Lỗi cấm rẽ phải phạt bao nhiêu tiền

Căn cứ Nghị định 100/2019 và Nghị định 123/2021, từ ngày 1/1/2022, tùy vào loại phương tiện mà người điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu cấm rẽ trái, rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu cấm rẽ phải sẽ bị xử phạt. Vậy có phải từ năm 2022 tăng tiền phạt với lỗi vi phạm cấm rẽ phải hay không? Cấm rẽ phải được quy định như thế nào? Mức phạt đối với lỗi vi phạm cấm rẽ phải ra sao? Sau đây CSGT xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Có phải từ năm 2022 tăng tiền phạt với lỗi vi phạm cấm rẽ phải?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định xử phạt hành chính

Những thông tin cần biết về những biển báo cấm rẽ phải

Biển báo cấm rẽ phải

Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 mới do Bộ Giao thông vận tải [GTVT] ban hành [có hiệu lực từ 1-7-2020], trong đó quy định chi tiết về việc cấm rẽ trái, phải và cấm quay đầu xe. Người điều khiển xe phải chấp hành theo quy định của biển báo hiệu.

Số hiệu biển báo: P.123b

Tên biển báo: Cấm rẽ phải

Để báo cấm rẽ phải [theo hướng mũi tên chỉ] ở những vị trí đường giao nhau, đặt biển số biển số P.123b “Cấm rẽ phải”.

[i] Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.

[ii] Biển có hiệu lực cấm các loại xe [cơ giới và thô sơ] rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên.

[iii]Trước khi đặt biển cấm rẽ, cần đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp.

biển báo cấm rẽ phải

Nhận diện biển báo cấm rẽ phải 

Trên biển báo cấm rẽ phải có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen. Có dấu gạch chéo biểu thị ý nghĩa “cấm“.

Chi tiết báo hiệu: Biển báo giao thông để báo cấm rẽ phải [theo hướng mũi tên chỉ] ở những chỗ đường giao nhau. Biển có hiệu lực cấm các loại xe [cơ giới và thô sơ] trừ các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định được rẽ phải.

Cụ thể: Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải [theo hướng mũi tên chỉ] ở những vị trí đường giao nhau phải đặt biển cấm rẽ trái hoặc cấm rẽ phải; biển không có giá trị cấm quay đầu xe. Như vậy, với biển báo 123a, 123b, chỉ cấm các phương tiện được rẽ trái, rẽ phải tại vị trí đặt biển báo nhưng có thể quay đầu.

Với biển cấm rẽ trái dành riêng cho ôtô [P103c] tại Quy chuẩn 41:2019 cũng không tồn tại khái niệm “cấm ôtô rẽ trái thì cấm luôn quay đầu”.

Đối với việc cấm quay đầu xe, quy chuẩn quy định các biển báo cụ thể: Cấm rẽ trái và quay đầu xe, cấm rẽ phải và quay đầu xe, cấm ôtô rẽ trái và quay đầu xe và cấm ôtô rẽ phải và quay đầu xe.

Trong đó, biển 124a cấm tất cả các phương tiện quay đầu; biển 124b cấm ôtô quay đầu; biển 124c cấm tất cả các phương tiện rẽ trái và quay đầu; biển 124d cấm tất cả các phương tiện rẽ phải và quay đầu; biển 124e cấm ôtô rẽ trái và quay đầu; biển 124f cấm ôtô rẽ phải và quay đầu.

Có phải từ năm 2022 tăng tiền phạt với lỗi vi phạm cấm rẽ phải?

Tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, khoản 5 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP [có hiệu lực từ ngày 1/1/2022] đã có quy định riêng về xử phạt đối với hành vi “điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển”.

Trước đây, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP với các hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt về lỗi “không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu”.

Mức phạt vi phạm từ 1/1/2022

Căn cứ Nghị định 100/2019 và Nghị định 123/2021, từ ngày 1/1/2022; tùy vào loại phương tiện mà người điều khiển vi phạm lỗi này sẽ bị xử phạt như sau:

– Đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến một triệu đồng; [trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng].

– Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; [trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng].

– Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến một triệu đồng; [trước đây, chỉ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng].

Căn cứ khoản 4 điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 [được sửa đổi, bổ sung năm 2020], mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Quy định về chuyển hướng khi đang điều khiển phương tiện

Quy định về chuyển hướng xe khi tham gia giao thông đã được quy định tại Điều 15 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

– Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

– Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ; người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ; nhường đường cho các xe đi ngược chiều; và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại; hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

– Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

– Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường; trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm; trong hầm đường bộ; đường cao tốc; tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Có phải từ năm 2022 tăng tiền phạt với lỗi vi phạm cấm rẽ phải?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Chủ Đề