Lực hút mà Trái Đất tác dụng lên vật

Câu 3:

Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu dưới đây?

Trọng lực là lực hút của Trái Đất

Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều hướng về tâm của Trái Đất

Trọng lực tác dụng lên vật còn gọi là khối lượng của vật đó

Độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng lượng

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách [Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều]. Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Trái đất bao la chứa nhiều vạn vật, dù bạn ở bất cứ đâu cực Bắc hay cực Nam thì cũng sẽ không bị văng ra ngoài vũ trụ. Hiểu một cách đơn giản thì Trái Đất đang hút mọi vật xung quanh và lực hút này được gọi là trọng lực. Vậy, trọng lực là gì? Lực hấp dẫn là gì? Công thức tính như nào?….Cùng tìm lời giải đáp qua các thông tin trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nội dung chính Show

Bạn đang xem: Lực hút của trái đất lên các vật gọi là gì

Trọng lực là gì?


Nội dung bài viết

1 Trọng lực là gì? Lực hấp dẫn là gì?- Các khái niệm liên quan2 Công thức tính, đơn vị đo của trọng lực

Trọng lực là gì? Lực hấp dẫn là gì?- Các khái niệm liên quan

Lực là gì?

Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm cho một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc làm ảnh hưởng đến chuyển động, hướng hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân khiến cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó, tới chuyển động có gia tốc, làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai. Hiểu đơn giản, lực là đại lượng vectơ, đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, tạo ra gia tốc cho vật hoặc làm vật biến dạng.

Trọng lực là gì?

Trọng lực là lực hút trái đất tác dụng lên một vật, có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía của trái đất. Trọng lực được xác định bằng cách tính khối lượng của vật với gia tốc tự do tại nơi đặt vật đó. Trọng lực sẽ có phương thẳng đứng và chiều từ hướng về phía trái đất.

Có khá nhiều người nghĩ rằng khái niệm của trọng lượng và trọng lực là một. Điều này là hoàn toàn sai bởi trọng lượng là lực hút của trái đất tác động lên mọi vật để hút vật về hướng trái đất.

Lực thế là gì ?

Lực thế là loại lực mà công của lực đó sinh ra và không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối trong quá trình chuyển động của vật. Trọng lực hay lực hấp dẫn của trái đất tác động lên các vật là lực thế.

Xem thêm: B Tự Luận Câu 1 Vì Sao Lý Thái Tổ Chọn Vùng Đất Đại La Làm Kinh Đô ?

Lực hấp dẫn là gì?

Lực hấp dẫn là gì?

Lực hấp dẫn là lực hút 2 vật về phía nhau, lực làm cho các hành tinh quay xung quanh mặt trời, lực làm cho quả táo rơi xuống đất. Một vật thể có khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn của nó càng mạnh.

Đơn vị đo lực là gì?

Newton [viết tắt là N] là đơn vị đo của lực trong hệ đo lường quốc tế [SI]; được lấy tên của nhà bác học Isaac Newton. Nó là một đơn vị dẫn xuất trong SI nghĩa là nó được định nghĩa từ các đơn vị đo lường cơ bản. Trọng lượng của vật nặng 100 gam là 1 N

Công thức tính, đơn vị đo của trọng lực

Công thức tính trọng lực 

Công thức trọng lực là: P= mg

Trong đó:

m là khối lượng của vật được tính bằng kgg là gia tốc trọng trường của vật, có đơn vị là m/s2 .Khi sử dụng đơn vị là “mét” gia tốc trọng trường trên bề mặt trái đất sẽ là 9.8 m/s2. Đây là đơn vị chuẩn quốc tế và bạn nên sử dụng giá trị này.Nếu bạn phải dùng feet thì giá trị gia tốc trọng trường bạn cần sử dụng 32,2 f/s2 về bản chất giá trị này không thay đổi mà chỉ quy theo feet thay là mét.

Xác định khối lượng của một vật

Chúng ta cần tìm trọng lượng dựa trên khối lượng nghĩa là chúng ta phải biết giá trị của khối lượng. Khối lượng là lượng chất có trong vật thể, được biểu hiện dưới dạng kilogam

Xác định gia tốc trọng trường

Công thức tính gia tốc

Trên bề mặt trái đất, gia tốc g bằng 9,8 m/s2. Tùy vào vị trí trên trái đất mà gia tốc của trọng lực cũng có sự thay đổi nhưng bạn sẽ biết được giá trị này vì trong phần lớn giá trị này thường được nhắc đến trong đề bài.

