Leo chùa Hương bao nhiêu bậc

Trên đây là các thông tin về du lịch chùa Hương , các bạn hãy tới đây để cảm nhận vẻ đẹp của vùng đất Hương Sơn này nhé! Mong những gợi ý này sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để hoàn thiện hơn nữa trong quá trình sắp xếp chuyến du lịch Chùa Huơng vui vẻ.

Chùa Hương còn có tên gọi khác là chùa Hương Sơn, nằm ở xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương Hà Nội được biết đến là một quần thể di tích cổ, tâm linh với nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt nam, đặc biệt là nét văn hóa tâm linh. 

Đến chùa Hương, bạn có thể ngắm nhìn và thắp nhang tại những ngôi chùa thờ phật, những ngôi đền thờ thần, các ngôi đình cổ kính, trang nghiêm. 

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết về ngôi chùa này thì hãy theo dõi thông tin về chùa Hương Hà Nội mà Sông Hồng Tourist đã tổng hợp bên dưới nhé!  

Lịch sử chùa Hương Hà Nội

Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ 15. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh Đông Dương năm 1947, sau đó được phục dựng lại từ năm 1989 do Hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích Thanh Chân.

Lịch sử kể rằng khi xưa vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây lần thứ 2 vào tháng giêng năm Đinh hợi, niên hiệu Quang thuận thứ 8 [1467] đã đóng quân nghỉ lại ở thung lũng này và cho quân lính thổi cơm ăn, vua xem thiên văn thấy vùng này lâm vào địa phận của sao Thiên Trù, [một sao chủ về sự ăn uống và biến động] nên nhân đấy đặt tên là chùa Thiên Trù. Ba vị Hòa thượng đời vua Lê Thánh Tông 1442 – 1497 đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù. Kể từ đó động Hương Tích được gọi là chùa trong, Thiên Trù gọi là chùa ngoài, rồi người ta lấy tên chung cho hai nơi và cả khu vực là chùa Hương hay “Hương Thiên Bảo Sái”.

Sau thời kỳ ba vị Hòa thượng khai sáng, chùa Thiên Trù chùa Hương gián đoạn trụ trì, mãi tới niên hiệu Chính Hòa năm thứ bẩy 1686 của thời vua Lê Trung Hưng. Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang, [tương truyền cũng là một quan chức trong triều đình đã treo ấn từ quan để đi tu] mới lại tiếp tục công việc tạo dựng. Trải qua nhiều đời chư Tổ gây dựng, đến nửa đầu thế kỷ 20, nơi đây được khách thập phương ngợi ca ví như tòa lâu đài tráng lệ “Biệt chiếm nhất Nam thiên”.

Nhưng đáng tiếc ngày 11 tháng 2 năm Đinh Hợi 1947, thực dân Pháp đưa quân vào đây đốt phá, biến Thiên Trù thành đống gạch vụn tro tàn. Năm 1948, giặc lại vào đốt phá lần nữa, rồi năm 1950 quân Pháp lại cho máy bay thả bom khiến cho cao chất ngất mấy tòa cổ sái của Thiên Trù bị san phẳng. Dấu vết xưa của Thiên Trù hiện nay chỉ còn lại vườn Tháp, trong đó có Bảo Tháp Viên Công, một công trình nghệ thuật đất nung của thế kỷ thứ 17 và cây Thiên Thủy Tháp.

Năm 1951, Hoà thượng Thanh Chân đã cho dựng lên từ đồng tro tàn đô nát 6 gian nhà tranh đề có nơi tu hành và nhang khói. Vào năm 1989, dưới sự trụ trì của cố Thượng tọa Thích Viên Thành, Ban xây dựng Chùa Hương đã khởi công tái thiết lại chùa Thiên Trù đến năm 1991 thì khánh thành. Năm 1994, cổng Nam Thiên Môn cũng được hoàn thành, đứng sừng sững giữa núi rừng Hương Sơn.

Những năm sau này, tiếp nối Tông phong Hương Tích, Thượng tọa Thích Minh Hiền - trụ trì đời thứ 12 - mở mang xây dựng thêm nhiều công trình mới, để đến ngày nay, chúng ta đến đây được chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, rất đẹp. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh [sau khi đi tuần thú] xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Nội từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa [1680 - 1704]. Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ.

Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương Tích "phiên bản" ở phía Bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh [xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái] nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ - Tĩnh thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18 - 2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống [gần Cửa Lò bây giờ].

Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân [tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc đường], do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn [theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN]. Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà Việt Nam có hai chùa Hương Tích. Thuyết này có phần vô lý, vì đời vua Lý Thánh Tông đã đến Vùng Hà Tây ngày nay và ngự đặt tên Thiên Trù. Trong tín ngưỡng dân gian, các thầy pháp, thầy thống, thậm chí nhà sư,... đều về Vùng Hương Tích - Hà Tây để tìm mua phong khương, địa liền để hành phù, chữa bệnh.

Nếu như Hương Tích thật ở Hà Tĩnh thì không thể có hành động này được. Vì tín ngưỡng miền Bắc cho rằng, khi Quan Âm nhập động đã phun nước từ kim khẩu tưới cây nên phong khương, địa liền ở đây có linh tính, rất tốt. mà truyền thuyết của dân gian thì khó mà ảnh hưởng bởi mệnh lệnh hành chính mà bị sai lệch được. Chùa Hương Hà Tây là một ngôi chùa trọng yếu trong tâm linh dân gian Việt Nam. Dân gian thường truyền tụng: "Trấn trạch chùa Nhang, trùng tang Liên Phái",... Trong khi đó, chùa Hương - Hà Tĩnh lại ít ai biết đến, không có dấu ấn trong văn hóa Việt Nam.

Tóm lại, Tên hai chùa có phần giống nhau nhưng mỗi chùa đều có bề dày lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc Phật giáo, cảnh sắc riêng, không thể gọi là bản gốc hay bản sao.

Kiến trúc chùa Hương

Cả quần thể kiến trúc chùa Hương nằm rải rác trong thung lũng suối Yến, gồm có chùa Ngoài, và chùa Trong.

Từ bến Đục ngược lên suối Yến, du khách sẽ đến được chùa Ngoài, hay vẫn thường được gọi là chùa Trò. Chùa Ngoài có tam quan được cất trên 3 khoảng sân vô cùng rộng lớn được lát gạch hoàn toàn, cùng với một tháp chuông 3 tầng mái được dựng ở sân thứ ba. Điểm nhấn đặc biệt nhất của khối kiến trúc này nằm ở hai đầu hồi tam giác được lộ ra ở trên tầng cao nhất, điển hình cho lối kiến trúc cổ xưa.

Khác với khối kiến trúc chùa Ngoài được tạo dựng từ bàn tay con người, chùa Trong lại có nguồn gốc từ một hang động cổ tự nhiên. Khi đến thăm nơi đây, bạn sẽ thấy ngay ở lối vào động có khắc bốn chữ “Hương Tích động môn” cùng một lối đi lát đá dài tổng cộng 120 bậc dẫn vào động. Dấu tích, bút tích lịch sử vẫn còn được lưu lại nơi đây qua 5 chữ Hán “Nam thiên đệ nhất động” được chính Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm khắc lên từ năm 1770.

Cùng với nét đẹp tâm linh, chùa Hương còn thu hút khách đến thăm bằng chính cảnh vật xung quanh mình. Con suối Yến quanh năm nước chảy đôi bờ cùng dòng nước trong vắt, cùng với hoa cỏ cây cối tươi tốt 4 mùa đã khiến nơi đây trở thành điểm vãn cảnh yêu thích của nhiều người mỗi dịp về với chùa Hương. Giá vé thuyền cũng vô cùng "hạt dẻ", chỉ 50.000 VND/người cho chuyến đò Hương Tích.

