Lãi xuất là gì môn tiền tệ ngân hàng năm 2024

Lãi suất danh nghĩa: Là loại lãi suất biểu thị cho sự tăng trưởng của tiền sau một thời gian nhất định, thông thường là một năm.

Tuy nhiên, số tiền này được tính theo giá trị lý thuyết vì chưa tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát, của việc tính lãi kép hoặc sự thay đổi sức mua của loại tiền đó.

Khi gửi tiết kiệm ngân hàng, lãi suất danh nghĩa sẽ được ghi rõ trên sổ tiết kiệm.

Lãi suất thực tế: Còn gọi là lãi suất hiệu quả, là loại lãi suất thực thu được sau khi đã tính đến tác động của lãi suất kép hoặc trừ đi tỷ lệ lạm phát.

Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiến.

2. Căn cứ vào tính chất của khoản tiền vay

Nếu căn cứ vào tính chất của khoản tiền vay, lãi suất được chia làm 6 loại:

Lãi suất tiền gửi: Là mức lãi suất mà ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phải chi trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng đã gửi vào đó.

Các hình thức tiền gửi bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi VNĐ, tiền gửi ngoại tệ,... Mức lãi suất tiền gửi phụ thuộc vào số tiền, kỳ hạn hay thời gian gửi.

Lãi suất cho vay: Là tỷ lệ phần trăm tính dựa trên số tiền vay gốc mà người đi vay phải trả kèm theo tiền gốc cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng theo khoảng thời gian xác định.

Lãi suất cho vay được quy định trong điều khoản hợp đồng tín dụng và chia thành nhiều mức phụ thuộc vào hình thức vay [vay tín dụng, vay ngắn hạn, vay trả góp, vay thấu chi, vay thế chấp, vay tín chấp...].

Lãi suất cơ bản: Là mức lãi suất thấp nhất mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng riêng cho đồng nội tệ. Dựa vào căn cứ này, tổ chức tín dụng quy định lãi suất riêng cho các dịch vụ tín dụng khác, phù hợp với tình hình kinh doanh. Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010 quy định về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm.

Lãi suất liên ngân hàng [còn gọi là lãi suất qua đêm]: Là lãi suất khi các ngân hàng vay vốn lẫn nhau vì tình trạng thiếu vốn trên thị trường liên ngân hàng. Mức lãi suất này được ngân hàng trung ương quy định và điều chỉnh dựa trên tỷ trọng sử dụng vốn hay tốc độ tăng trưởng của thị trường.

Lãi suất liên ngân hàng cao hơn so với lãi suất khi vay cá nhân.

Lãi suất chiết khấu: Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước ấn định, tính trên khoản tiền mà các ngân hàng thương mại vay vì có nhu cầu sử dụng tiền mặt trong một thời gian ngắn hoặc tỷ lệ dự trữ tiền mặt không đủ.

Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định tính trên giấy tờ có giá ngắn hạn hoặc số tiền được ghi trên thương phiếu khi đến kỳ hạn thanh toán.

Mức lãi suất tái chiết khấu phụ thuộc vào các yếu tố như giấy tờ có giá hoặc khả năng chi trả của người có trách nhiệm thanh toán số tiền được ghi trên thương phiếu.

3. Căn cứ vào tính chất linh hoạt của lãi suất

Lãi suất được chia làm hai loại khi căn cứ vào tính chất linh hoạt của lãi suất vay:

Lãi suất cố định: Là mức lãi suất định ấn định sẵn con số cụ thể trong hợp đồng vay vốn. Nó không bị ảnh hưởng bởi biến động lãi suất thị trường và sẽ giữ nguyên trong suốt khoảng thời gian vay thế chấp tại ngân hàng.

Lãi suất cố định thường chỉ áp dụng cho hình thức vay ngắn hạn.

Lãi suất thả nổi [lãi suất biến đổi]: Trái ngược với lãi suất cố định là lãi suất thả nổi, thay đổi liên tục theo từng mốc thời gian [3 tháng, 6 tháng, 12 tháng] và biến động theo thị trường.