Gia tốc trọng trường trên mặt trăng sẽ khác với gia tốc trọng trường của trái đất. Gia tốc gây ra bởi trọng lực trên mặt trăng sẽ có giá trị khoảng 1,622 m/s2, tức là khoảng 1/6 giá trị tương ứng trên trái đất. Đó chính là lý do vì sao trọng lượng trên mặt trăng chỉ bằng 1/6 trọng lượng trên trái đất.Gia tốc trọng trường trên mặt trời cũng khác với gia tốc trọng trường của mặt trăng và trái đất. Trên mặt trời, gia tốc gây ra bởi trọng lực sẽ có giá trị vào 274,0 m/s2, gấp khoảng 28 lần trái đất. Vì thế, bạn sẽ nặng hơn 28 lần nếu bạn có thể tồn tại trên mặt trời.

Với các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trọng lực là gì? lực hấp dẫn là gì? cũng như công của trọng lực rồi chứ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp bạn hãy comment dưới bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí hoàn toàn.

Trên mặt đất, dù ta ném lên trời một vật gì, chúng luôn rơi lại mặt đất, cho dù lực ném mạnh đến đâu thì các vật nhiều nhất cũng chỉ đi được một vòng cung, cuối cùng lại rơi xuống đất. Ví dụ bắn viên đạn lên trên không cuối cùng vẫn rơi xuống đất.

Đó là vì Trái Đất có sức hút đối với mọi vật. Bất cứ vật nào quanh ta đều không tránh khỏi sức hút của Trái Đất.

Vệ tinh nhân tạo đã bay ra khỏi Trái Đất, tránh được sức hút của Trái Đất như thế nào? Đó là vì các nhà khoa học đã cho vệ tinh một tốc độ cực lớn. Để trả lời tốc độ thoát được sức hút của Trái Đất cần bao nhiêu, trước hết ta hãy bàn về lực ly tâm. Mọi người đều biết: giữa Trái Đất và Mặt Trăng có lực hấp dẫn. Vậy vì sao Mặt Trăng không rơi vào Trái Đất? Nguyên nhân là ở chỗ khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất đã sản ra một lực ly tâm. Lực ly tâm này đủ để chống lại sức hút của Trái Đất, cho nên Mặt Trăng vẫn bay lơ lửng trên không trung mà không rơi xuống đất.

Vì vậy muốn phóng vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất mà không bị rơi xuống thì phải khiến cho lực ly tâm của nó cân bằng với sức hút của Trái Đất.

Các nhà khoa học đã tính toán, độ lớn nhỏ của lực ly tâm tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ chuyển động tròn. Căn cứ vào đó người ta tính được muốn cho vật thể không rơi vào Trái Đất phải có tốc độ 7,9 km/s, tức là nói nếu vật thể đạt được tốc độ 7,9 km/s thì nó sẽ mãi mãi bay quanh Trái Đất mà không rơi xuống nữa. Ta gọi đó là tốc độ vũ trụ cấp một, cũng tức là tốc độ bay vòng quanh Trái Đất. 7,9 km/s là tốc độ rất lớn. Như ta đã biết âm thanh truyền trong không khí với tốc độ 334 m/s; tàu hoả tiến lên nhanh như vũ bão nhưng mỗi giây chỉ đi được 20 m. Chính vì tốc độ vũ trụ cấp một vô cùng lớn, cho nên trước khi phát minh ra tên lửa hiện đại con người không thể thực hiện được giấc mơ phóng vệ tinh nhân tạo.

Nếu tốc độ của vật thể vượt quá 7,9 km/s thì sẽ như thế nào? Thông qua tính toán và thí nghiệm con người biết được, quỹ đạo chuyển động của vật thể lúc đó không phải là hình tròn nữa mà là hình elip. Tốc độ càng lớn thì hình Elip càng dẹt. Khi tốc độ đạt đến 11,2 km/s hình elip lúc đó sẽ không khép kín nữa, tức là nói vật thể sẽ vượt ra khỏi sự ràng buộc của Trái Đất mà bay vào vũ trụ giữa các vì sao. Cho nên tốc độ 11,2 km/s gọi là tốc độ vũ trụ cấp hai, cũng gọi là tốc độ thoát khỏi sức hút của Trái Đất. Con người muốn bay lên Mặt Trăng hoặc các hành tinh khác thì phải đạt được tốc độ này.

Nhưng vật thể đạt được tốc độ vũ trụ cấp hai vẫn chưa thoát khỏi sự khống chế của Mặt Trời. Nếu muốn du hành ra khỏi hệ Mặt Trời thì phải đạt được tốc độ vũ trụ cấp ba là 16,7 km/s. Vậy tốc độ vượt khỏi hệ Ngân hà là bao nhiêu? Các nhà khoa học đã tính toán trong khoảng 110 – 120 km/s, ta gọi nó là tốc độ vũ trụ cấp bốn. Nó sẽ là mơ ước và mục tiêu để sau này ta du hành trong vũ trụ.

Twitter Facebook LinkedIn

Lực hấp dẫn là một trong 4 lực cơ bản của vật lý. Sau khi trải qua hàng tỷ năm hình thành, Trái Đất có được lực hấp dẫn của nó vào khoảng 9,8 m/s2, tạo điều kiện cho loài người và hàng loạt sinh vật khác tiến hóa và phát triển. Con người với trí tuệ và khoa học đã gọi lực hấp dẫn này là 1 g. Tuy nhiên, ở các hành tinh khác nhau ngay trong Hệ Mặt Trời, các lực hấp dẫn của chúng đã khác nhau đáng kể.

Lực hấp dẫn khiến không thời gian bị uốn cong

Về cơ bản, lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của vật thể. Tất cả mọi thứ từ các ngôi sao, hành tinh cho tới thiên hà hay các hạt hạ nguyên tử, chúng đều có lực hút đối với các đối tượng khác. Tùy thuộc vào kích thước, khối lượng và mật độ vật chất, lực hấp dẫn nó tác động sẽ khác nhau.

Ví dụ, lực hấp dẫn của Trái Đất hiện tại khoảng 9,80665 m/s2. Điều đó có nghĩa là nếu một vật ở trên mặt đất và bị ném lên trên cao, nó sẽ rơi lại với vận tốc được gia tăng 9,8 mét mỗi giây.

Theo định luật Vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton, độ lớn lực hút hấp dẫn giữa hai vật thể được tính bằng công thức F = G [m1m2/r²]. Trong đó, F là độ lớn của lực, m1 và m2 lần lượt là khối lượng của hai vật thể, r là khoảng cách giữa chúng, G là hằng số hấp dẫn [6,674×10-11 Nm2/kg2].

Dựa trên kích thước và khối lượng của cách hành tinh, lực hấp dẫn của chúng có thể được biểu diễn qua đơn vị g cũng như tỷ lệ vật thể tăng tốc khi rơi tự do xuống bề mặt của nó. Vậy kết quả của các phép tính này là bao nhiêu, dưới đây là câu trả lời dành cho bạn:

Sao Thủy

Với một bán kính trung bình vào khoảng 2.440 km và khối lượng 3,30.1023 kg, kích thước của sao Thủy là khoảng 0,383 lần so với Trái Đất, độ nặng chỉ khoảng 0,055 lần. Điều này làm cho sao Thủy trở thành hành tinh nhỏ và nhẹ nhất trong Hệ Mặt Trời.

Tuy nhiên, nhờ có mật độ vật chất cao, khoảng 5,427 g/cm3 so với Trái Đất là 5,514 g/cm3, sao Thủy có lực hấp dẫn trên bề mặt là 3,7 m/s2, tương đương 0,38 g.

Sao Kim

Sao Kim có kích thước tương tự như Trái Đất, điều đó khiến nó thường được gọi là “anh em sinh đôi” với hành tinh của chúng ta. Với một diện tích bề mặt 4,6032.108 km2 , khối lượng 4,8675.1024 kg và mật độ 5,243 g/cm3, kích thước sao Kim tương đương 0,9499 lần Trái Đất, khối lượng đạt 0,815 lần và mật độ khoảng 0,95 lần. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi lực hấp dẫn trên sao Kim rất gần so với Trái Đất: 9,87 m/s2 hay 0,904 g.

Mặt Trăng

Đây là thiên thể ngoài Trái Đất duy nhất mà con người đã từng trải nghiệm lực hấp dẫn trên bề mặt. Điều này được thực hiện bởi các phi hành gia trong sứ mệnh Apollo. Tính toán dựa trên bán kính 1.737 km, khối lượng 7,347.1022 kg và mật độ 3,3464 g/cm3 của Mặt Trăng, lực hấp dẫn của nó là 1,62 m/s2 hay 0,16 g.