Ngồi trên con thuyền độc mộc nhỏ trôi theo dòng nước suối, mỗi mùa bạn lại được ngắm nhìn vẻ đẹp của một loài hoa khác nhau. Là màu đỏ tươi tắn, rực rỡ của hoa gạo mỗi khi hè về, chút tím nhạt mộng mơ của hoa súng mỗi dịp cuối thu hay sắc trắng tinh khôi ngập trời của hoa ban, hoa mận mỗi độ xuân về. Cũng bởi vậy mà bến đò bên con suối nhỏ lúc nào cũng tấp nập người đến thăm..

Lễ hội chùa Hương

Mỗi dịp tết đến xuân về, người dân cả nước lại nô nức hành hương về với đất Phật, tham gia lễ hội chùa Hương. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương.

Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu Đỉnh cao của lễ hội là từ sau Tết Nguyên Đán đến tháng Hai âm lịch. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút. Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên ban thờ.

Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần. Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho.

Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn… Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền.

Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãn cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Tại lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động dâng hương, lễ bái cũng như các chương trình văn nghệ nhằm phục vụ du khách gần xa. Hàng năm, có khoảng 1,5 triệu du khách đổ về chùa Hương để tham gia lễ hội. Giá vé hiện hành cho việc tham quan toàn bộ khu di tích là 78.000 VND/người [chưa tính 2000 VND/người phí bảo hiểm. Các tuyến đường chính mà bạn có thể lựa chọn khi đến đây là Thiên Trù – Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn, Thanh Sơn…

Các địa điểm tham quan khi đi chùa Hương Hà Nội

Thời gian dần trôi qua, chùa Hương ngày nay không chỉ là một ngôi chùa nhỏ và một hang động mà đã trở thành một quần thể lớn gồm các chùa, đền, miếu thờ khác nhau. Sau đây là những địa điểm tham quan hàng đầu tại Chùa Hương, Hà Nội mà bạn không nên bỏ lỡ.

1. Bến Đục Chùa Hương

Điểm xuất phát đầu tiên của cuộc hành hương là Bến Đục. Thông thường, bạn mất hơn 2 giờ đồng hồ để đi từ Hà Nội đến Bến Đục. Trong những tháng lễ hội hàng năm, Bến Đục có hàng nghìn chiếc thuyền chèo được sử dụng để đưa đón du khách. Đối với nhiều du khách, một giờ đi thuyền trên Suối Yến Vĩ từ Bến Đục này thực sự là điểm nhấn của chuyến đi và đã mang lại nguồn cảm hứng của khá nhiều nhà thơ nổi tiếng.

2. Đền Trình

Đền Trình hay còn được gọi là Đền Thượng Quan cách Bến Đục khoảng 300m, là điểm dừng chân đầu tiên của chùa Hương. Đền nằm ngay dưới chân núi Ngũ Nhạc, thờ tướng Tư Mã, người có công giúp vua Hùng bảo vệ dân tộc khỏi giặc ngoại xâm. Ngôi đền đã bị phá hủy nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp vào thế kỷ 20 và được xây dựng lại vào năm 1992.

3. Suối Yến

Suối Yến chảy giữa hai ngọn núi, dài 3km. Tuy nhiên khi ngồi trên thuyền thảnh thơi thưởng ngoạn cảnh vật xung quanh, bạn có thể cảm thấy dòng suối là vô tận. Mặc dù có đường đi thuận lợi từ Bến Đục đến núi Hương, nhưng hầu hết mọi người chọn đi thuyền trên Suối Yến Vĩ [hay suối Yến], đây là con đường lãng mạn và phong cảnh hơn nhiều để đến chùa Hương.

Khi đi dọc theo Suối Yến, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp của những cánh đồng lúa xanh ngút mắt, những ngọn núi đá vôi lởm chởm đến tận chân núi Hương. Từ trên thuyền bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bên trái núi Phượng Hoàng và núi Đôi Chèo có hình thù trông giống như một con trăn Ấn Độ. Bên phải là núi Ngũ Nhạc với Đền Trình là nơi du khách dừng chân thắp hương cho Thần Núi.

