôn  cảm thấy thoải mái trong học tập, hoạt động… Biểu hiện của loại phong cách này: + Giáo viên dễ dàng thay đổi mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp. Chẳng   hạn giáo viên đang nói chuyện dở  về chủ  đề  này lại chuyển ngay sang chủ đề  khác,  hoặc đang nói với học sinh A thấy học sinh B đi qua lập tức kéo lại và nói chuyện  ngay với em đó, bỏ mặc A đứng đấy. +  Giáo viên không làm chủ  được cảm xúc và diễn biến tâm lí của bản thân,  thường hay phụ  hoạ, bắt chước hoặc tỏ ra thông cảm quá mức với những khó khăn   của học sinh. Giáo viên xác định mục đích giao tiếp không rõ ràng, nội dung giao tiếp   không phân định, phạm vi giao tiếp rộng rãi nhưng mức độ  nông cạn, hời hợt,  ấn  tượng không sâu sắc. + Người giáo viên có kiểu phong cách này dễ dàng gần gũi với học sinh nhưng   nếu cứ tiếp diễn mãi kiểu phong cách giao tiếp này thì sẽ  bị  học sinh coi thường, dễ  dẫn đến tình trạng “cá mè một lứa”, do vậy các em dễ  có hành vi  ứng xử  vô lễ  với   giáo viên, phong cách giao tiếp này tạo ra sự đơn điệu, nhàm chán. Tóm lại, ba loại phong cách giao tiếp trên đều có những  ưu điểm và nhược   điểm nhất định. Tuỳ thuộc vào từng loại công việc, mục đích giao tiếp, tính cấp thiết   của nội dung giao tiếp và phương tiện giao tiếp… mà lựa chọn loại phong cách giao   tiếp cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp sư phạm. 3.1.2. Khái niệm kĩ năng giao tiếp sư phạm  Kĩ năng giao tiếp sư  phạm là  khả  năng vận dụng các kiến thức, các kinh   nghiệm hoạt động sư phạm … của người giáo viên để  thực hiện có kết quả  quá  
  20. trình tiếp xúc với học sinh làm cho hoạt động dạy học và giáo dục đạt được mục   đích đề ra. Kĩ năng giao tiếp sư phạm là một dạng kĩ năng nghề nghiệp và được thể hiện  trong lao động sư phạm của người thầy giáo. Kĩ năng giao tiếp sư phạm vừa thể hiện   kĩ năng giao tiếp nói chung, vừa thể hiện các đặc trưng của hoạt động sư phạm [dạy   học và giáo dục]. Nó thực chất là sự phối hợp hài hoà giữa các chuẩn mực xã hội với   những chuẩn mực của người thầy giáo. Có thể  coi kĩ năng giao tiếp sư  phạm là kĩ  năng giao tiếp có văn hoá trong hoạt động sư phạm. Nói khác đi, người thầy giáo có kĩ  năng giao tiếp sư phạm là người nắm được các chuẩn mực giao tiếp nói chung, chuẩn  mực giao tiếp sư phạm nói riêng và vận dụng có kết quả trong tình huống giao tiếp cụ  thể ­ đó là giao tiếp với học sinh để dạy học và giáo dục. Kĩ năng giao tiếp sư phạm là loại kĩ năng giao tiếp tổng hợp, trong đó bao gồm  nhiều kĩ năng thành phần. Đây cũng là loại kĩ năng giao tiếp bậc cao mà đỉnh của nó   chính là sự khéo léo ứng xử sư phạm đến mức trở thành “nghệ thuật giao tiếp ứng xử  sư phạm”. 3.3. Một số kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên trong tiếp xúc với học   sinh  3.3.1. Kĩ năng định hướng giao tiếp sư phạm  Là khả  năng dựa vào sự  biểu lộ  bên ngoài [cử  chỉ, điệu bộ, ngữ  điệu, thanh  điệu…] mà phán đoán về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Định hướng giao tiếp gồm: Định hướng trước khi giao tiếp, định hướng lúc bắt   đầu tiếp xúc và định hướng trong quá trình giao tiếp. Kĩ năng định hướng trước khi giao tiếp là những thao tác tư  duy, trí tuệ  [bao   gồm các thao tác phân tích, tổng hợp, các thủ thuật ghi nhớ…] nhằm xây dựng mô hình  tâm lí giả định về một học sinh hay một giáo viên nào đó… và các phương án ứng xử  mà giáo viên tạo ra trên cơ sở vốn sống, vốn kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân   để  phán đoán trước, lường trước những phản  ứng có thể  xảy ra của học sinh, đồng  

Page 2

YOMEDIA

Tham khảo "Đề cương môn Giáo tiếp sư phạm" các bạn sẽ nắm rõ được khái niệm, đặc trưng cơ bản của giao tiếp sư phạm và các chức năng của giao tiếp sư phạm. Mời các bạn tham khảo!

04-03-2019 1496 57

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề