Lịch sử lớp 6 trang 14 luyện tập và vận dụng

Trả lời câu hỏi mục 1, 2 trang 14, 15 Lịch sử 6 KNTT. Giải bài  tập luyện tập vận dụng 1, 2, 3 trang 15 SGK Lịch sử lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 3 Thời gian trong lịch sử – Chương 1 Vì sao phải học lịch sử

Mở đầu

Hãy quan sát tờ lịch bên cạnh và cho biết vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?

Trên tờ lịch ghi hai ngày khác nhau đó là ngày âm và ngày dương. Bởi vì, nước chúng ta là nước phương Đông từ xưa các ngày lễ lớn của dân tộc thường tính theo ngày âm. Tuy nhiên, ngày nay thế giới đang dùng một thứ lịch chung đó là Công lịch cho nên tờ lịch sẽ có hai ngày tháng khác nhau.

1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?

Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?

Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo đúng trình tự của nó.

Để đo đếm thời gian, ta cần biết cách tính. Từ xa xưa, các dân tộc đã sáng tạo ra nhiều cách tính thời gian khác nhau như : đo đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời.

2. Các cách tính thời gian trong lịch sử

Câu 1. Muốn biết năm 2000 TCN cách hiện nay bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào?

Advertisements [Quảng cáo]

Để tính được năm 2000 TCN cách hiện nay bao nhiêu năm ta thực hiện như sau:

+ Với những năm trước công nguyên ta sẽ lấy năm đó cộng với năm hiện tại.

+ Với những năm công nguyên ta sẽ lấy năm hiện tại trừ đi năm đó

Từ đó, ta lấy 2000 năm cộng với 2020 năm thì sẽ được là 4020 năm.

Câu 2. Hãy cho biết các cách tính thời gian trong lịch sử.

Hiện nay, có các cách tính thời gian như sau:

– Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

– Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Luyện tập vận dụng bài 1, 2, 3 trang 15 SGK Lịch sử 6 Kết nối tri thức

Câu 1. Các sự kiện dưới đây cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

–  Khoảng thiên nhiên kỉ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch.

– Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40.

Thiên niên kỉ 3 = 3000 năm+2020= 5020 năm

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 =40+2020= 2060 năm.

Câu 2. Hãy kể tên những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta.

Những ngày nghỉ lễ theo âm lịch của nước ta: Tết Nguyên Đán, Giỗ Tổ Hùng Vương

Những ngày nghỉ dương lịch: Tết Dương lịch, 30/4-1/5, 2/9.

Câu 3. Hãy lựa chọn và sắp xếp những sự kiện quan trọng của cá nhân em trong khoảng năm năm gần đây theo đúng trình tự [có thể thể hiện trên trục thời gian].

Soạn giải bài 5 phần luyện tập và vận dụng trang 14 SGK Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo. Cửa Bắc, một kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội ngày nay. Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khi đánh chiếm thành Hà Nội năm 1882. Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xóa đi những vết đạn pháo đó. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Hình 1.7 Cửa Bắc - Thành cổ Hà Nội

ADSENSE

Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 1

Cửa Bắc, một kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội ngày nay. Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khi đánh chiếm thành Hà Nội năm 1882. Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xóa đi những vết đạn pháo đó. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Hình 1.7.Cửa Bắc – Thành cổ Hà Nội

Phương pháp giải - Xem chi tiết

vận dụng kiến thức thực tế về bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử.

Lời giải chi tiết

Em không đồng ý với ý kiến trùng tu lại Cửa Bắc- Hà Nội

Vì Cửa Bắc – Thành cổ Hà Nội có những vết đạn pháo do thực dân Pháp đánh chiếm để lại năm 1882. Những vết đạn đó chính là tư liệu hiện vật có giá trị lịch sử minh chứng lại quá trình đấu tranh và bảo vệ của nhân dân Hà Nội. Việc trùng tu và xóa bỏ đi những vết đạn pháo đó là chúng ta đang làm mất dần đi những vết tích của lịch sử. 

Chủ Đề