4. Chùa Thiên Trù

Điểm đến đầu tiên mà bạn sẽ ghé thăm sau khi xuống thuyền là chùa Thiên Trù [bếp trời] hay còn gọi là chùa Ngoài [chùa Ngoài]. Đây là một trong những địa điểm chính của toàn bộ khu phức hợp và là nơi diễn ra lễ khai mạc lễ hội. Ngoài kiến ​​trúc đặc biệt và giá trị tôn giáo, chùa Thiên Trù còn có ngôi Bảo tháp Viên Công - nơi an táng thiền sư Viên Quang - người khai sơn lập chùa

5. Cáp Treo Chùa Hương

Có hai cách để đến Hương Tích Sơn đó là mất khoảng 1 tiếng đồng hồ để leo núi hoặc di chuyển bằng cáp treo. Cáp treo sẽ đưa bạn lên đỉnh núi chỉ trong vài phút và quang cảnh nhìn từ trên cao cũng vô cùng ngoạn mục. Bạn cũng có thể mua vé một chiều lên núi để có một chuyến đi bộ xuống núi bớt mệt mỏi hơn. Chuyến đi đến Động Hương Tích bằng cáp treo chỉ kéo dài 10 - 15 phút để đến cổng vào của hang động. Ngồi bên trong cabin, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp lãng mạn của cảnh quan bên dưới với núi rừng, chùa chiền dọc đường đi.

6. Động Hương Tích

Động Hương Tích được coi là điểm đến chính của các đoàn hành hương đến với quần thể chùa Hương vì nơi đây có chùa Hương, hay còn được gọi là “Chùa Trong”.

Lối vào khổng lồ của hang động cũng như chùa khiến du khách kinh ngạc vì hang trông giống như một miệng rồng đang há miệng. Trên tường ở miệng hang có khắc dòng chữ Việt cổ: “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, có từ năm 1770. Dòng chữ này có thể tạm dịch là “Động Cực Nhất của Nam Giới”. “Thế giới phía Nam” dùng để chỉ quốc gia Việt Nam vì nằm về mặt địa lý ở phía Nam Trung Quốc.

Bước vào chùa Trong, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên trước nhiều bức tượng Phật, Quán Thế Âm và các vị Thần Phật khác được tạc từ đá xanh. Bức tượng ấn tượng nhất ở đây là Tượng Phật Bà Quan Âm. “Chân trái duỗi thẳng của Quan Âm và bàn chân nằm trên một bông hoa sen, chân phải uốn cong và được đỡ bởi một bông sen bằng những chiếc lá uốn lượn, tay cầm một viên ngọc trai ”. Ngoài ra, bên trong động còn có nhiều nhũ đá và măng đá tự nhiên. Trải qua nhiều năm, một số trong số chúng đã trở nên nhẵn nhụi vì người ta tin rằng nếu được sờ và xoa vào, phép màu và những điều may mắn sẽ đến với cuộc sống của họ.

Có 2 lựa chọn để đến Động Hương Tích là leo núi hoặc đi cáp treo. Hành trình leo núi, vượt dốc kéo dài một giờ đồng hồ với hàng nghìn bậc đá có độ dốc cao, đòi hỏi thể lực rất tốt của người leo núi. Đôi khi có một số bậc đá trơn trượt nên du khách phải cẩn thận và đi giày hoặc dép thoải mái. Tuy nhiên đó là một trải nghiệm khá đáng nhớ với phong cảnh ngoạn mục trên đường đi. Bạn có thể cảm nhận được những tán cây xanh tốt cao ngất ngưỡng xung quanh mình và đôi khi có thể bắt gặp khoảnh khắc cuộc sống hàng ngày của người nông dân địa phương.

7. Chùa Giải Oan

Ở trung đường giữa chùa Thiên Trù và động Hương Tích là chùa Giải Oan. Với ý nghĩa là “Ngôi chùa của sự xuất hiện”, ngôi chùa này là nơi mà người dân tin rằng các vị thần có thể thanh lọc tâm hồn, chữa khỏi đau khổ và ban phúc cho những gia đình không con.

Điểm nổi bật của ngôi chùa này là Suối Giải Oan từ chín nguồn chảy ra và Giếng Long Tuyền với làn nước trong xanh tự nhiên.

Có thể đến Chùa Hương Hà Nội bằng phương phương tiện nào?

Có nhiều cách khác nhau để đến chùa Hương từ trung tâm Hà Nội. Bạn có thể chọn đi xe buýt công cộng, đi xe máy hoặc thuê ô tô đến đó.

1. Xe buýt công cộng đến Chùa Hương

Có tuyến xe buýt công cộng số 103 chạy từ Bến xe Mỹ Đình đến chùa Hương và ngược lại. Xe hoạt động từ 5h00 - 8h00 hàng ngày với tần suất 15 phút/chuyến. Về chi phí, không có sự lựa chọn rẻ hơn vì vé chỉ có 9.000đ/vé 1 chiều/người.

Đây là một sự lựa chọn rất kinh tế, tuy nhiên cũng có một số bất tiện như: Mất nhiều thời gian di chuyển, phải chen chúc vào giờ cao điểm và tệ hơn là không tìm được chỗ ngồi

2. Xe máy

Đi xe máy là lựa chọn vô cùng tiện lợi vì bạn có thể tự do chủ động trong chuyến hành trình của mình mà không cần phải chờ đợi. Sau khi tham quan di tích chùa Hương bạn có thể ghé qua các điểm đến khác gần đó để tiết kiệm thời gian cho lịch trình.

3. Thuê xe riêng

Cách an toàn, nhanh chóng và thoải mái nhất để đi từ Hà Nội đến chùa Hương là thuê ô tô riêng. Nếu bạn đi theo nhóm bạn hoặc gia đình hãy lựa chọn thuê ô tô du lịch với tài xế riêng

Cách di chuyển đến Chùa Hương Hà Nội

Từ Hà Nội đi chùa Hương bao nhiêu km? Bạn có thể di chuyển đến đây theo nhiều hướng khác nhau. Dưới đây, Sông Hồng Tourist sẽ đưa ra hai tuyến đường cho bạn tham khảo.

Chùa Hương cách Hà Nội bao xa?

Chùa Hương cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 55km. Đi Chùa Hương từ Hà Nội có nhiều phương tiện di chuyển để bạn lựa chọn như xe máy, ô tô, xe bus,…Tùy theo nhu cầu sử dụng và mục đích chuyến du lịch Chùa Hương của mình bạn có thể lựa chọn loại phương tiện phù hợp nhất. 

Đi qua quốc lộ 21B

Tuyến đường thứ nhất: Qua Quốc lộ 21B, khoảng 55.5 km, đi ô tô hết 1 giờ 39 phút

  • Từ trung tâm Hà Nội, bạn xuất phát theo hướng đường Tôn Đức Thắng về phía Cát Linh. Sau đó, bạn lần lượt rẽ vào các đường Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Thái Hà – Chùa Bộc qua cầu vượt Ngã tư Sở thì nhập vào đường Nguyễn Trãi/QL6.
  • Từ đây, bạn tiếp tục chạy theo đường này đến Shop Hoa Hồng Nhung thì tiếp tục rẽ vào Trần Phú/QL6. Đi được 1.8 km thì bạn rẽ trái tại Vàng bạc Ngọc Quang vào Phùng Hưng/ĐT70A sau đó đi vào Cầu Đen/Tô Hiệu.
  • Từ đường Tô Hiệu bạn lần lượt tiếp tục rẽ vào đường Bà Triệu, Hà Trì, Đa Sỹ, Lê Trọng Tấn Kéo Dài. Đến đây, bạn chạy xe theo hướng đường dẫn đến ĐT427B được khoảng 650 mét thì rẽ phải khoảng 4 km nữa thì rẽ trái là tới Quốc lộ 21B. Từ đường Quốc lộ này, bạn đi khoảng 19.6 km nữa thì vào ĐT76/TL76/Tỉnh lộ 76/Đường tỉnh 76.
  • Đến đây, bạn cứ chạy thẳng đến vòng xuyến tại Đại Đồng thì đi theo lối ra thứ 4 vào Đại Nghĩa/ĐT419.
  • Đi khoảng 10.7 km nữa là đến Hội Xá Hương Sơn.
  • Từ đây, bạn phải xuống xe để di chuyển bằng thuyền để ghé qua chùa Hương.

Đi cao tốc Hà nội - Ninh Bình

Tuyến đường thứ hai: qua ĐCT Hà Nội - Ninh Bình/ĐCT01, khoảng 65 km, đi ô tô hết 1 giờ 27 phút

  • Từ trung tâm Hà Nội, bạn di chuyển theo hướng Xã Đàn và Giải Phóng đến ĐCT Hà Nội - Ninh Bình/ĐCT Pháp Vân - Cầu Giẽ/ĐCT01 tại Hoàng Liệt.
  • Sau đó, bạn đi khoảng 37.1 km đường cao tốc này thì đi theo lối ra về hướng QL38. Qua đonạ này bạn hãy chuẩn bị tiền vì mất phí cầu đường.
  • Từ đây, bạn cứ chạy thẳng Quốc lộ 38 thì rẽ phải vào quôc lộ 21B. Đến đây, bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn như ở tuyến đường thứ nhất là tới được chùa Hương.

Tour du lịch Chùa Hương trọn gói

Nếu bạn có quan tâm tới tour du lịch Chùa Hương Hà Nội trọng gói thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Sông Hồng Tourist chuyên cung cấp dịch vụ du lịch trọn gói đi chùa Hương Hà Nội cho toàn bộ khách hàng. Với lịch trình công khai, giá tour rõ ràng. Quý du khách sẽ có trải nghiệm tốt nhất khi tham gia các tour du lịch mà chúng tôi tổ chức Hiện tour du lịch chùa Hương 1 ngày trọn gói đang được Sông Hồng Tourist triển khai là 599.000vnđ/khách

Xem chi tiết tour chùa Hương 1 ngày tại: //songhongtourist.vn/du-lich-chua-huong-1-ngay.html

Trên đây là thông tin về chùa Hương Hà Nội mà Sông Hồng Tourist đã tổng hợp. Hy vọng qua bài viết bạn đã có đầy đủ thông tin để du lịch chùa Hương khi có nhu cầu.

Leo chùa Hương bao nhiêu km?

13:15-16:30 Khách tham quan toàn cảnh chùa Hương. Khách có thể leo núi [5 km] hoặc đi cáp. Sau đó khách đi thuyền dọc theo suối Yến quay trở lại bến Đục.

chùa Hương bao nhiêu năm?

Chùa Hương có lịch sử từ thế kỷ 15. Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong chiến tranh Đông Dương năm 1947, sau đó được phục dựng lại từ năm 1989 do Hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích Thanh Chân.

Suối Yến chùa Hương sau bao nhiêu?

“Suối Yến cũng chẳng sâu đâu. Đoạn sâu nhất cũng chỉ gần 3m, đoạn nông hơn chỉ chừng 1,8m nên có ngã cũng chỉ bị ướt, chẳng sao”, anh Nguyễn Văn Tuấn, lái đò chở chúng tôi vào thăm chùa Thiên Trù tự tin nói. Nhiều người sau khi tham quan, lễ bái xong ngồi la liệt trên bến Thiên Trù đợi đò về bến Đục…

chùa Hương rộng bao nhiêu?

Quần thể danh thắng Hương Sơn trải trên một diện tích rộng gần 4.000 ha. Giữa vùng non xanh nước biếc này, người xưa dựng lên nhiều ngôi chùa, là nơi tu tập của các nhà sư. Những kiến trúc đẹp nhất được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 và 18.

Chủ Đề