Lập dàn ý chi tiết lời an tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch

Nói đến văn minh, thanh lịch không chỉ là riêng vấn đề của học sinh: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

Vậy thì mỗi con người Việt Nam sinh ra và lớn lên, ngay từ trong gia đình, vấn đề đạo đức đã được quan tâm như : Chào hỏi, lễ nghĩa tôn ti trật tự .
 

Nhưng tiếc rằng, ngày nay nếp sống truyền thống đang bị băng hoại trong thời kỳ mở cửa. Thế hệ trẻ sinh hoạt tùy tiện, không biết chắt lọc những cái tốt, cái đẹp ...từ internet đến các ấn phẩm, phim ảnh...đã khiến cho giới trẻ đang ngày một mất đi nét văn minh thanh lịch .
 

Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã có những định hướng về giáo dục trong gia đình đến trách nhiệm của Ông bà cha mẹ cũng như cộng đồng... các ban ngành đoàn thể ...trong việc giáo dục con em về nét đẹp truyền thống trong giao tiếp ứng xử, đạo đức trong đối đãi .....
 

Cái quan trọng là các em phải ý thức được mình, nhất là khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc học tập tốt cũng chính là trau dồi những cái đẹp cái tốt, cái giá trị của con người. Hiểu và nắm được lịch sử, mình mới thấy tôn quý những giá trị mà cha ông đã để lại. Mới thấy hết được cái quý giá đến vô ngần của Độc lập tự do, mà để có được nó, bao thế hệ cha anh chúng ta đã hy sinh xương máu để giành lại được. Trong những trang văn học và lịch sử của nước ta cũng chứa đầy tính nhân văn, tình yêu thương và cả sức mạnh của dân tộc, chứa đựng những lối sống, lẽ sống, đạo đức...mà chúng ta cần hết sức trân trọng và học hỏi... những cái lỗi thời, lạc hậu chúng ta chắt lọc, học hỏi những cái vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Ví dụ như :
 

- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy : Nhát tự vi sư - Bán tự vi sư ....
 

- Hoặc như những điều luôn cần phải ghi nhớ, phải rèn luyện để sống có : Nhân - Nghĩa - Trí - Tín ...
 

- Kính già, yêu trẻ...
 

- Uống nước nhớ nguồn. Mỗi lời ăn tiếng nói phải cân nhắc. Sống ở đời phải có tấm lòng, phải biết yêu thương đồng loại, kính trọng cha mẹ, thầy cô, lễ độ trong giao tiếp....
 

- Ham học hỏi và có ý thức phấn đấu. Tiếp thu ý kiến để sửa chữa., giúp đỡ người khác....
 

Tất cả những cái đó làm nên cái cốt cách, đạo đức của mỗi con người, đó cũng chính là giá trị của văn minh, lịch sự. Nó toát lên từ trong mỗi hành vi sống hàng ngày của mỗi chúng ta, nó được đánh giá qua lối sống và lẽ sống rất đời thường .

Bác Hồ có câu : "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình"

Là học sinh, em cần phải luôn học hỏi những điều đó để khi ra đường, hay ăn uống, giao tiếp...mọi người quý mến em...chỉ 1 lời khen thôi : Đúng là có giáo dục...đã nói lên cái giá trị của mình mà cũng chính là họ đang ngưỡng mộ nét gia phong của gia đình mình.


 Bài làm:

        Từ xưa đến nay, ngôn ngữ chính là phương tiện để chúng ta giao tiếp, trò chuyện và kết nối với nhau. Người xưa cũng từng có câu:

“Đất tốt trồng cây rườm ràNhững người thanh lịch nói ra dịu dàng”.

Quả thật, lời ăn tiếng nói giữ một vài trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt hơn là ở thế hệ trẻ ngày nay, lời ăn tiếng nói càng giữ yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Chính vì vậy, để góp phần vào việc giữ gìn và phát triển nét đẹp của một học sinh, đoàn thanh niên nhà trường đã tổ chức một diễn đàn cho học sinh với đề tài “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.

    Trước hết chúng ta cần hiểu “lời ăn tiếng nói” là gì? Lời ăn tiếng nói chính là ngôn ngữ, phương tiện, lời nói chúng ta giao tiếp với nhau trong cuộc sống hàng ngày. “Văn minh, thanh lịch” là nét đẹp văn hóa của con người có tâm hồn trong sáng, lịch sự, hiểu biết. Sự văn minh, thanh lịch không chỉ được thể hiện trong nếp sống sinh hoạt của mỗi người mà nó còn thể hiện qua giao tiếp, ứng xử trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

 Ông bà ta cũng đã có những bài học kinh nghiệm đúc kết về vấn đề này như:

“Học ăn, học nói, học gói, học mở”

Hay:

“Người thanh, tiếng nói cũng thanhChuông kêu dễ đánh bên thành dễ kêu”.

