Lãi suất tiền gửi của các ngân hàng mới nhất năm 2022

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động để hút vốn. Trong ảnh là biểu lãi suất huy động của Bac A Bank - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Sacombank vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, theo đó lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,7%/năm, 6 tháng tăng lên 4,7%/năm. Ở kỳ hạn huy động 12 tháng, lãi suất tăng lên 5,8%/năm, và mức lãi suất huy động cao nhất là 6,3%/năm ở kỳ hạn 36 tháng.

Theo biểu lãi suất áp dụng từ ngày 9-5 tại Ngân hàng Nam Á, mức lãi suất huy động tiền gửi tại quầy kỳ hạn 3 tháng ở mức 3,95%/năm, kỳ hạn 6 và 9 tháng lần lượt ở mức 5,60%/năm và 5,9%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng lãi suất là 6,4%/năm và cao nhất là 6,7%/năm ở kỳ hạn từ 18 đến 23 tháng. 

Các kỳ hạn trên 24 tháng tại Ngân hàng Nam Á lãi suất lại giảm dần, và chỉ còn 5,9%/năm ở kỳ hạn 36 tháng. Ở biểu lãi suất huy động tiền gửi trực tuyến tại ngân hàng này, dù chưa điều chỉnh nhưng lãi suất cao nhất lên đến 7,4%/năm ở các kỳ hạn từ 16 đến 36 tháng.

SHB cũng tăng mạnh lãi suất huy động thêm khoảng 0,2-0,4%/năm. Với kỳ hạn 36 tháng khi gửi tại quầy, lãi suất tăng 0,4%/năm lên 6,5-6,6%/năm. Tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động của SHB tăng từ 5,7-5,8%/năm lên 6,1-6,2%/năm. 

Đối với hình thức gửi online, lãi suất cũng tăng khá mạnh.

Trước đó, Eximbank đã tăng lãi suất tiền gửi online lên cao nhất 6,5%/năm, tăng khoảng 0,2%/năm so với trước, áp dụng cho khách hàng gửi từ 15 tháng trở lên.

Ngân hàng Bản Việt [VietCapitalBank] cũng vừa tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất là 7%/năm ở kỳ hạn 24 tháng theo hình thức trực tuyến. Nếu gửi tại quầy, mức lãi suất ở kỳ hạn 24 tháng chỉ 6,8%/năm.

Giữa tháng 4, VPBank từng tăng lãi suất huy động thêm từ 0,3-0,6%/năm. ABBank cũng tăng lãi thêm 0,4-0,5%/năm cho các kỳ 6, 9 và 12 tháng.

Có nhiều lý do khiến các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động. Theo phân tích của Công ty chứng khoán VnDirect, lãi suất huy động khó có thể duy trì ở mức thấp lịch sử do nhu cầu huy động vốn cao hơn khi tín dụng tăng tốc. Đồng thời, áp lực lạm phát ở Việt Nam sẽ gia tăng trong năm nay và sự cạnh tranh gay gắt hơn với các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán để thu hút dòng vốn.

VnDirect kỳ vọng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ 0,3-0,5% năm nay. Trong đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức 5,9-6,1%/năm vào cuối năm 2022, nhưng mức này vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch.

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, những tháng đầu năm nay, huy động vốn đang tăng chậm hơn cho vay. Tính đến cuối tháng 4-2022, dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt trên 3 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 7% so với cuối năm ngoái. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm qua.

Tuy nhiên, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn chỉ ước tăng 2,74% so với cuối năm 2021, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tín dụng cải thiện khiến các ngân hàng phải đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay, do vậy lãi suất huy động đã nhích lên.

FED tăng lãi suất để chống lạm phát kỷ lục tại Mỹ

A.HỒNG

[thitruongtaichinhtiente.vn] - Khảo sát biểu lãi suất tiết kiệm [lãi suất huy động] tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường trong ngày đầu tiên tháng 5/2022 cho thấy, lãi suất ở một số kỳ hạn chủ chốt tại một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng so với đầu tháng 3/2022, với mức tăng từ 0,15 - 0,4 điểm %.

