Lưu vực sông của một con sông là gì

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách [Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều]. Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Để nhằm giúp quý độc giả có thể hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả những thông tin  dưới bài viết sau.

Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển, lưu vực sông gồm có lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh.

Định nghĩa trên căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật tài nguyên nước.

Trong đó:

–  Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. [Theo Khoản 9 Điều 2 Luật tài nguyên nước 2012]

– Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. [Theo Khoản 10 Điều 2 Luật tài nguyên nước 2012]

Bên cạnh thông tin trên, Luật Hoàng phi xin gửi đến quý độc giả một số thông tin liên quan đến lưu vực sông dưới đây:

Ngoài định nghĩa về lưu vực sông là gì? sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu thêm về danh mục lưu vực sông, cụ thể như sau:

Danh mục lưu vực sông được quy định tại Điều 7 Luật tài nguyên nước 2012 như sau:

1. Danh mục lưu vực sông […] là căn cứ để thực hiện các nội dung quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông […]

2. Danh mục lưu vực sông bao gồm:

Xem thêm:

a] Lưu vực sông liên tỉnh;

b] Lưu vực sông nội tỉnh.

[…]

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập danh mục lưu vực sông liên tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; lập, ban hành danh mục lưu vực sông nội tỉnh […]

Trong đó:

– Danh mục lưu vực sông liên tỉnh được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 gồm 392 sông, suối liên tỉnh.

– Danh mục lưu vực sông nội tỉnh được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/03/2012 gồm 3.045 sông suối thuộc 63 tỉnh, thành phố trưc thuộc Trung ương.

Chính sách đầu tư phát triển bền vững lưu vực sông được quy định như thế nào?

Chính sách đầu tư phát triển bền vững lưu vực sông được quy định tại Điều 7 Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về Quản lý lưu vực sông như sau:

1. Nhà nước ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững lưu vực sông, bao gồm:

a] Công tác điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; xây dựng Danh bạ dữ liệu môi trường – tài nguyên nước và hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo về môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông;

b] Lập và triển khai thực hiện quy hoạch lưu vực sông, kế hoạch phòng, chống ô nhiễm, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, kế hoạch điều hòa phân bổ nguồn nước và phát triển tài nguyên nước của lưu vực sông.

2. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp nguồn nước trong lưu vực sông, bảo đảm cân đối nguồn nước trên quy mô quốc gia và từng vùng nhằm đáp ứng nhu cầu nước phục vụ cho đời sống dân sinh và phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Xem thêm:

3. Đầu tư phát triển bền vững lưu vực sông là đầu tư phát triển. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước trong lưu vực sông và phòng, chống tác hại do nước gây ra.

4. Mở rộng và thu hút các nguồn vốn quốc tế cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường tài nguyên nước lưu vực sông.

Ví dụ về lưu vực sông

Việt Nam có hệ thống lưu vực sông lớn, trong đó tiêu biểu là:

– Lưu vực Sông Hồng.

– Lưu vực Sông Cửu Long.

Chuyển nước lưu vực sông

1. Việc lập dự án chuyển nước phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a] Chiến lược tài nguyên nước, chiến lược bảo vệ môi trường;

b] Quy hoạch tài nguyên nước các lưu vực sông liên quan; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương và các ngành liên quan đến khai thác, sử dụng nước trên các lưu vực sông;

c] Đánh giá khả năng thực tế của các nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước của cả lưu vực chuyển nước và lưu vực nhận nước;

d] Đánh giá khả năng ảnh hưởng của việc chuyển nước đến việc khai thác, sử dụng nước, duy trì dòng chảy, kiểm soát lũ và tác động đến môi trường sinh thái, đặc biệt trong mùa khô; lợi ích kinh tế của việc chuyển nước;

đ] Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đối với trường hợp dự án chuyển nước có liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.

2. Dự án chuyển nước phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đầu tư.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung liên quan đến lưu vực sông là gì?, ví dụ về lưu vực sông, trường hợp cần thêm thông tin liên quan, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Chủ Đề