Không chỉ ngày xưa quan trọng về giao tiếp, lời ăn tiếng nói mà ngày nay, đặc biệt ở học sinh chúng ta cần hết sức chú trọng đến lời nói. Chúng ta-những học sinh- tương lai sẽ là chủ nhân của đất nước, là mầm non của Tổ Quốc, là người đại diện và xây dựng nên sự bền vững của một quốc gia dân tộc. Do đó, chúng ta phải đẹp cả về phẩm chất, ngoại hình và học thức. Ví như một người học rất giỏi, có tài năng nhưng lại có những phát ngôn thô tục, không đúng chuẩn mực thì chắc chắn người đó sẽ không được lòng ai, không có ai ủng hộ và coi trọng cả. Các em học sinh hiện nay cũng vậy, nếu học sinh không có sự văn minh, thanh lịch mà luôn chửi láo, phát ngôn bừa bãi chắc chắn sẽ bị đánh giá là phẩm chất đạo đức kém, không biết cách tu dưỡng đạo đức. Không chỉ vậy, khi ăn nói vô văn hóa, không văn minh thì người khác sẽ đánh giá cả bố mẹ chúng ta là không biết cách dạy con, để con trở nên hư hỏng. Và từ đó mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên tan rã, không đoàn kết, gắn bó với nhau.

Vậy làm thể nào để phát huy sự thanh lịch, văn minh trong lời nói của học sinh? Chúng ta cần bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất để thay đổi xã hội từ ngay bây giờ. Trước hết mỗi người, mỗi học sinh cần có một suy nghĩ văn minh, lịch sự. Từ đó có cách xưng hô, lời nói, cách ứng xử cho phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Hạn chế những ngôn ngữ tuổi teen, quá lố lăng ở trên mạng làm rối loạn ngôn ngữ Tiếng Việt.

Hiện nay có rất nhiều trẻ em bị rối loạn ngôn ngữ do ảnh hưởng của nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Chính vì vậy chúng ta cần can thiệp, uốn nắn các em ngay từ khi còn nhỏ.

        Từ đó chúng ta thấy được tầm quan trọng của lời nói, đặc biệt là đối với các em học sinh. Mỗi em cần có sự văn minh, thanh lịch trong lời nói của mình để góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày một giàu đẹp hơn.

Bạn tham khảo nha. Chúc bạn học tốt !!

Dưới đây là phần giải thích lời ăn tiếng nói là gì và tổng hợp những bài làm văn bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh hay nhất của học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt. Hãy tham khảo với wikisecret.

VIdeo học sinh văn minh thanh lịch là gì

Dàn ý văn minh thanh lịch lớp 11

Người xưa rất xem trọng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày. Điều đó được đúc kết trong câu tục ngữ có câu: “Chim không kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Khi nói, phải biết nói lời tử tế. Lời tử tế không đáng bao nhiêu nhưng chúng có thể làm được rất nhiều.

Có thể nói lời ăn tiếng nói là biểu hiện sinh động của tâm hồn con người. Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển mạnh, con người ngày càng trở nên cẩu thả khi nói năng, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Văn hóa giao tiếp trong lời ăn tiếng nói của học sinh ngày nay đang suy thoái trầm trọng, khiến cho xã hội hết sức lo ngại.

Lời ăn tiếng nói là gì?

Lời ăn tiếng nói là cách nói năng trong giao tiếp hằng ngày. Lời ăn tiếng nói bao gồm lời nói, thái độ, ngữ điệu và văn hóa giao tiếp của con người.

Biểu hiện chuẩn mực của lời ăn tiếng nói của học sinh:

+ Nói năng lịch sự, lễ phép, có đầu có đuôi. Không nói trống không với người lớn, nói đầy đủ nội dung cần nói, không úp mở, nửa vời,….

+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Một lời nói cảm ơn, dù rất nhỏ nhưng có tác dụng gắn kết tình cảm bền chặt.

+ Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái. Nhận lỗi và xin là hành động đáng khen ngợi, biểu hiện của lối sống cao thượng. Biết nói lời xin lỗi giúp tháo gỡ mâu thuẫn, ngăn chặn những xung dột có thể xảy ra.

+ Không nói tục, chửi thề và những lời lẽ xúc phạm, sỉ nhục người khác. Lời nói cần trong sáng, làn mạnh, có văn hóa.

⇒ Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

Một lời nói tốt đẹp có thể là người khác thấy ấm áp. Là học sinh, cần rèn luyện lời ăn tiếng nói tế nhị, lịch sự, tôn trọng là trách nhiệm của mỗi học sinh ngày nay.

Dưới đây sẽ làm sáng tỏ ý nghĩa của lời ăn tiếng nói hãy cùng tham khảo nhé.

Sau bài này với Lời ăn tiếng nói thanh lịch của mình thì việc bạn giao tiếp mặc cả sẽ tốt hơn và nếu bố mẹ bạn đang xây nhà thì bạn có thể giúp bố mẹ mặc cả chi phí san lấp mặt bằng xuống thấp nhất đó !