Khách hàng và ngân hàng thỏa thuận với nhau về mốc thời gian điều chỉnh lãi suất thả nổi dựa vào chỉ số lạm phát.

Nếu lãi suất chung trên thị trường giảm thì lãi suất thả nổi giảm nhưng thông thường, mức lãi suất này sẽ thấp hơn lãi suất cố định.

4. Căn cứ vào cách tính lãi suất

Cách phân chia lãi suất cuối cùng là căn cứ vào cách tính lãi suất:

Lãi suất đơn: Là lãi suất được tính dựa trên số vốn gốc ban đầu trong suốt thời kỳ vay. Thời gian vay càng dài, mức lãi suất càng tăng dưới dạng tuyến tính.

Ví dụ, nếu số tiền vay ban đầu là 1.000.000 đồng với lãi suất 10%. Sau năm thứ nhất, tổng vốn và lãi là 1.100.000 đồng. Năm thứ 2, tiền gốc và lãi là 1.200.000 đồng.

Công thức tính lãi suất đơn: I = n*i*Co.

Trong đó:

I: số tiền lãi

n: số thời kỳ gửi vốn

i: lãi suất

Co: vốn gốc

Lãi suất kép: Là mức lãi suất được tính toán dựa vào giá trị đầu tư của số tiền gốc cộng dồn với số tiền lãi tích lũy được trong các thời kỳ vay. Công thức tính lãi suất kép: C = Co [1 + i]n.

Trong đó:

C: số tiền thu được theo lãi gộp sau n kỳ

Co: số vốn gốc

i: lãi suất

n: số thời kỳ gửi vốn

Lãi suất hoàn vốn: Là lãi suất được đặt ra với mục tiêu cân bằng giá trị hiện tại của các dòng thu nhập trong tương lai khi trái phiếu hoặc cổ phiếu sẽ chi trả so với giá trị trên thị trường chứng khoán. Mức lãi suất hoàn vốn được tính dựa trên công cụ nợ với giá trị hôm nay của chính công cụ đó.

Việc giảm lãi suất này được lý giải như là một biện pháp mạnh mẽ nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế và giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, mức lãi suất cơ bản này không phải là một mức thấp kỷ lục của thế giới. Ngân hàng Nhật Bản, cũng là một ngân hàng trung ương thuộc vào hàng lão làng, đang áp dụng mức lãi suất cơ bản 0,1% từ tháng 12-2009. Trong quá khứ, ngân hàng này đã từng áp dụng mức lãi suất cơ bản 0%.

Những dẫn chứng nêu trên cho thấy rằng lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ quan trọng, nếu không nói là chủ yếu, của chính sách tiền tệ quốc gia, nhắm đến những mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, duy trì một tình trạng thăng bằng toàn dụng.

Phóng toẢnh minh họa

Ngân hàng trung ương còn sử dụng công cụ lãi suất để định hướng tín dụng cho hệ thống ngân hàng. Khi chính phủ thấy cần khuyến khích phát triển một khu vực kinh tế chậm tăng trưởng [ví dụ nông nghiệp], một ngành kinh tế chiến lược [xuất khẩu] hay một ngành công nghiệp quan trọng [năng lượng], ngân hàng trung ương có thể áp dụng một mức lãi suất tái chiết khấu ưu đãi thấp cho các ngân hàng thương mại từ những khoản tín dụng mà họ đã cấp phát cho những khu vực kinh tế hay ngành kinh tế được khuyến khích.

Ngược lại, ngân hàng trung ương có thể áp dụng một mức lãi suất tái chiết khấu rất cao, gọi là lãi suất địa ngục [hell rate] cho các khoản tín dụng ngân hàng vào những ngành kinh tế không khuyến khích [ví dụ cho vay đầu cơ chứng khoán hay bất động sản].

Biện pháp định hướng tín dụng bằng lãi suất sẽ giúp các ngân hàng thương mại sẵn sàng cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành được ưu đãi này vay với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất tín dụng thông thường hoặc từ chối cho vay đối với những lĩnh vực không được khuyến khích. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại đều biết rằng việc họ đi vay ngân hàng trung ương là một ân huệ, không phải là một quyền. Ngân hàng trung ương có thể từ chối cho vay một ngân hàng thương mại mà không cần nêu lý do.

Có một số nguyên tắc quan trọng căn bản trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trung ương. Thứ nhất, ngân hàng trung ương không giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp hay cá nhân, mà chỉ giao dịch với chính phủ và các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Thứ hai, ngân hàng trung ương không kinh doanh tiền tệ, tín dụng vì lợi nhuận mà vì lợi ích chung của toàn nền kinh tế.

Hai nguyên tắc này thường được quy định rõ ràng trong hầu hết các bộ luật về ngân hàng trung ương. Như vậy, ngân hàng trung ương chỉ thực hiện công cụ lãi suất trực tiếp đối với hệ thống ngân hàng trong nước và thị trường tiền tệ của nó bằng các nghiệp vụ như tái chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay trên thị trường mở...

Một câu hỏi thường được đặt ra là mức lãi suất gọi là cơ bản do ngân hàng trung ương ấn định phản ánh điều gì và vì sao có những sự điều chỉnh tăng giảm? Trước hết, cần thấy rằng vì ngân hàng trung ương là một cơ quan đặc biệt có chức năng tạo ra tiền, nên lãi suất cơ bản do nó ấn định không hề phản ánh chi phí huy động vốn của ngân hàng trung ương và thật ra ngân hàng trung ương không cần phải huy động vốn khi nó đã có chức năng tạo tiền.

Việc in ấn và đúc tiền tuy cũng phát sinh chi phí nhưng chi phí này chưa bao giờ được tính như một yếu tố trong việc quy định mức lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương. Như vậy, việc ấn định lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương về bản chất là một quyết định tài định, phản ánh nhận định của nó về tình hình kinh tế vĩ mô của quốc gia, không phải là một tính toán dựa trên chi phí và lợi nhuận.

Vì là một công cụ tiền tệ vĩ mô, mức lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương được các ngân hàng thương mại xem như một tín hiệu rõ ràng nhất của một chính sách tiền tệ mở rộng [nhằm chống suy thoái] hay thắt chặt [nhằm kiểm soát lạm phát]. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại sẽ xây dựng cho mình một hệ thống lãi suất riêng, phù hợp với điều kiện huy động tiền gửi tiết kiệm và cho vay của mỗi ngân hàng, với những mức lãi suất khác nhau tùy thuộc vào thời hạn, mức độ rủi ro cao hay thấp của các khoản huy động và cho vay, mức độ tín nhiệm của mỗi ngân hàng đối với khách hàng của mình.

Thị trường huy động tiền gửi và cho vay của các ngân hàng thương mại là một thị trường có cạnh tranh, nhưng trong khuôn khổ do ngân hàng trung ương điều tiết bằng công cụ lãi suất cơ bản, nhằm đảm bảo rằng sự cạnh tranh không trở nên quá khốc liệt, đe dọa đến sự an toàn của hệ thống và đồng tiền tiết kiệm của người dân.

Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại không chỉ huy động vốn trong dân mà còn có thể vay mượn lẫn nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thường là với một thời hạn ngắn [có khi chỉ qua đêm] theo một mức lãi suất liên ngân hàng [interbank rate] thay đổi liên tục mỗi ngày tùy thuộc vào nguồn cung cầu vốn ngắn hạn trên thị trường.

Ngân hàng trung ương thường xuyên can thiệp trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng đồng thời duy trì một mức lãi suất liên ngân hàng phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Mức lãi suất này thường được các ngân hàng thương mại xem là lãi suất chuẩn [prime rate] để tính lãi suất cho vay bằng cách cộng thêm vào đó một phụ phí [margin] áp dụng cho riêng mỗi khách hàng theo một cách tính phức tạp dựa trên sự đánh giá chủ quan của mỗi ngân hàng về các loại rủi ro liên quan đến khách hàng và tính chất khoản vay của họ.