Khảo sát nhanh được Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ thực hiện tại một số ngân hàng Vietcombank, BIDV, SCB, VPBank, ACB, Sacombank, MB, VIB, MSB, SeABank, NCB, LienVietPostBank, BacABank, OCB, SHB… cho thấy, trong những ngày đầu tháng 5/2022, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tiếp tục được điều chỉnh tăng nhẹ tại một số ngân hàng thương mại cổ phần.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Ví như tại MB, lãi suất được điều chỉnh tăng từ 0,15 – 0,24% tại một số kỳ hạn chủ chốt, cụ thể: lãi suất kỳ hạn 6 tháng niêm yết ở mức 4,44%/năm [tăng 0,15%], kỳ hạn 12 tháng niêm yết lãi suất là 5,39%/năm [tăng 0,18%], kỳ hạn 24 tháng niêm yết lãi suất là 5,75%/năm [tăng 0,24%].

Hay tại SHB, lãi suất huy động động thêm khoảng 0,2-0,4 điểm % tùy vào kỳ hạn, cụ thể, tại kỳ hạn 36 tháng khi gửi tại quầy, lãi suất tăng 0,4 điểm % lên 6,5-6,6%/năm. Trong đó, số tiền gửi dưới 2 tỷ có lãi suất 6,5%/năm và từ 2 tỷ trở lên là 6,6%/năm. Tương tự, tại kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động của SHB tăng từ 5,7-5,8%/năm lên 6,1-6,2%/năm.

Đối với hình thức gửi online, lãi suất huy động tại SHB cũng tăng khá mạnh. Hiện lãi suất cao nhất là 6,7%/năm khi gửi kỳ hạn từ 36 tháng, tăng 0,35%/năm so với trước. Tương tự, kỳ hạn 12 tháng tăng 0,3 điểm % lên 6,4%/năm.

Trước đó, nhiều ngân hàng cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động. Trong đó, VPBank từ ngày 15/4 đã tăng mạnh 0,3-0,6 điểm % so với trước. Lãi suất cao nhất tại nhà băng này hiện nay là 6,9%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm online từ 50 tỷ trở lên với kỳ hạn 36 tháng, tăng 0,2 điểm % so với trước.

Hay ACB cũng điều chỉnh tăng lãi suất huy động thêm 0,1 điểm % đối với hình thức gửi online kể từ ngày 22/4; BacABank cũng tăng 0,1 điểm % cho nhiều kỳ hạn, lên cao nhất 6,9%/năm kể từ ngày 21/4.

Eximbank cũng vừa cập nhật biểu lãi suất mới. Theo đó, ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất tiền gửi tại quầy, cao nhất là 6%/năm khi gửi từ 15 tháng trở lên. Trong khi đó, đối với hình thức gửi online, lãi suất cao nhất tăng lên 6,5%/năm, cao hơn khoảng 0,2 điểm % so với trước, áp dụng cho khách hàng gửi từ 15 tháng trở lên. Tính từ đầu năm đến nay, lãi suất gửi online tại Eximbank đã tăng khoảng 0,2-0,5%/năm.

Trái ngược với lãi suất điều chỉnh tăng tại một số ngân hàng, biểu lãi suất tiết kiệm tại SeABank trong ngày đầu tháng 5/2021 lại điều chỉnh giảm từ 0,05 -0,45 điểm phần trăm so với cùng kỳ tháng 4/2022. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng của SeABank trong đầu tháng 5/2022 niêm yết ở mức 5,4%/năm [giảm 0,45%], kỳ hạn 12 tháng là 6,1%/năm [giảm 0,05%], kỳ hạn 24 tháng là 6,2%/năm [giảm 0,12 %].

Thống kê trên thị trường cho thấy, SCB vẫn là một trong những ngân hàng có mức lãi suất cao nhất thị trường, với lãi suất tiền gửi online lên tơi 7,35%/năm cho các kỳ hạn từ 18 – 36 tháng. Nhiều ngân hàng khác cũng có lãi suất cao nhất từ 7% như MSB, VietCapitalBank, VietBank, VietABank... với các kỳ hạn thường là từ 24 tháng trở lên.

Trái ngược với việc điều chỉnh tăng tại một số ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhóm ngân hàng quốc doanh [Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank] vẫn duy trì sự ổn định ở mức thấp. Ví như, lãi suất tại Viecombank vẫn duy trì cao nhất là 5,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng, còn kỳ hạn 24 tháng là 5,3%/năm, 12 tháng là 4,0%/năm; hay tại BIDV, lãi suất cao nhất cũng ở mức 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng, kỳ hạn 12 tháng lãi suất cũng chỉ ghi nhận ở mức 4,0%/năm.

Trong báo cáo cập nhật vĩ mô mới công bố của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cho biết, tính tới cuối tháng 4, lãi suất huy động 12 tháng tiếp tục tăng thêm 0,08 điểm phần trăm, lên mức 5,66%. Diễn biến này đã khiến cho lãi suất huy động tăng 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ, sau hơn 2 năm liên tục giảm.

Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng [tới ngày 31/3/2022] đạt 5,04%, mức cao nhất trong 10 năm qua. Tín dụng tăng mạnh đã khiến cho thanh khoản hệ thống ngân hàng có phần căng thẳng hơn và phải liên tục sử dụng tới kênh Thị trường mở [OMO] để bơm tiền ngắn hạn ra ngoài hệ thống sau gần 1 năm kênh này đóng băng.

Diễn biến trên, cộng với những áp lực từ lạm phát cũng như nhu cầu tín dụng tăng cao trong quá trình phục hồi nền kinh tế, các chuyên gia của BVSC dự báo lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới. Tuy nhiên, mức tăng của lãi suất sẽ chưa quá lớn trong năm nay để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế hồi phục.

THỐNG KÊ LÃI SUẤT TIẾT KIỆM THÁNG 5/2022 MỘT SỐ NGÂN HÀNG
[Đơn vị tính: %/năm]

Lãi suất được ghi nhận tại các ngân hàng thương mại nhìn chung khá ổn định trong tháng này. Hiện tại, Techcombank vẫn đang dẫn đầu với mức lãi suất cao nhất là 7,1%/năm.

Ghi nhận trong tháng 4 cho thấy, trong 30 ngân hàng thương mại được khảo sát, một số ít ngân hàng đã có động thái điều chỉnh nhẹ lãi suất so với tháng trước. Song, mức lãi suất cao nhất được triển khai tại các ngân hàng vẫn không đổi, dao động trong khoảng 5,5 - 7,1%/năm.

Hiện tại, với mức lãi suất huy động là 7,1%/năm, Techcombank tiếp tục là cái tên đứng đầu trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng tháng này. Đây cũng là ngân hàng duy nhất ghi nhận mức lãi suất trên 7%/năm. Để được hưởng mức này, khách hàng cần phải đáp ứng điều kiện gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 12 tháng với khoản tiền từ 999 tỷ đồng trở lên.

Theo sau Techcombank là hai ngân hàng MSB và SCB với mức lãi suất cao nhất cùng là 7%/năm. Yêu cầu để được hưởng mức lãi suất này như sau: sở hữu khoản tiền gửi từ 200 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng [đối với MSB]; và gửi tiền trong kỳ hạn 12 - 36 tháng không phân biệt số tiền [đối với SCB]. 

Ngân hàng LienVietPostBank hiện đang xếp ở vị trí thứ ba với lãi suất tiết kiệm là 6,99%/năm. Đối với mức lãi suất này, LienVietPostBank chỉ huy động cho khách hàng sở hữu khoản tiền gửi có kỳ hạn 13 tháng và 60 tháng, trong đó giá trị tiền gửi ở kỳ hạn 13 tháng phải từ 300 tỷ trở lên.

So sánh lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 3/2022. [Ảnh minh hoạ]

Trong tháng này, mức lãi suất cao nhất tại ba ngân hàng gồm MBBank, VietBank và Ngân hàng Việt Á tiếp tục là 6,9%/năm. Tuy có chung mức nhưng mỗi ngân hàng lại có các điều kiện áp dụng khác nhau. Trong đó, MBBank đưa ra quy định là dành cho kỳ hạn 24 tháng, tiền gửi từ 200 đến dưới 300 tỷ; VietBank và Ngân hàng Việt Á yêu cầu tiền gửi có kỳ hạn 15 - 36 tháng.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng khác cũng đang có lãi suất tiền gửi tương đối cao kèm theo điều kiện về số tiền và kỳ hạn cụ thể, có thể kể đến như: HDBank [6,85%/năm], Ngân hàng Bắc Á và Ngân hàng Bản Việt [6,8%/năm], Kienlongbank [6,75%/năm], PVcomBank [6,65%/năm],...

So sánh với tháng trước, có thể thấy, phần lớn trong 30 ngân hàng khảo sát đều có không có biến động về mức lãi suất cao nhất trong tháng 4 này. Duy chỉ có một vài ngân hàng điều chỉnh nhẹ, gồm: Ngân hàng Bản Việt [tăng 0,1 điểm%], Ngân hàng Đông Á [giảm 0,1 điểm %] và Ngân hàng OCB [tăng 0,2 điểm %].

Xét đến 4 “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước, bao gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV, lãi suất cao nhất trong tháng này vẫn được giữ nguyên. Theo ghi nhận, VietinBank tiếp tục có mức lãi suất ngân hàng cao nhất là 5,6%/năm, ba ngân hàng còn lại cùng duy trì mức cao nhất là 5,5%/năm.

Bảng so sánh ngân hàng nào có lãi suất cao nhất trong tháng 4/2022

STT

Ngân hàng

LS cao nhất

Điều kiện

1

Techcombank

7,10%

12 tháng, 999 tỷ trở lên

2

MSB

7,00%

12 tháng, 13 tháng [200 tỷ trở lên]

3

SCB

7,00%

12-36 tháng

4

LienVietPostBank

6,99%

13 tháng [từ 300 tỷ trở lên] và 60 tháng

5

MBBank

6,90%

24 tháng, từ 200 đến dưới 300 tỷ

6

VietBank

6,90%

15 - 36 tháng

7

Ngân hàng Việt Á

6,90%

15 - 36 tháng

8

HDBank

6,85%

13 tháng, 300 tỷ trở lên

9

Ngân hàng Bắc Á

6,80%

24, 36 tháng

10

Ngân hàng Bản Việt

6,80%

24 - 60 tháng

11

Kienlongbank

6,75%

18, 24,36 tháng

12

PVcomBank

6,65%

36 tháng

13

SeABank

6,63%

36 tháng, Từ 10 tỷ trở lên

14

OceanBank

6,60%

18, 24, 36 tháng

15

Ngân hàng Quốc dân [NCB]

6,40%

18 - 60 tháng

16

Ngân hàng Đông Á

6,40%

13 tháng

17

ABBank

6,40%

48 và 60 tháng

18

Ngân hàng OCB

6,35%

36 tháng

19

Sacombank

6,30%

36 tháng

20

Saigonbank

6,30%

13 - 36 tháng

21

VIB

6,20%

12 tháng và 13 tháng

22

SHB

6,20%

24 tháng trở lên, từ 2 tỷ đến 500 tỷ

23

VPBank

6,10%

13 - 36 tháng, từ 50 tỷ trở lên

24

TPBank

6,00%

18, 36 tháng

25

Eximbank

6,00%

15 - 60 tháng

26

ACB

5,80%

12 tháng, từ 5 tỷ trở lên

27

VietinBank

5,60%

Từ 12 tháng trở lên

28

Agribank

5,50%

12 tháng đến 24 tháng

29

Vietcombank

5,50%

12 tháng

30

BIDV

5,50%

12 - 36 tháng

Nguồn: Thảo Vy tổng hợp.

Video liên quan

Chủ Đề