Sao Hỏa

Sao Hỏa cũng giống Trái Đất trong nhiều khía cạnh quan trọng. Tuy nhiên, khi nói đến kích thước, khối lượng và mật độ vật chất, sao Hỏa tương đối thua kém. Trên thực tế, bán kính trung bình của nó vào khoảng 3.389 km, tương đương 0,53 lần Trái Đất. Khối lượng sao Hỏa là 6,4171.1023 kg, bằng 0,107 lần Trái Đất. Mật độ vật chất của nó cũng chỉ bằng 0,71 lần hành tinh của chúng ta, con số này là 3,93 g/cm3. Bởi những thông số này, lực hấp dẫn của sao Hỏa khoảng 0,38 g hay 3,711 m/s2.

Sao Mộc

Sao Mộc là hành tinh lớn và nặng nhất trong Hệ Mặt Trời. Bán kính trung bình của nó là 69.911± 6 km, lớn gấp 10,97 lần Trái Đất. Khối lượng sao Mộc là 1,8986.1027 kg, tương đương 317,8 lần Trái Đất. Mặc dù vậy, vì là một hành tinh khí, nó có mật độ vật chất nhẹ hơn vào khoảng 1,326 g/cm3.

Bên cạnh đó, vì là một khối khí khổng lồ, sao Mộc không có một bề mặt thực sự. Nếu ai đó đứng trên nó, đơn giản là họ sẽ chìm và đi xuyên vào lõi rắn của hành tinh. Kết quả là lực hấp dẫn trên sao Mộc [được định nghĩa trên đỉnh đám mây khí] khoảng 24,79 m/s2, tương đương 2,528 g.

Sao Thổ

Cũng giống sao Mộc, sao Thổ là một hành tinh khí khổng lồ và lớn hơn rất nhiều so với Trái Đất. Bán kính của nó khoảng 58.232± 6 km [9,13 lần so với Trái Đất], khối lượng khoảng 5,846.1026 kg [95,15 lần so với Trái Đất]. Sao Thổ có mật độ vật chất là 0,687 g/cm3. Kết quả, lực hấp dẫn trên bề mặt đám mây của nó chỉ nhỉnh hơn Trái Đất một chút, khoảng 10,44 m/s2 hay 1,065 g.

Sao Thiên Vương

Với bán kính trung bình 25.360 km và khối lượng 8,68.1025 kg, sao Thiên Vương có kích thước gấp 4 lần Trái Đất và nặng hơn 14,536 lần. Tuy nhiên, bởi vì lại là một khối khí, nó có mật độ kém Trái Đất khá nhiều, chỉ 1,27 g/cm3. Lực hấp dẫn trên bề mặt khối khí của nó cỡ 8,69 m/s2, tương đương 0,886 g.

Sao Hải Vương

Bán kính trung bình của sao Hải Vương là 24.622± 19 km, với khối lượng 1,0243.1026 kg, sao Hải Vương là hành tinh lớn thứ 4 trong Hệ Mặt Trời. Những thông số này cho thấy, kích thước của nó là 3,86 lần so với hành tinh chúng ta và nặng hơn 17 lần. Mật độ vật chất thấp, khoảng 1,638 g/cm3 lại cho thấy nó là một hành tinh khí. Lực hấp dẫn trên bề mặt khối khí của sao Hải Vương là 11,15 m/s2 hay 1,14 g.

Kết luận

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Như vậy, có thể thấy rằng lực hấp dẫn của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời dao động từ 0,38 g trên sao Thủy và sao Hỏa tới 2,528 g trên sao Mộc. Lực hấp dẫn trên Mặt Trăng còn thấp hơn nữa, 0,1654 g cho phép chúng ta thử nghiệm một số thí nghiệm vui vẻ tương tự môi trường không trọng lực.

Tổ tiên chúng ta và cả nhân loại đã sống hàng triệu năm trong môi trường trọng lực 1 g, vậy có điều gì khác biệt sẽ xảy ra nếu chúng ta sống trên một hành tinh có lực hấp dẫn chỉ bằng một nửa con số? Hiểu được những con số này và tác động của các môi trường trọng lực khác nhau cho phép chúng ta chuẩn bị kỹ càng cho những chuyến du hành vũ trụ, đặc biệt là các sứ mệnh đi vào không gian sâu và đổ bộ hành tinh.

Lực hút mà Trái Đất tác dụng lên vật gọi là gì?

Lực hấp dẫn của Trái Đất Mọi hành tinh [bao gồm cả Trái Đất] được bao quanh bởi trường hấp dẫn của chính nó, có thể được khái niệm hóa với vật lý Newton như tác dụng một lực hấp dẫn lên tất cả các vật thể.

lực hút của Trái Đất như thế nào?

9,807 m/s²Trái Đất / Trọng lựcnull

lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật có phương và chiều như thế nào?

Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất [từ trên xuống dưới].

Chủ Đề