Kỹ sư thực hành là gì năm 2024

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [LĐ-TB&XH] quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng; in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng lần 1.

Theo đó, dự thảo Thông tư bổ sung Điều 3a về công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành đối với người học tốt nghiệp trình độ cao đẳng.

Người học tốt nghiệp trình độ cao đẳng được hiệu trưởng trường cao đẳng công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành.

Việc công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành do hiệu trưởng quyết định theo một trong hai hình thức sau:

  1. Danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành được ghi trên bằng tốt nghiệp cao đẳng bằng cụm từ "và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành" hoặc "và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành";
  1. Danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành không ghi trên bằng tốt nghiệp cao đẳng. Các trường cấp giấy "công nhận danh hiệu cử nhân thực hành" hoặc "công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành" theo mẫu do trường quy định. Giấy công nhận danh hiệu cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành là một thành phần của bằng tốt nghiệp cao đẳng. Việc in, cấp phát, chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ giấy công nhận danh hiệu được thực hiện tương tự như đối với bằng tốt nghiệp.

Theo dự thảo Thông tư, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật được công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành; các ngành nghề còn lại được công nhận danh hiệu cử nhân thực hành".

Dự thảo Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

"Điều 14. Công bố công khai thông tin về cấp bằng tốt nghiệp trên trang thông tin điện tử

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp bằng, trường phải công bố công khai thông tin về cấp bằng tốt nghiệp trên trang thông tin điện tử của trường và cung cấp các thông tin về cấp bằng tốt nghiệp trên Trang thông tin Tra cứu văn bằng giáo dục nghề nghiệp [sau đây gọi là trang thông tin điện tử] tại địa chỉ: //vanbang.gdnn.gov.vn phục vụ cho công tác quản lý, tra cứu.

2. Việc công bố công khai thông tin về cấp bằng tốt nghiệp trên trang thông tin điện tử nhằm công khai, minh bạch hoạt động đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp của các trường; giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra, giám sát hoạt động cấp bằng tốt nghiệp một cách thuận lợi; hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp bằng tốt nghiệp; hạn chế việc sử dụng bằng tốt nghiệp giả.

3. Thông tin công bố công khai về cấp bằng tốt nghiệp gồm các nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp và phải đảm bảo chính xác so với sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp, phải được cập nhật và lưu trữ thường xuyên trên trang thông tin điện tử; bảo đảm dễ quản lý, truy cập, tìm kiếm.

4. Trường hợp bằng tốt nghiệp được chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ thì phải được cập nhật trên trang thông tin điện tử.

5. Việc công bố công khai thông tin về cấp, chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trên trang thông tin điện tử được thực hiện đối với cả bằng tốt nghiệp đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành".

[1] Ghi chức danh người đứng đầu trường cấp bằng tốt nghiệp bằng tiếng Việt; chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.

[2] Ghi tên trường cấp bằng tốt nghiệp bằng tiếng Việt; chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm.
.....
[24] Tùy theo ngành, nghề đào tạo mà người học đã học để ghi cụm từ “DANH HIỆU CỬ NHÂN THỰC HÀNH” hoặc “DANH HIỆU KỸ SƯ THỰC HÀNH”; chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 2 Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT quy định về nội dung chính ghi trên văn bằng như sau:

Nội dung chính ghi trên văn bằng
1. Tiêu đề:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
2. Tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo [bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ, văn bằng trình độ tương đương].
....

Thông qua các quy định trên, bằng cử nhân thực hành hay nói cách khác là danh hiệu cử nhân thực hành là danh hiệu được thể hiện trên bằng tốt nghiệp cao đẳng. Bằng này cấp cho người học đủ điều tốt nghiệp cao đẳng, tuỳ theo ngành nghề đào tạo mà trên bằng ghi cụm từ “DANH HIỆU CỬ NHÂN THỰC HÀNH” hoặc “DANH HIỆU KỸ SƯ THỰC HÀNH”.

Mặt khác, tương ứng với trình đô đào tạo đại học thì trên bằng đại học thể hiện tên là bằng cử nhân. Loại bằng này cáo cho sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định pháp luật và quy chế của nhà trường.

Chính vì vậy, có thể nói bằng cử nhân thực hành và bằng cử nhân là khác nhau. Do đó, bằng cử nhân thực hành không phải là bằng đại học.

Bằng cử nhân thực hành có phải là bằng đại học? [Hình từ Internet]

Bằng cử nhân thực hành do ai cấp?

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng như sau:

Nguyên tắc quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng
1. Bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng [sau đây gọi là bằng tốt nghiệp] được quản lý thống nhất, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Thông tư này.

....

Mặt khác theo khoản 3 Điều 21 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Phân cấp, quản lý bằng tốt nghiệp
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý bằng tốt nghiệp; quy định mẫu, việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý việc in, sử dụng phôi, cấp phát bằng tốt nghiệp của các trường có trụ Sở chính đóng trên địa phương mình.
3. Các trường tự chủ và chịu trách nhiệm trong việc in phôi, quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thông qua quy định trên, bằng cử nhân thực hành do các trường cao đẳng tự chủ cấp và tự chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, cấp phát bằng.

Nội dung trên bằng cử nhân thực hành có gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 10/2017/TT-BLĐTBXH sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2020/TT-BLĐTBXH nội dung trên bằng cử nhân thực hành bao gồm:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

- Chức danh của hiệu trưởng trường cấp bằng tốt nghiệp.

- Tên trường cấp bằng tốt nghiệp.

- Tên bằng tốt nghiệp theo từng trình độ đào tạo [bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng].

- Ngành, nghề đào tạo.

- Họ, chữ đệm, tên của người được cấp bằng tốt nghiệp.

- Ngày, tháng, năm sinh của người được cấp bằng tốt nghiệp.

- Xếp loại tốt nghiệp.

- Địa danh, ngày tháng năm cấp bằng tốt nghiệp.

- Chức danh, chữ ký, họ, chữ đệm, tên của hiệu trưởng trường cấp bằng tốt nghiệp và đóng dấu theo quy định.

- Số hiệu, số vào sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp.

- Đối với các chương trình chất lượng cao được ghi cụm từ "chương trình chất lượng cao" phía dưới tên ngành, nghề đào tạo.

Chủ Đề