Loài cây nào là biểu tượng của vùng đảo madagascar năm 2024

Đại lộ cây baobab hùng vĩ, có hình dáng kỳ lạ là điểm đến nổi tiếng tại Madagasca. Theo lời của người dân địa phương, cây baobab ở đây có tuổi đời ngót nghét 3.000 năm.

Đại lộ cây baobab nổi tiếng thế giới

6/8 loài baobab trên thế giới chỉ tồn tại và phát triển ở Madagascar, đảo quốc thuộc Ấn Độ Dương. Điều này chỉ ra rằng Madagascar được xem là mảnh đất cội nguồn của loài cây baobab.

Trên quốc đảo này, đại lộ cây baobab được xem là điểm đến hấp dẫn nhiều tín đồ du lịch. Con đường nổi tiếng này nằm phía tây Madagascar, trên một vùng đất rộng lớn với thảm thực vật phong phú và loài baobab linh thiêng sinh trưởng, phát triển trong sự bảo tồn của người dân. Nếu bắt kịp thời cơ, đến đây vào lúc bình minh hay hoàng hôn, du khách sẽ phải trầm trồ trước vẻ đẹp phi thường của tự nhiên.

Theo lời của người dân địa phương, cây baobab có tên là renala, xuất hiện cách đây 3.000 năm trước. Hiện, loài cây độc đáo ở Madagasca đang bị đe dọa do cháy rừng, khai thác rừng, xói mòn đất. Ngoài cái tên “baobab”, loài cây gắn liền với nhiều truyền thuyết này còn có tên gọi khác là “cây mọc ngược”, bởi khi những chiếc lá cuối cùng rụng xuống, những cành cây trơ ra tua tủa như bộ rễ khổng lồ vươn lên trời xanh.

Loài cây trong truyền thuyết

Theo một truyền thuyết nổi tiếng của người châu Phi, trước đây, baobab được tạo ra với hình dáng vô cùng xinh đẹp, có hoa và lá xanh tươi. Do quá tự hào về vẻ đẹp của mình, chúng đi khoe khoang với rất nhiều loài cây khác. Để kiềm chế điều này, Chúa quyết định lộn ngược chúng xuống nhằm che giấu đi phần nào vẻ đẹp đó. Ở miền Bắc Namibia, baobab được xem là loài cây giúp môi trường trong lành.

Tương truyền, những ai gây ô nhiễm cho các vùng đất xung quanh sẽ bị nhốt trong thân cây to lớn. Ở Bostwana [quốc gia thuộc khu vực Nam Phi], những cư dân sống trong rừng tin rằng hoa của cây baobab là nơi trú ẩn của các linh hồn. Người hái hoa sẽ bị sư tử ăn thịt. Ngoài những ý nghĩa tâm linh, cây baobab cũng đem lại nhiều giá trị sử dụng cho đời sống con người. Người dân thường lột vỏ cây lấy sợi bện dây thừng.

Dù bị cắt vỏ, baobab vẫn không chết bởi khả năng tái tạo kỳ diệu của chúng. Trái baobab có thể được chế biến thành nhiều món ăn và thức uống. Lá cây có thể là nguyên liệu nấu ăn hay làm thuốc chữa những bệnh như tiêu chảy, sốt... Để đến đại lộ baobab ở Madagasca, từ thủ đô Antananarivo du khách đi xe bus xuống phía Nam sau đó thuê xe lam đến đại lộ, chi phí đi lại khoảng 55 USD.

Với hình dạng đặc biệt, các cây bao báp nằm trong nhóm thực vật có sức lôi cuốn nhất trên thế giới. Loài cây đặc biệt này sinh trưởng ở Madagascar, thường được gọi là cây "baobab ấm trà".

Phần lớn thời gian trong năm, những cây này trụi lá với thân đặc, phình to và chịu lửa giúp cây trữ nước suốt mùa khô. Một số thân cây baobab có thân to đến mức con người có thể xây nhà ở bên trong.

Nhắc đến cây baobab, người ta sẽ nghĩ ngay đến Đại lộ baobab ở Madagascar với những cây có tuổi thọ lên đến 800 năm tuổi. Ban đầu những cây này nằm trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp, nhưng theo thời gian bị người dân đốn phá lấy đất làm nông nghiệp nên chỉ còn lại một ít baobab với chiều cao khoảng 30 m nằm dọc cả hai bên đường.

Vào năm 2007, đại lộ baobab được đưa vào danh sách bảo vệ cấp quốc gia để biến đại lộ thành biểu tượng quốc gia tại Madagascar.

Du khách thường đến thăm đại lộ vào giai đoạn bao báp trổ bông giữa tháng hai và tháng ba. Thời gian tốt nhất để viếng thăm đại lộ bao báp là vào lúc hoàng hôn và bình minh khi màu sắc và hình bóng của thân cây thay đổi hoàn toàn tạo nên một sự tương phản đẹp mắt.

[iHay] Madagascar quen thuộc với nhiều người nhờ phim hoạt hình cùng tên nổi tiếng. Tuy nhiên, nơi đây còn hấp dẫn du khách nhờ hệ sinh thái độc đáo, đặc biệt đó chính là thủ phủ của những cây baobap khổng lồ gần ngàn năm tuổi đẹp không tì vết.

\>> Thăm 'vương quốc hoa' hải đường ở Hải Phòng

Không chỉ là biểu tượng cho hình ảnh một châu Phi Hùng vĩ, cây baobap còn có nhiều tác dụng như làm đồ mỹ nghệ, vỏ có thể bện dây thừng, quả chín dùng nấu súp, nấu cháo… Dù hình thức quá khổ nhưng đây là hình tượng dịu dàng nhắc nhở bất kì ai khi nhớ về Châu Phi. Bạn tôi sau khi xem bộ hình về cây baobap ở Madagascar nói rằng: “nếu không có những cây baobap, hình ảnh đó khiến người coi tưởng nhầm làng quê đâu đó ở Việt Nam. Những cây khổng lồ này tạo nên một hình ảnh rất đặc trưng của châu Phi”. Tôi cười: “giống như cây Kơ nia của Tây Nguyên, nhìn những cây baobap khiến người ta nghĩ về Châu Phi mà nơi đó thường mường tượng về sự hoang dã và mạnh mẽ”.

Hiện nay, số lượng các cây baobap to và đẹp như ở Madagascar còn rất ít. Người Tanzania và Kenya tranh nhau về nguồn gốc xuất thân của loại cây hùng dũng với thân thẳng tắp vươn lên trời xanh này khi cho rằng quốc gia mình là quê hương của chúng. Các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc cho biết loại cây thuộc họ gạo được trôi dạt đến các quốc gia châu Phi khác từ các quốc gia Đông Phi nhưng chưa xác định quốc gia nào. Chúng có 8 loại, trong đó 6 loại sinh trưởng và phát triển tại Madagascar, 2 loại còn loại sinh trưởng trên lục địa Phi Châu. Bất chấp về sự tranh luận, những người Kenya và Tanzania không thể phủ nhận những cây baobap ở Madagascar là đẹp nhất.

10 tiếng ngồi xe từ thủ đô Antananarivo của Madagascar để đến thành phố Morondava không làm tôi mỏi mệt, ủ rũ, trái lại tinh thần vô cùng phấn khích, hào hứng khi nghĩ về “đại lộ những cây baobap” mà tôi sẽ được ngắm nhìn. Đây là tuyến đường chính mà rất nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới thường đổ về để được một lần ngắm những cây cổ thụ gần ngàn năm tuổi phải đến. Họ đến không chỉ vì tò mò sau khi xem phim, nhiều người đến đây vì khám phá tự nhiên, vì sức sống hoang dại của loại cây cỏ của vùng đất khô cằn.

Sau một ngày dạo biển, chui vô rừng tự nhiên, chiều tà là thời điểm tuyệt nhất để ngắm cây baobap. Tại đây, người ta ưu ái dành hẳn một đại lộ lớn với hàng baobap sừng sững. Anh tài xế cho tôi biết: “thành phố Morondava ở Madagascar có nhiều cây baobap nhất, các thành phố phía Nam vẫn có baobap nhưng ít hơn Morondava, người Madagascar thường gọi Morondava bằng ngôn từ mỹ miều “thành phố của những cây baobap” để tôn vinh chúng. Tất cả quà lưu niệm hay tranh ảnh đều có in biểu tượng của loại cây này”.

Hàng cây cao to từ 25-30 m nằm dọc theo đại lộ. Nhìn từ xa, những cây cao, thẳng với tán lá nhỏ tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà không cần bàn tay của nghệ sĩ nào tô vẽ. Chúng đẹp tự nhiên và đầy sức sống. Người Magagascar xem đại lộ những cây baobap là kì quan thứ 8 của thế giới và trở thành biểu tượng, niềm tự hào của quốc gia này.

Chủ Đề