Lễ trao giải cánh diều vàng 2023

Tag: Giải thưởng điện ảnh

'Bố già' xuất sắc đoạt giải Cánh diều Vàng năm 2020

23/12/2021 07:19

[VOVTV] - Chiều 22/12, tại Hà Nội, Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Cánh diều năm 2020. Phim "Bố già" xuất sắc đoạt giải Cánh Diều vàng và 2 giải phụ. "Gái già lắm chiêu V" giành giải bạc cùng 3 giải phụ.

Thứ Sáu, ngày 17/06/2022 08:00 AM [GMT+7]

Hội Điện ảnh Việt Nam vừa tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về Giải thưởng Cánh diều 2021 sẽ diễn ra tại thành phố này vào tháng 8/2022.

Tại buổi họp báo, ông Đỗ Lệnh Hồng Tú, chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, nhấn mạnh Giải thưởng Cánh diều lần đầu tiên "dịch chuyển" ra khỏi hai địa điểm được tổ chức luân phiên là TP.HCM và thủ đô Hà Nội.

Với cảnh quan tươi đẹp; người dân hiền hòa, mến khách, việc đưa giải đến Nha Trang cũng là một hình thức quảng bá Nha Trang. Ông Tú cũng bày tỏ mong muốn sự kiện này trong tương lai sẽ được tổ chức thường niên tại đây.

Họp báo thông tin về Giải thưởng Cánh diều 2021

Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19, lễ trao Giải thưởng Cánh diều 2020 đến tháng 12/2021 mới được tổ chức nên Giải thưởng Cánh diều 2021 cũng phải lùi lại một khoảng thời gian thích hợp.

Giải thưởng Cánh diều đến nay đã có gần 1.000 hạng mục giải thưởng được trao cho các tác phẩm, tác giả, nghệ sĩ, người làm phim xuất sắc trên cả nước. Tại Giải thưởng Cánh diều 2021, các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình đã gửi 147 tác phẩm tham dự. Trong đó có 11 phim truyện điện ảnh, 14 phim truyện truyền hình [tổng số 657 tập, riêng phim "Hương vị tình thân" có đến 131 tập], 45 phim tài liệu, 10 phim khoa học, 28 phim hoạt hình, 35 phim ngắn và 3 công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình điện ảnh.

Ông Đỗ Lệnh Hồng Tú, chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam

Hội đồng giám khảo gồm 6 ban: ban giám khảo phim ngắn, phim tài liệu và khoa học, phim hoạt hình, phim truyện truyền hình, phim truyện điện ảnh và công trình nghiên cứu lý luận phê bình điện ảnh.

Vào đầu tháng 8/2022, ban tổ chức sẽ công chiếu miễn phí, giới thiệu những tác phẩm phim truyện điện ảnh dự Giải thưởng Cánh diều 2021 tại các rạp chiếu phim; kết hợp giao lưu giữa các nghệ sĩ, người làm phim với công chúng, khán giả thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa.

Bên cạnh đó, ban tổ chức còn tiến hành hội thảo với chủ đề "Nha Trang - Điểm kết nối lý tưởng của điện ảnh và du lịch".

Lễ trao Giải thưởng Cánh diều 2021 dự kiến sẽ diễn ra vào tối 9/8 tại Anna Marina, với sự tham dự của khoảng 500 đại biểu, các nghệ sĩ điện ảnh, truyền hình và nghệ sĩ hoạt động trên các lĩnh vực khác.

Cánh Diều Vàng quan trọng nhất gọi tên bộ phim ‘Đêm tối rực rỡ’ trong lễ trao giải thưởng thường niên của Hội Điện ảnh Việt Nam diễn ra đêm 13/9 tại Nha Trang.

Một cảnh trong bộ phim "Đêm tối rực rỡ" được trao giải Cánh Diều Vàng.

Cánh Diều Vàng luôn là sự chờ đợi của công chúng ở giải thưởng Cánh Diều do Hội Điện ảnh Việt Nam đăng cai hàng năm. Cánh Diều Vàng giữa bối cảnh nền nghệ thuật thứ bảy gắng gượng thích ứng bình thường mới sau giai đoạn đình trệ vì Covid-19, thực sự khiến công chúng ái ngại.

Thế nhưng, Cánh Diều Vàng vẫn tuân thủ quy tắc so bó đũa chọn cột cờ để vinh danh bộ phim “Đêm tối rực rỡ’ do Aaron làm đạo diễn và vợ là Thu Uyên làm biên kịch kiêm diễn viên chính.

Bộ phim “Đêm tối rực rỡ” mang tính của chồng công vợ có gì xứng đáng Cánh Diều Vàng? Bộ phim “Đêm tối rực rỡ” gói gọn câu chuyện trong đêm cuối đám tang của cụ Sáng, một người nhiều tiền và có thế lực. Vợ chồng con trai cùng các cháu chắt hiếm hoi tề tựu, ngoài mặt lo đám tang cụ chu toàn nhưng thực chất người chờ được chia tài sản, người lo giải quyết nợ nần. Những tăm tối gia đình lần lượt được vén màn. 