Như vậy, lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương là một công cụ không thể thiếu trong việc thực thi chính sách tiền tệ nhằm vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Điều 9 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định nội dung này. Tuy nhiên, một vấn đề đang gây tranh luận là điều 476 Luật Dân sự có quy định một mức trần lãi suất trong mối quan hệ vay mượn giữa dân cư là không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, và lãi suất cơ bản ở đây được hiểu là lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.

Một vấn đề cho đến nay vẫn khó hiểu là vì sao lãi suất cơ bản, một công cụ điều hành chính sách tiền tệ vĩ mô, lại được sử dụng để tính toán và điều chỉnh các quan hệ vay mượn dân sự trong điều 476 và vì sao đối tượng điều chỉnh của điều luật dân sự này lại bao gồm cả các tổ chức tín dụng, đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật về các tổ chức tín dụng?

Giả thiết nền kinh tế đất nước lâm vào suy thoái nghiêm trọng, khi Ngân hàng Nhà nước phải đưa lãi suất cơ bản xuống 0%, như nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã làm, thì làm sao có thể áp dụng mức lãi suất này để tính được việc cho vay nặng lãi? Trên thực tế, trong những năm qua, hệ thống ngân hàng của chúng ta đã gặp không ít khó khăn trong việc tuân thủ điều 476 Luật Dân sự.

Ví dụ, hiện nay mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là 8%, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước [có lẽ cũng dựa trên điều 476 Luật Dân sự], các ngân hàng thương mại được cho vay với lãi suất là 12% và cũng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại được áp dụng mức lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn, tức là 18%.

Nhưng nếu điều 476 Luật Dân sự, một điều luật nhằm hạn chế việc cho vay nặng lãi trong dân cư, điều chỉnh cả việc cho vay của các tổ chức tín dụng, và nếu lãi suất cơ bản nói trong điều luật được hiểu là lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, mức lãi quá hạn này là vi luật và bị coi là vô hiệu. Kết quả là các doanh nghiệp vay nợ sành sỏi sẽ không vội vã thanh toán nợ vay ngân hàng trong hạn vì chắc rằng mức lãi suất quá hạn của ngân hàng không đối kháng được với họ, khi nội vụ được đưa ra tòa. Điều này hàm chứa nguy cơ rất lớn đối với thanh khoản của hệ thống ngân hàng vì các khoản tín dụng đều có rủi ro chậm thanh toán.

Mặt khác, có thể nói các ngân hàng thương mại hiện nay đều vi phạm Luật Dân sự và đều có thể bị truy cứu về tội cho vay nặng lãi. Trên thực tế, việc cho vay ngoài hệ thống ngân hàng còn áp dụng mức lãi cao hơn nhiều lần. Cho vay ngày tại các chợ hiện nay có lãi suất phổ biến là 0,5%/ngày, tức 15%/tháng. Khi việc giải thích một điều luật dẫn đến việc mọi người đều vi phạm, liệu rằng nó còn có hiệu lực chế tài?

Thật ra cả điều 9 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định về lãi suất cơ bản và điều 476 Luật Dân sự nhằm hạn chế cho vay nặng lãi trong dân cư đều cần thiết. Điều cần xem lại là cách giải thích cũng như đối tượng điều chỉnh của chúng. Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, một công cụ điều tiết vĩ mô, không thể được dùng để quy định các quan hệ tín dụng dân sự ngoài hệ thống ngân hàng.

Ngược lại, một điều luật dân sự nhằm hạn chế việc cho vay nặng lãi trong dân cư cũng không thể và không nên điều chỉnh các tổ chức tín dụng nơi mà lãi suất cho vay đã được neo lại một cách khắt khe bởi lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.

Nên chăng cần xem lại: mức lãi suất chuẩn tại điều 476 Luật Dân sự nên được hiểu là mức lãi suất bình quân vào mỗi thời điểm của hệ thống ngân hàng thương mại và đối tượng điều chỉnh của điều này chỉ nên bao gồm các quan hệ vay mượn dân sự của cá nhân và tổ chức ngoài hệ thống ngân hàng?

Chủ Đề