Viết bài văn nghị luận về vấn đề: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”

“Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Ngay từ xa xưa, câu ca đó đã được dân gian ta nói ra như một lời dăn dạy đối với bất cứ ai. Lời ăn tiếng nói chính là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ, tư cách của con người. Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hiểu như thế nào về bài học đó để biết được rằng: Đâu là lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch?

Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động không thể thiếu trong xã hội loài người. Nó là một biểu hiện để phân biệt con người, một sinh thể tiến hóa và phát triển ở trình độ cao nhất so với các loài động vật khác. Nhờ có lao động, con người sáng tạo ra ngôn ngữ. Và rồi, họ sử dụng thứ ngôn ngữ sáng tạo ra đó như một phương tiện đắc lực để giao tiếp với nhau. Ngôn ngữ trở thành một phần không thể thay thế trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, trở thành một tiêu chí để đánh giá con người. Từ đó nảy sinh vấn đề: con người phải làm thế nào để có thể sử dụng ngôn ngữ đó một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào để nó thực sự trở thành một phương tiện giao tiếp tối ưu? Lời ăn tiếng nói chỉ thực sự phát huy hết tác dụng của chúng khi con người biết sử dụng đúng nơi, đúng chỗ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Và thực hiện điều ấy thì không hề đơn giản.

Đối với một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, lời ăn tiếng nói thế nào cho phù hợp là một trong những điều kiện quan trọng để trở thành một học sinh văn minh, thanh lịch. Đó là một trong những nét văn hóa ứng xử đặc biệt quan trọng. Lời nói của một người học sinh văn minh thanh lịch trước hết thể hiện qua việc người đó biết sử dụng lời nói một cách phù hợp, đúng nơi đúng chỗ. Đó là người biết nói ra những lời lễ phép, kính trọng với người trên tuổi mình; là người biết đưa ra những lời hòa nhã, chân thành với những người đồng trang lứa; là người biết đưa ra những lời yêu thương gần gũi với những người kém mình lứa tuổi. Văn minh, thanh lịch không chỉ là việc không nói ra những lời nói tục tĩu, thiếu văn hóa. Đó còn thể hiện ở việc người đó biết cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách phù hợp, tế nhị trong từng điều kiện và hoàn cảnh. Dễ nhận thây, những người như vậy sẽ nhận được rất nhiều tình cảm thân thiện của người khác.

Một thực trạng đáng buồn trong giới học sinh, sinh viên hiện nay là tình trạng yếu kém về văn hóa giao tiếp. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi muốn được thể hiện và khẳng định mình kèm theo môi trường tiếp xúc nhiều khi không lành mạnh khiến cho những người trẻ tuổi thường hay “xông pha” vào những lĩnh vực mới. Và thể hiện cá tính của mình trong môi trường giao tiếp là một trong những biểu hiện của mong muốn đó. Không phải là hiếm khi trong môi trường này, chúng ta bắt gặp rất nhiều những ngôn ngữ “tiếng lóng” – ngôn ngữ riêng chỉ có trong giới; nói tục, chửi bậy như một biểu hiện của phong cách và cá tính. Đó là một quan niệm sai lầm. Trong một xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, văn hóa ứng xử của con người luôn được đề cao và coi trọng. Bởi vậy, mỗi chúng ta muôn bắt kịp với những nhu cầu, đòi hỏi mới của thời đại cần phải luôn biết tự rèn luyện cho mình một thói quen ăn nói có văn hóa. Ngay từ thời xa xưa, cha ông ta cũng đã từng răn dạy: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Trước khi nói điều gì phải suy nghĩ thật kỹ xem điều đó đúng hay sai? Nên nói hay không nên nói và nếu nói thì nên nói như thế nào cho phù hợp, cho đạt hiệu quả và dễ đi vào lòng người nhất? Không chỉ hướng tới việc nói đúng những điều cần nói, cao hơn nữa, người học sinh cần phải rèn luyện cho mình thói quen diễn đạt một cách ngắn gọn, cô đọng và thuyết phục nhất những điều cần nói. Tránh diễn đạt vấn đề một cách thô thiển, vòng vo, không lô-gic, gây phản cảm cho người khác.

Lời ăn tiếng nói đối với con người nói chung và học sinh nói riêng là vô cùng quan trọng, bởi vậy lúc nào mỗi chúng ta cũng phải có ý thức trong viêc tự rèn luyện bản thân mình. Hãy để những lời bạn nói ra là những lời nói khiến cho người khác phải mỉm cười…

Mình đã chăm chỉ và cố gắng tìm hiểu công cụ để học văn và tìm hiểu bài Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch cho các bạn thì không có công cụ nào sánh được với GG portable nhé , nó nhẹ và dễ dùng để tìm tài liệu !

Video liên quan

Chủ Đề