Biên kịch Nhã Uyên hé lộ: “Các nhân vật trong “Đêm tối rực rỡ” có sự tương đồng với tôi nhưng câu chuyện phim phần nhiều hư cấu. Ban đầu, tôi lo phim ra mắt, bố mẹ sẽ không chịu nổi, giống như tôi bêu xấu gia đình. Nhiều người có thể tấn công bố mẹ và tôi, nói tôi bất hiếu. Nhưng tôi kể câu chuyện này không phải để lên án bố mẹ. Tôi chỉ muốn gia đình chữa lành và bố mẹ hiểu bố mẹ làm vậy khiến tôi tổn thương”.

Đêm trao giải Cánh Diều năm nay có chủ đề “Tiếp gió biển cho cánh diều bay cao” đo Đỗ Thành An làm Tổng đạo diễn, tiếp tục chứng kiến một cơn mưa giải thưởng. Đạo diễn Trần Ngọc Phong có bộ phim “Cơn giông” được trao tặng Bằng khen, chia sẻ: “Đi liên hoan phim vui là chính nhưng nếu có giải thì càng vui hơn. Thế mà có giải thật, chỉ tiếc sóng truyền hình quá ít nên không được lên sân khấu nhận giải. Ra sảnh nhận bằng khen và cái bao thư 10 triệu đồng”.

Đạo diễn Trần Ngọc Phong được Bằng khen với bộ phim "Cơn giông".

Cánh Diều năm nay đón nhận147 tác phẩm tham dự, trong đó có 11 phim truyện điện ảnh, 14 phim truyện truyền hình, 45 phim tài liệu,10 phim khoa học, 28 phim hoạt hình, 35 phim ngắn và 03 công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình điện ảnh. Kết quả thật hoan hỉ, như sau...

Thể loại Phim truyện điện ảnh: Cánh diều Vàng trao cho bộ phim “Đêm tối rực rỡ”, Cánh diều Bạc trao cho bộ phim “Maika - Cô bé đến từ hành tinh khác” và bộ phim “Bình minh đỏ”, Bằng khen trao cho ba bộ phim “Bẫy ngọt ngào”, “Phượng cháy” và “Cơn going”

Giải Biên kịch xuất sắc thuộc về Nhã Uyên, với bộ phim "Đêm tối rực rỡ”, Giải Đạo diễn xuất sắc thuộc về Nguyễn Thanh Vân - Trần Chí Thành với bộ phim “Bình minh đỏ”.

Giải Nam diễn viên chính trao tặng Lại Trường Phú trong bộ phim “Maika - cô bé đến từ hành tinh khác”, giải Nữ diễn viên chính trao tặng Nhã Uyên trong bộ phim “Đêm tối rực rỡ”.

Giải Nam diễn viên phụ trao tặng Xuân Trang trong bộ phim “Đêm tối rực rỡ”, giải Nữ diễn viên phụ trao tặng Phạm Bảo Hân trong bộ phim "Bình minh đỏ”, giải Diễn viên trẻ triển vọng trao tặng Phạm Quỳnh Anh trong bộ phim “Bình minh đỏ”.

Ê-kip bộ phim "Thương ngày nắng về" tại đêm trao giải Cánh Diều.

Thể loại phim truyện truyền hình: Cánh diều Vàng trao cho bộ phim “Thương ngày nắng về” và bộ phim “11 tháng 5 ngày”, Cánh diều Bạc trao cho bộ phim “Cây táo nở hoa” và bộ phim “Hương vị tình thân”, Bằng khen trao cho ba bộ phim “Mẹ trùm”, “Phố trong làng” và “Bão ngầm”.

Giải Đạo diễn xuất sắc thuộc về Bùi Tiến Huy với bộ phim “Thương ngày nắng về", giải Nam diễn viên chính trao tặng Thanh Sơn trong bộ phim “11 tháng 5 ngày”, giải Nữ diễn viên chính trao cho Khả Ngân trong bộ phim “11 tháng 5 ngày”

Giải Nam diễn viên phụ trao tặng Võ Hoài Nam trong phim "Hương vị tình thân”, giải Nữ diễn viên phụ trao tặng Hương Giang trong bộ phim “Mùa hoa tìm lại”.

Thể loại Phim tài liệu: Cánh diều Vàng trao cho bộ phim “Hai bàn tay”, Cánh diều Bạc trao cho bộ phim “Không sợ hãi” và bộ phim “Con đường đã chọn”, Bằng khen trao cho ba bộ phim “Ngày con chào đời”, “Về đâu những cánh chim trời” và “Bốn mùa trong rừng thẳm”.

Thể loại Phim khoa học: Cánh diều Vàng trao cho bộ phim “Ghép tạng: Biến điều không thể thành có thể”, Cánh diều Bạc trao cho bộ phim “Sự cân bằng hoàn hảo của đôi cánh” và bộ phim “Rác chìm”, Bằng khen trao cho bộ phim “Ngàn năm Sênh Phách” và bộ phim “Đất ô nhiễm”.

Thể loại Phim hoạt hình: Cánh diều Vàng trao cho bộ phim “Bà của Đỗ đỏ”, Cánh diều Bạc trao cho bộ phim “Sương mù” và bộ phim “Nữ tướng Mê Linh”, Bằng khen trao cho bộ phim “Đi tìm Bác sĩ” và bộ phim “Trái tim của Mẹ”.

Thể loại Phim ngắn: Cánh diều Vàng trao cho bộ phim “Thành phố thẳng đứng”, Cánh diều Bạc trao cho bộ phim “Người hộ tang” và bộ phim “Nỗi đau đẹp nhất”, Bằng khen trao cho bộ phim “Lên tầng” và bộ phim “Nhìn”.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề